Lá tía tô là loại rau quen thuộc được nhiều người sử dụng để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa một số bệnh. Trong lá tía tô có chứa các chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm nên không ít người dùng lá tía tô trị ho, đau họng, cảm lạnh. Khám phá ngay 3 cách trị ho bằng lá tía tô hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Lá tía tô có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Tía tô thuộc họ bạc hà, có 2 loại chính là lá tía và lá xanh. Lá tía tô thường mọc nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, lá tía tô được dùng nhiều trong các món ăn, thức uống như trà. Ngoài ra, nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như chất béo lành mạnh, protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác nên lá tía tô cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngờ.
Trước khi tìm hiểu những cách dùng lá tía tô trị ho, hãy cùng điểm qua những công dụng tuyệt vời mà loại lá quý này đem lại cho sức khỏe của chúng ta bạn nhé:
Trung hòa cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Chất chống oxy hóa có trong lá tía tô có thể giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng và dễ tích tụ mảng bám. Từ đó giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Giúp giảm căng thẳng, tốt cho não
Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nên lá tía tô còn có tác dụng hữu ích đến các trung tâm dopamine (thường gọi là hormone hạnh phúc) trong não, giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cảm thấy vui vẻ. Ngoài ra, sử dụng lá tía tô cũng giúp tối ưu hóa chức năng não và hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Tăng khả năng miễn dịch
Các hợp chất có trong lá tía tô đã được chứng minh là có tác dụng kích hoạt hoạt động của interferon, giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Theo đó, interferon là nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Giảm khó chịu ở dạ dày
Lá tía tô có chứa flavonoid giúp giảm các khó chịu ở dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, viêm trong dạ dày.
Có thể ngăn ngừa ung thư
Nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, hợp chất luteolin, axit rosmarinic và triterpene nên lá tía tô cũng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngăn ngừa sâu răng
Lá tía tô có chứa rất nhiều luteolin giúp giảm sâu răng. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá tía tô có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong miệng.
Kiểm soát đau và viêm khớp
Axit béo có trong tía tô rất hữu ích, đặc biệt đối với những người thường xuyên bị đau nhức và sưng khớp. Những chất béo có lợi này giúp hỗ trợ khớp, giữ cho xương khớp không bị đau và viêm.
Cải thiện các vấn đề về da
Với tất cả các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và khả năng giúp giữ nhiều nước hơn cho da, sử dụng lá tía tô còn có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa lành phát ban, mụn trứng cá và loại bỏ nếp nhăn.
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì liệu lá tía tô trị ho có hiệu quả không? Khám phá ngay lời giải đáp trong phần tiếp theo bạn nhé.
Lá tía tô trị ho có hiệu quả không?
Y học cổ truyền cho biết, nhờ chất gọi là diệp lục tố nên lá tía tô thường được dùng phổ biến trong Đông y để chữa ho kéo dài, tiêu viêm, long đờm, giải cảm.
Theo y học hiện đại, lá tía tô chứa nhiều quercetin, luteolin, axit alpha-lineolic và axit rosmarinic, tất cả những chất này đều có khả năng làm dịu đường hô hấp bị viêm, tăng dung tích phổi, giảm khó thở. Ngoài ra, tinh dầu trong lá tía tô chiếm khoảng 0,3 – 0,5% cũng có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp giảm sốt, làm dịu các triệu chứng khác của cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, ho.
Vậy lá tía tô trị ho có hiệu quả không? Câu trả lời là CÓ. Đối với hầu hết các triệu chứng ho do viêm nhiễm, tiêu thụ lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm như kháng sinh tự nhiên nên dùng lá tía tô trị ho là lựa chọn an toàn và khá hiệu quả.
Top 3 cách trị ho bằng lá tía tô siêu hiệu quả tại nhà
Uống nước lá tía tô chữa ho
Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô vừa đủ, muối, 2.5l nước lọc, chanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và ngâm lá tía tô trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Đun sôi nước, rồi cho lá tía tô vào. Lúc này bạn cần đậy kín nắp nồi.
- Tiếp tục đun lá tía tô khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội.
- Cho nước lá tía tô vào hủ sạch, thêm vài lát chanh tươi, sau đó đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
- Uống nước lá tía tô 3 lần/ngày, trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: Không nên uống nhiều nước lá tía tô cùng lúc (3 – 4 ly), nên chia thành nhiều lần uống trong ngày. Người hay ra mồ hôi, cảm mạo, người đang mang thai và trẻ nhỏ tốt nhất không nên uống nước lá tía tô.
Cháo tía tô trứng gà trị ho
Ba mẹ có thể thực hiện cách trị ho cho trẻ bằng lá tía tô nấu cháo với trứng gà. Món cháo này rất thơm ngon, dễ ăn và sẽ giúp bé nhanh chóng giảm ho, giải cảm
Nguyên liệu: 10g lá tía tô tươi, 40g gạo tẻ, 2 quả trứng gà.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt nhỏ lá tía tô.
- Nấu gạo tẻ với 300ml nước đến khi thành cháo.
- Cháo nấu chín xong thì đập trứng vào nồi, khuấy đều đến khi cháo sôi lần nữa thì hãy cho lá tía tô vào.
- Nêm gia vị vừa ăn.
- Ba mẹ cho bé ăn khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần không cần ăn quá nhiều mà chỉ cần 1 chén nhỏ là đủ.
Bài thuốc lá tía tô trị ho
Ngoài cách nấu nước và nấu cháo lá tía tô, bạn cũng có thể thực hiện các bài thuốc trị ho với lá tía tô cùng một số nguyên liệu khác. Dưới đây là những bài thuốc lá tía tô trị ho phổ biến:
- Bài thuốc lá tía tô trị ho, khó thở: Đun sôi vỏ của cây dâu tằm và lá tía tô (lượng vừa đủ), đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì uống hết một lần.
- Bài thuốc lá tía tô trị cảm mạo: Sắc 600ml nước với các nguyên liệu gồm lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hổ (liều lượng mỗi vị 2g). Đến khi nước sắc lại còn 200ml thì bạn chia 3 lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc tía tô trị ho nhiều đờm, hen suyễn: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm hạt tía tô, hạt cải thìa, hạt củ cải (liều lượng vừa đủ, bằng nhau). Đem tán bột các nguyên liệu trên rồi trộn đều. Chia làm 3 lần/ngày, uống 9g/ngày.
Một số lưu ý khi dùng lá tía tô trị ho
- Luôn chọn lá tía tô tươi, sạch và rửa kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
- Cách dùng lá tía tô trị ho thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh tình trở nặng và cơn ho kéo dài nhiều ngày không hết thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.
- Trong quá trình sử dụng lá tía tô trị ho, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngừng ngay lập tức.
- Nước lá tía tô cần uống hết trong ngày (sau 24 tiếng chế biến). Uống nước lá tía tô vừa phải, không nên uống quá nhiều tránh bị khó tiêu, chướng bụng.
Gợi ý cho bạn: Người bệnh hen suyễn, viêm phế quản,.. và các bệnh lý hô hấp kèm theo triệu chứng ho có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng máy xông mũi họng tại nhà để vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý hoặc hỗ trợ trị bệnh với các loại thuốc kê đơn được chỉ định.
Xem ngay một số mẫu máy xông khí dung đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy xông khí dung Wellmed AXD-304 |
Máy xông khí dung dạng lưới Wellmed Air Pro II |
Máy xông mũi họng VOFONN AXD-307 |
Xem thêm các mẫu máy xông khí dung mới nhất TẠI ĐÂY
Siêu Thị Y Tế đã chia sẻ đến bạn 3 cách dùng lá tía tô trị ho hiệu quả nhất bạn nên thử áp dụng để giúp giảm các triệu chứng của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi thông tin chia sẻ và chúc bạn luôn khỏe mạnh, ngập tràn niềm vui!
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, nhathuoclongchau.com.vn
Xem thêm: