Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giúp cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này, tìm hiểu ngay nhé!
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoàn toàn nhưng có thể giúp người bệnh nhận được nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát bệnh tốt hơn. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
Thực phẩm giàu protein
Bị bệnh COPD nên ăn gì? Một trong những triệu chứng chính của COPD là mệt mỏi. Để tăng năng lượng và giảm mệt mỏi, người bệnh nên cung cấp cho cơ thể lượng protein dồi dào giúp cải thiện sức khỏe. Những người mắc bệnh COPD nên bổ sung một ít protein trong mỗi bữa ăn từ nhiều nguồn thực phẩm như trứng, thịt, cá, các loại hạt, đậu Hà Lan,…
Carbohydrate phức hợp
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì? Để hỗ trợ hệ tiêu hóa, người bệnh COPD nên chọn thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp có nhiều chất xơ bao gồm trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, đậu lăng, hạt diêm mạch, yến mạch, khoai tây và lúa mạch. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể tăng chức năng tiêu hóa, đồng thời giúp quản lý lượng đường trong máu tốt hơn.
Trái cây và rau quả
Khi được hỏi “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?”, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bệnh cần ăn đa dạng nhiều loại trái cây và rau quả. Trái cây và rau quả tươi là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và chống viêm.
Một số trái cây và rau củ quả người bệnh nên ăn có thể kể đến như khoai tây, củ cải đường, rau bina, cà rốt, măng tây, chuối, quả việt quất, nho,…
Thực phẩm giàu kali
Kali là một khoáng chất giúp cơ co bóp và dây thần kinh hoạt động. Nếu không có đủ kali, phổi có thể không giãn nở và co bóp bình thường, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về hô hấp. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Người bệnh đừng quên bổ sung thêm một số thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao, chẳng hạn như: bơ, rau lá xanh, cà chua, măng tây, củ cải, khoai tây, chuối, cam,…
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Vitamin D rất quan trọng cho sự hình thành, tăng trưởng của xương. Vai trò chính của chất dinh dưỡng này ở bệnh nhân COPD là ngăn ngừa tình trạng mất chức năng phổi theo thời gian và nếu không đủ vitamin D người bệnh COPD rất dễ bị loãng xương. Thực phẩm giàu vitamin d bạn có thể bổ sung vào thực đơn như: lòng đỏ trứng, cá hồi, cá bơn, hạnh nhân, nước cam,…
Ngoài ra, những người bệnh COPD được chỉ định dùng nhiều corticoid thì nhu cầu hấp thụ canxi sẽ tăng cao. Do đó người bệnh cũng cần bổ sung một số thực phẩm giàu canxi như đậu đen, đậu hà lan, hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, quả sung,…
Các loại chất béo lành mạnh
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Chất béo không bão hòa đơn và đa là những chất béo lành mạnh không chứa cholesterol. Đây là những chất béo có nguồn gốc từ thực vật, có thể giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng gia tăng lượng CO2 trong máu.
Một số thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh bao gồm các loại dầu thực vật (dầu ô liu, dầu bơ, dầu hướng dương, dầu đậu nành), một số loại cá béo (cá thu, cá hồi, cá mòi,…), các loại hạt, quả bơ, rau lá xanh, trứng,…
Người bị tắc nghẽn phổi mãn tính kiêng ăn gì?
Sau khi hiểu rõ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, người bệnh cũng cần quan tâm đến việc phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên tránh:
Đồ chiên
Thực phẩm chiên, rán hoặc nhiều dầu mỡ có thể gây đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, những món ăn chiên rán cũng thường tẩm ướp nhiều gia vị có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến hơi thở của người bệnh. Do đó nếu chưa biết bị tắc nghẽn phổi mãn tính kiêng ăn gì thì người bệnh nên tránh xa đồ chiên rán nhé.
Thực phẩm gây đầy hơi
Một số loại trái cây như táo, mơ, đào, dưa,.. có thể gây đầy hơi ở một số người do carbohydrate lên men. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp cho những người mắc bệnh COPD. Ngoài ra cũng có một số loại rau củ nếu ăn nhiều sẽ gây đầy hơi và chướng bụng ở người bị COPD bao gồm tỏi tây, ngô, hành,…
Các chế phẩm làm từ sữa
Tuy sữa thường được biết đến là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt chứa nhiều canxi và protein nhưng người bệnh COPD nếu tiêu thụ nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ,… sẽ làm cho đờm đặc, cổ họng tắc nghẽn nhiều hơn. Tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sữa một cách điều độ trong chế độ ăn uống của mình để không làm nghiêm trọng tình trạng đờm đặc.
Đồ ăn chế biến sẵn
Tiêu thụ quá nhiều natri hoặc muối sẽ gây giữ nước, có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Theo đó, các loại đồ ăn chế biến sẵn như thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chứa rất nhiều natri, muối, các chất bảo quản,… Vậy nên để đảm bảo sức khỏe thì người bệnh nên tránh ăn những món đồ ăn chế biến sẵn và nên cắt giảm muối tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày.
Thức uống có chứa caffeine
Người mắc bệnh COPD nên tránh uống các loại nước có gas, có cồn và caffeine. Những thức uống này có thể làm chậm nhịp thở, khó khạc ra chất nhầy, dễ gây khó tiêu và tức bụng làm khó thở,… Ngoài ra, rượu bia và thức uống caffeine có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị COPD. Người bệnh cũng nên tránh đồ uống có đường như nước trái cây đóng chai và soda.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị phổi tắc nghẽn mãn tính
Bên cạnh băn khoăn về việc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì và kiêng ăn gì, người bệnh COPD cũng nên lưu ý thêm một số điều quan trọng sau đây trong chế độ ăn uống của của mình:
- Ăn chậm, nhai kỹ, uống sau: Người bệnh COPD có thể cảm thấy khó thở khi ăn, vậy nên hãy cố gắng ăn chậm, nhai từng miếng nhỏ. Người bệnh cũng chỉ nên uống nước vào cuối bữa ăn thay vì uống từng ngụm giữa các miếng ăn để ngăn ngừa đầy hơi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở.
- Ăn trong tư thế ngồi thẳng: Có thể nhiều người không để ý nhưng tư thế ăn cũng là điều mà người bệnh COPD nên lưu ý. Người bệnh nên ngồi ăn trong tư thế lưng thẳng, có thể tựa vào ghế. Tư thế này giúp ngăn ngừa áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.
- Luôn ăn sáng đầy đủ: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên bỏ bữa sáng, ăn đầy đủ dinh dưỡng vào buổi sáng giúp tăng cường năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
- Uống đủ nước: Người bệnh cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, điều này giúp làm loãng các chất nhờn như đờm và dễ loại bỏ hơn khi khạc.
Lời khuyên hữu ích: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể sử dụng máy trợ thở cá nhân tại nhà theo chỉ định từ bác sĩ để nhận đủ oxy cần thiết, duy trì hô hấp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy trợ thở đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy trợ thở Owgels Auto CPAP OGH-520A |
Máy trợ thở mini xách tay Snore Circle Auto CPAP YA50 |
Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA |
Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T |
Xem thêm các mẫu máy trợ thở khác TẠI ĐÂY
Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì và kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe. Chúc bạn thật nhiều niềm vui, dồi dào sức khỏe và cảm ơn bạn đã luôn dành thời gian theo dõi thông tin chia sẻ từ trang tin tức Siêu Thị Y Tế Blog!
Nguồn tham khảo: healthline.com, verywellhealth.com
Xem thêm: