Có nên tắm khi bị sốt? Đây là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn mỗi khi cơ thể mệt mỏi, nóng bức vì sốt cao. Với người lớn đã khó, thì việc trẻ sốt có nên tắm không lại càng khiến nhiều cha mẹ lo lắng hơn.
Thực tế, quan niệm kiêng tắm khi sốt xuất phát từ xưa, nhưng nếu tắm đúng cách và đúng thời điểm, việc này có thể giúp hạ nhiệt nhanh chóng và hỗ trợ phục hồi.
Vậy, sốt có tắm được không? Trẻ bị sốt có nên tắm không? Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn hiểu rõ có nên tắm khi bị sốt không và hướng dẫn cách tắm đúng để giúp bé hạ sốt nhanh chóng, an toàn.
Sốt Là Gì? Vì Sao Cơ Thể Lại Sốt?
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường (thường là trên 37,5°C). Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Khi cơ thể sốt, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang kích hoạt và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để làm chậm quá trình sinh sôi của virus hoặc vi khuẩn. Vùng điều nhiệt trong não sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng lên nhằm tạo ra môi trường bất lợi cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Các nguyên nhân gây sốt phổ biến:
- Nhiễm virus (cảm cúm, sốt xuất huyết, siêu vi)
- Nhiễm khuẩn (viêm họng, viêm phổi; nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường tiết niệu…)
- Bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus…)
- Phản ứng sau tiêm vaccine
- Mọc răng ở trẻ
- Các nguyên nhân khác: sau nắng, sốc nhiệt…

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao để chống lại tác nhân gây bệnh.
Có Nên Tắm Khi Bị Sốt?
Khi bị sốt, cơ thể cảm thấy nóng bức và mệt mỏi, nhiều người thường nghĩ đến việc tắm như một cách để giảm nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, câu hỏi “có nên tắm khi bị sốt?” vẫn khiến không ít người phân vân, đặc biệt khi cơ thể đang yếu và dễ nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ.
Việc có nên tắm khi bị sốt không phụ thuộc vào tình trạng của cơ thể. Nếu tắm đúng cách, tắm có thể giúp giảm sốt và làm bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý các trường hợp cụ thể như sau:
Khi nào nên tắm bị sốt?
Khi cơ thể sốt nhẹ, tắm bằng nước ấm (~36-38°C) giúp làm dịu cơ thể và giảm cảm giác nóng nực. Việc này cũng giúp loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn, từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ ngủ hơn.
Bạn có thể tắm nếu:
- Cơ thể vẫn tỉnh táo, không rét run
- Đổ nhiều mồ hôi, da khó chịu
- Phòng tắm kín gió, nhiệt độ ổn định
- Có người hỗ trợ khi cần (với trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi)

Khi nào nên tắm khi bị sốt?
Khi nào không nên tắm khi bị sốt?
Nếu bạn bị sốt cao kèm theo các triệu chứng như rét run, mệt lả, chóng mặt hoặc cảm giác môi tím tái, việc tắm có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn không nên tắm khi bị sốt.
Không nên tắm nếu:
- Đang sốt cao và run liên tục
- Mới vận động mạnh hoặc vừa ăn no
- Cảm thấy chóng mặt, lạnh người
Giải pháp: Lau người bằng khăn ấm là giải pháp an toàn hơn để làm sạch cơ thể và hỗ trợ hạ sốt nhẹ nhàng.
Đặc biệt: Với trẻ em quá nhỏ hoặc trẻ có bệnh nền đặc biệt, bạn không nên tắm khi trẻ bị sốt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Trẻ Em Có Nên Tắm Khi Bị Sốt?
Khi trẻ bị sốt, nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết “trẻ sốt có nên tắm không?” Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, nên khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao, bé thường ra nhiều mồ hôi và quấy khóc liên tục. Một mặt, việc tắm giúp trẻ sạch sẽ và thoải mái hơn; mặt khác, cha mẹ lại lo ngại việc tắm có thể khiến bé nhiễm lạnh, sốt nặng hơn hoặc thậm chí gây co giật.
Trẻ sốt có nên tắm không? Tại sao?
Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng trẻ bị sốt thì không nên tắm vì lo ngại bé dễ nhiễm lạnh, sốt nặng hơn hoặc lâu khỏi. Tuy nhiên, câu hỏi “có nên tắm khi bị sốt” – đặc biệt với trẻ nhỏ – cần được nhìn nhận đúng cách và dựa trên cơ sở khoa học.
Nếu tắm đúng thời điểm và đúng cách, đây không chỉ là cách làm sạch cơ thể mà còn là phương pháp hạ sốt tự nhiên, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi sốt, cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi, gây ngứa ngáy; nếu không được vệ sinh sạch, trẻ dễ gặp rôm sảy hoặc viêm da. Tắm nhanh bằng nước ấm, trong môi trường kín gió sẽ hỗ trợ bé phục hồi an toàn hơn.

Trẻ em có nên tắm khi bị sốt?
Những trường hợp trẻ bị sốt không nên tắm
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi “trẻ em có nên tắm khi bị sốt” là có, nhưng có một số trường hợp mẹ không nên tắm cho bé:
- Bé bị chốc lở hoặc có tổn thương ngoài da.
- Trẻ vừa tiêm ngừa và cơ thể chưa ổn định.
- Trẻ đang bị nôn ói, tiêu chảy, hoặc cảm lạnh.
- Trẻ đang bị rét run hoặc cảm thấy rất yếu.
- Trẻ vừa ăn no, vì tắm có thể làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
Trong những trường hợp này, mẹ nên tìm các biện pháp thay thế, như lau người bằng khăn ấm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.
Vậy, trẻ em có nên tắm khi bị sốt? Câu trả lời là CÓ, nhưng chỉ bé bị sốt nhẹ, vẫn tỉnh táo, và hợp tác. Việc tắm cho trẻ tắm khi bị sốt cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và giúp bé phục hồi nhanh chóng.
>> Nội dung liên quan:
Hướng Dẫn Cách Tắm Khi Trẻ Bị Sốt Đúng Cách, An Toàn
Trẻ em có nên tắm khi bị sốt không? Tắm là một phương pháp hiệu quả để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, vì não bộ trẻ em còn non yếu và nhạy cảm với nhiệt độ, cha mẹ cần đặc biệt thận trọng khi áp dụng phương pháp này.
Để đảm bảo an toàn, việc tắm cho trẻ cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tắm cho trẻ bị sốt đúng cách:
Bước chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ bị sốt
Để đảm bảo an toàn khi tắm hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho bé vào nước, giúp bé thoải mái và giảm nguy cơ nhiễm lạnh hoặc sốc nhiệt.
- Đảm bảo phòng tắm kín gió, nhiệt độ ổn định, tránh gió lùa.
- Chuẩn bị một chiếc nhiệt kế điện tử có thể đo thân nhiệt của trẻ và đo nhiệt độ nước, đảm bảo nước có nhiệt độ phù hợp.
- Chuẩn bị sẵn khăn mềm, quần áo mỏng, thoáng khí.
- Pha nước ấm khoảng 37°C, thấp hơn thân nhiệt trẻ từ 1-2°C. Ví dụ, nếu trẻ sốt 38,5°C, nước nên ở mức 36,5°C.
- Cởi bỏ quần áo cho bé, đo lại thân nhiệt một lần nữa trước khi tắm để chắc chắn nước đã được điều chỉnh đúng nhiệt độ.

Tắm giúp trẻ nhỏ hạ sốt nhanh, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật
Cách tắm cho trẻ khi bị sốt đúng cách
Sau khi xác định rõ việc có nên tắm khi bị sốt và đảm bảo đủ điều kiện an toàn, cha mẹ nên thực hiện cách tắm cho trẻ khi bị sốt đúng cách, đúng kỹ thuật để hỗ trợ hạ sốt hiệu quả. Việc tắm cho bé nên được tiến hành theo các bước sau:
- Đặt trẻ nhẹ nhàng vào chậu hoặc bồn nước ấm, giúp cơ thể bé làm quen với nhiệt độ nước.
- Dùng tay hoặc ca nhỏ rưới nước từ đầu xuống, tạo cảm giác thư giãn và hỗ trợ làm mát nhẹ nhàng.
- Gội đầu thật nhanh, dùng khăn mềm lau nhẹ các vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Ngay sau đó, lau khô đầu kỹ để tránh bé bị nhiễm lạnh.
- Dùng khăn mềm lau nhẹ toàn thân, chú trọng các vùng cổ, nách, bẹn – nơi dễ tích tụ mồ hôi và vi khuẩn, đặc biệt khi bé đang sốt.
- Không ngâm trẻ quá 10 phút. Tổng thời gian tắm nên ngắn, đủ để làm sạch và giúp hạ nhiệt mà không khiến bé bị mất nhiệt quá mức.
- Sau khi tắm xong, dùng khăn mềm lau khô toàn thân, mặc cho trẻ quần áo mỏng, thoáng mát để cơ thể được thông thoáng và dễ chịu.
Lưu ý:
Nếu trong quá trình tắm, trẻ có biểu hiện run, tím môi hoặc lừ đừ, cha mẹ nên ngừng ngay và chuyển sang lau người bằng khăn ấm để đảm bảo an toàn.

Mẹ nên gội đầu cho bé thật nhanh và lấy khăn mềm lau mặt, má, cổ, tai, gáy
>> Dành cho bạn:
- Top 15+ Cách Hạ Sốt Nhanh Nhất Cho Trẻ An Toàn Tại Nhà
- Uống thuốc hạ sốt mà không hạ: nguyên nhân và cách xử lí
Các Nguyên Tắc Tắm Khi Bị Sốt
Khi đã biết có nên tắm khi bị sốt không và hiểu được cách tắm đúng khi bị sốt, điều quan trọng tiếp theo là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn.
Dưới đây là những nguyên tắc cần tuân theo khi tắm cho cả người lớn và trẻ em khi bị sốt.
Lưu ý chung khi tắm khi bị sốt
Dù là người lớn hay trẻ em, các nguyên tắc sau đều cần được tuân thủ để đảm bảo an toàn khi tắm lúc bị sốt:
- Chỉ nên tắm khi sốt nhẹ (dưới 38.5°C), không có dấu hiệu rét run, choáng váng hoặc mệt lả.
- Sử dụng nước ấm (~36-38°C), không tắm nước lạnh hay quá nóng.
- Tắm nhanh, trong khoảng 5-10 phút, không ngâm mình lâu.
- Tắm trong phòng kín gió, lau khô ngay sau khi tắm.
- Không tắm ngay sau ăn no hoặc sau khi vừa vận động mạnh.
- Nếu đang yếu hoặc có bệnh nền, nên có người hỗ trợ bên cạnh.
Lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh hoặc dưới 6 tuổi, cha mẹ cần hết sức thận trọng khi tắm cho trẻ lúc đang sốt. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn:
- Chỉ tắm khi trẻ sốt nhẹ (dưới 38.5°C), bé vẫn tỉnh táo và hợp tác. Nếu trẻ quá mệt, rét run, li bì; trẻ vừa ăn no hoặc quá đói… Mẹ nên lau người bé bằng khăn ấm thay vì tắm.
- Mẹ chỉ nên tắm cho bé tối đa 5 phút, không được tắm lâu, tránh làm bé lạnh khiến tình trạng sốt trở nặng.
- Tắm cho bé bằng nước ấm (~36-37°C) và luôn kiểm tra nhiệt độ nước, đảm bảo nhiệt độ nước phải thấp hơn thân nhiệt trẻ từ 1-2°C.
- Vào mùa lạnh, mẹ hãy tắm cho trẻ vào buổi sáng từ 9h-11h, buổi chiều từ 15h-17h. Nếu vào mùa hè, thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ bị sốt là buổi sáng từ 8h-10h, buổi chiều 16h-18h.
- Sau khi tắm, lau khô ngay và mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt cho bé.
- Bên cạnh việc tắm cho bé, các mẹ cũng nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
- Mẹ cũng đừng quên cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất khi sốt.
- Đặc biệt, đối với trẻ đã có thể tự tắm thì vẫn phải luôn có người lớn bên cạnh trong suốt quá trình tắm.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có tiền sử co giật khi sốt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm.
Lưu ý: Đặc biệt với trẻ em bị sốt, cha mẹ nên thận trọng hơn. Chỉ nên tắm cho trẻ khi bé sốt nhẹ, vẫn tỉnh táo và hợp tác. Trong các trường hợp khác, hãy ưu tiên lau người và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.

Mẹ chỉ nên tắm tối đa 5 phút cho trẻ nhỏ, không được tắm lâu
Lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt phát ban
Nhiều cha mẹ lo lắng rằng trẻ bị sốt phát ban thì không nên tắm. Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể tắm cho em bé của mình nếu áp dụng đúng cách:
- Dùng nước ấm hoặc nước pha loãng với lá mướp đắng, trà xanh, hoặc vài hạt muối để làm mát và làm sạch da nhẹ nhàng.
- Dùng khăn mềm, ẩm lau từng vùng cơ thể, tránh chà xát vào vùng da đang phát ban.
- Lau khô cơ thể bé ngay sau tắm, thay quần áo sạch và thông thoáng.
- Tránh gió, không để bé lạnh, và không kéo dài thời gian tắm quá 5 phút để hạn chế ban nổi thêm.
Cách Hạ Sốt Nhanh, An Toàn Tại Nhà Kết Hợp Tắm/ Lau Người
Ngoài việc tắm khi bị sốt đúng cách, bạn có thể kết hợp các biện pháp hạ sốt tại nhà để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và cảm thấy thoải mái hơn:
- Lau người bằng khăn ấm nhiều lần trong ngày để làm mát cơ thể một cách nhẹ nhàng.
- Uống nhiều nước, bổ sung oresol để bù lại lượng nước và điện giải mất đi khi sốt.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh gió lạnh và giữ cơ thể ở trong môi trường thoải mái.
- Sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều, theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Ăn nhẹ, bổ sung vitamin và trái cây để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Theo dõi thân nhiệt của bạn hoặc người bệnh mỗi 4-6 giờ để kịp thời xử lý khi cần thiết.
Bằng cách kết hợp những biện pháp này, bạn sẽ giúp cơ thể hạ sốt hiệu quả, tránh các biến chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Mẹo Chăm Sóc Trẻ Khi Bị Sốt Tại Nhà Dành Cho Cha Mẹ
Khi trẻ bị sốt, ngoài việc tắm đúng cách để hạ sốt, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ giúp trẻ nhanh phục hồi. Nhiều bậc phụ huynh vẫn thắc mắc “có nên tắm khi bị sốt?”, câu trả lời là có, nhưng cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số cách chăm sóc khi trẻ sốt:
- Cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều hơn để duy trì sự hydrat hóa và bù lại lượng nước mất đi khi sốt.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu vitamin, giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh chóng.
- Thoa dầu hoặc xoa bóp cho trẻ bằng dầu ô liu hoặc các loại dầu thảo dược nhẹ nhàng để giảm đau và giúp cơ thể trẻ thư giãn.
- Chườm mát cho trẻ bằng khăn ấm hoặc sử dụng chanh, khoai tây để làm mát cơ thể một cách tự nhiên.
- Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử để theo dõi tình trạng sốt của trẻ và điều chỉnh phương pháp chăm sóc khi cần thiết.
Không tự ý áp dụng các mẹo dân gian như tắm nước gừng, đắp chanh, xông lá… nếu không có chỉ định từ chuyên gia. Một số phương pháp truyền miệng có thể gây phản tác dụng nếu dùng sai cách.
Tham khảo các mẫu nhiệt kế đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Nhiệt kế hồng ngoại đo trán Reiwa JXB-183
Giá bán tham khảo: 690.000đ
Nhiệt kế đo trán không tiếp xúc Berrcom JXB-178
Giá bán tham khảo: 299.000đ
Nhiệt kế điện tử đầu dẻo DrKare DK-09
Giá bán tham khảo: 50.000đ
Giải Đáp Nhanh: Có Nên Tắm Khi Bị Sốt Và Các Câu Hỏi Liên Quan
Sốt có được tắm không?
Có thể tắm khi bị sốt nhẹ, nhưng cần chú ý chọn nước ấm (khoảng 36-38°C) và tắm trong phòng kín gió. Tránh tắm khi sốt cao, rét run, hoặc cảm thấy mệt lả vì có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.
Trẻ sốt có nên tắm không?
Trẻ bị sốt vẫn có thể tắm nhanh bằng nước ấm hoặc lau người bằng khăn ấm. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo bé tỉnh táo, không quá mệt, và nhiệt độ nước phải phù hợp để giúp bé cảm thấy dễ chịu mà không gây nguy hiểm.

Trẻ sốt có nên tắm không?
Có nên tắm khi bị sốt xuất huyết?
Tắm khi bị sốt xuất huyết có thể được thực hiện, nhưng rất cẩn thận. Trong giai đoạn này, chỉ nên tắm nhanh bằng nước ấm, không ngâm mình lâu hoặc tắm nước lạnh vì có thể làm tổn thương mao mạch và tăng nguy cơ xuất huyết.
Bé bị sốt có nên tắm không?
Nếu bé sốt nhẹ và tỉnh táo, việc tắm nhanh có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy yếu, rét run hoặc sốt cao, mẹ nên thay bằng việc lau người bằng khăn ấm để đảm bảo an toàn.
Trẻ bị sốt có cần tránh gió?
Khi trẻ bị sốt, cần tránh để bé tiếp xúc với gió. Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, và gió lạnh đột ngột có thể làm tình trạng sốt nghiêm trọng hơn, thậm chí gây co giật. Sau khi tắm hoặc lau người, hãy lau khô bé và mặc đồ thoáng mát, nhưng vẫn đảm bảo giữ ấm cho bé vừa đủ.

Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, do đó trẻ bị sốt cần tránh gió lạnh
Việc tắm khi bị sốt, đặc biệt với trẻ nhỏ, không còn là điều phải kiêng kỵ tuyệt đối như nhiều người từng nghĩ. Quan trọng là hiểu rõ có nên tắm khi bị sốt không, và chăm sóc đúng cách tùy theo tình trạng cụ thể. Khi đã nắm được những lưu ý cần thiết, câu hỏi trẻ sốt có nên tắm không cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã theo dõi cùng Siêu Thị Y Tế. Mong rằng bài viết này sẽ là một phần nhỏ giúp bạn chăm sóc gia đình dễ dàng và an tâm hơn mỗi ngày.