Những người mắc bệnh tràn dịch khớp gối thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó khăn trong vận động, đôi khi không thể đi lại bình thường. Để giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nhiều người áp dụng cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu. Mời bạn tìm hiểu về những cách dùng ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối trong bài viết sau đây!
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không?
Y học cổ truyền cho biết, ngải cứu là loại thảo dược quý có tính ấm, vị cay và đắng. Công dụng của ngải cứu là giúp kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau cơ thể. Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Ngoài chữa tràn dịch khớp gối, ngải cứu còn được chứng minh là có tác dụng trong việc điều trị các bệnh xương khớp khác.
Còn theo y học hiện đại, artemisinin – một hợp chất được tìm thấy trong cây ngải cứu là thành phần chính đem đến tác dụng chống viêm mạnh mẽ cho loại thảo dược này. Nghiên cứu cho thấy artemisinin làm dịu hoạt động của các protein gọi là cytokine giúp kích thích tình trạng viêm. Bằng cách đó, chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thể giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng viêm như đau, đỏ, ấm và sưng.
Kết luận: Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có hiệu quả không? Câu trả lời là CÓ, chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là phương pháp hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhẹ.
Lưu ngay 3 cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đơn giản
Uống nước ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối
Để nhận được nhiều lợi ích từ các hoạt chất và tinh dầu quý từ ngải cứu, uống nước ngải cứu là cách vô cùng hiệu quả và cực đơn giản bạn có thể thực hiện ngay. chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu bằng cách này không chỉ hỗ trợ trị bệnh mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu tươi hoặc 10g lá ngải cứu khô.
+ Rửa sạch ngải cứu, để ráo.
+ Chuẩn bị 500ml nước sạch, cho ngải cứu vào cùng. Đun sôi nồi nước ngải cứu bằng lửa nhỏ trong 30 phút đến khi nước sắc lại còn 1 chén thuốc.
+ Đem nước thuốc ngải cứu chia làm 3 phần, uống hết trong ngày.
Lời khuyên: Bạn nên kiên trì uống nước ngải cứu trong 1 – 2 tháng sẽ thấy khớp gối giảm đau nhức hiệu quả.
Máy massage trị liệu đầu gối Alphay JKAH-1 |
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và muối hạt
Ngải cứu vốn đã có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả. Khi kết hợp cùng muối hạt sẽ nhân đôi hiệu quả chữa bệnh bởi muối hạt có tính sát khuẩn cao.
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu tươi, một ít muối hạt, 1 miếng vải sạch.
+ Rửa và ngâm ngải cứu tươi trong nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo nước.
+ Bắt đầu đem muối hạt đi rang, đến khi muối nóng lên thì cho ngải cứu vào rang cùng.
+ Bạn tiếp tục rang muối hạt và ngải cứu đến khi ngửi được mùi thơm thì có thể tắt bếp.
+ Cho hỗn hợp trên vào tấm vải, để ấm.
+ Chườm hỗn hợp lên vùng bị đau đến khi nguội hoàn toàn.
Lời khuyên: Bạn nên chườm ngải cứu muối hạt lên khớp gối bị đau khoảng chườm 2 – 3 lần/ngày.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và gừng
Gừng từ lâu đã nổi tiếng với công dụng chữa nhiều bệnh nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Do đó bạn có thể kết hợp chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu với gừng sẽ đem đến hiệu quả hơn cả mong đợi.
Cách thực hiện:
+ Rửa sạch, cạo vỏ và đập dập gừng cùng với ngải cứu.
+ Sao hỗn hợp ngải cứu và gừng trên chảo nóng.
+ Cho hết hỗn hợp vào tấm vải sạch, để nguội (tránh để nóng sẽ bị phỏng).
+ Bắt đầu chườm qua lại ở khu vực bị tràn dịch khớp gối.
Lời khuyên: Bạn nên chườm ngải cứu và gừng 2 – 3 lần/ngày để giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.
Một số lưu ý cần biết khi chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu
Mặc dù chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là phương pháp dễ thực hiện, hiệu quả cao, tương đối lành tính nhưng cách chữa bệnh này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ. Những trường hợp nặng, nhất là khi đã xuất hiện những dấu hiệu biến chứng bất thường thì người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Ngoài cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu nêu trên, người bệnh có thể nấu các món ăn với ngải cứu như ngải cứu hấp trứng gà, canh ngải cứu, ngải cứu luộc,… để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn của người bệnh cũng nên bổ sung những thực phẩm chống viêm như trái cây tươi, rau xanh,…
Trong lối sống sinh hoạt thường ngày, người bệnh không nên hút thuốc và uống rượu bia, cần tránh vận động mạnh và khuân vác đồ nặng.
Một số đối tượng không nên áp dụng chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu hoặc khi muốn thực hiện thì cần phải tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ bác sĩ:
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy ngải cứu có thể gây sẩy thai.
+ Người bị động kinh hoặc các rối loạn co giật khác: Ngải cứu có thể làm tăng nguy cơ co giật và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc chống động kinh.
+ Người bệnh thận: Ngải cứu có thể gây độc cho thận và có thể dẫn đến suy thận, đặc biệt ở những người mắc bệnh thận mãn tính.
+ Người bị dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với các loại cây như cúc tây, cỏ phấn hương hoặc cúc vạn thọ, hãy tránh dùng ngải cứu.
+ Người bệnh tim: Nếu bạn dùng Coumadin (warfarin) để điều trị bệnh tim, ngải cứu có thể làm tăng tác dụng làm loãng máu và gây chảy máu.
Máy massage lưng Alphay JKAH-2 |
Siêu Thị Y Tế bật mí đến bạn 3 cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu hiệu quả và dễ thực hiện. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: verywellhealth.com, nhathuoclongchau.com.vn
Xem thêm: