Yoga là bộ môn tập tốt cho sức khỏe và giúp trí óc minh mẫn, được khuyến khích tập luyện đối với mọi người nhưng liệu giãn tĩnh mạch có nên tập yoga? Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu ngay trong nội dung chia sẻ bên dưới để biết thực sự bị giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được không nhé.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến hiện này, thường thì phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới, người bị béo phì có nguy cao. Bệnh này còn có tên gọi là suy van tĩnh mạch dưới, phán ảnh sự giãn của các van một chiều trong lòng tĩnh mạch. Hệ thống van tĩnh mạch có nhiệm vụ phối hợp dẫn máu từ chân quay trở về tim, các van này bị giãn khiến máu tràn ngược và ứ đọng lại. Do đó gây ra các hiện tượng mệt mỏi, nặng chân, phù chân, chuột rút …
Bệnh giãn tĩnh mạch có được tập yoga không
Yoga là bộ môn tập luyện không chỉ mang lại thể lực tốt, mà còn tốt cho tinh thần. Bộ môn Yoga theo tiếng Phạn là kết hợp, chính vì thế nguồn gốc và trung tâm của bộ môn này là sự phối hợp giữa tinh thần và thể chất. Bộ môn này giúp sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật.
Vậy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không? Khi bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh không nên thực hiện động tác yoga quỳ gập gối, hít sâu, ép bụng và nén hơi lại. Những động tác này không tốt cho tĩnh mạch, vô tình cản trở đường lưu thông của máu trong lòng tĩnh mạch về tim làm cho bệnh thêm nặng hơn, đồng thời tăng các cảm giác đau nhức chân cho người tập.
Tuy nhiên, người bệnh giãn tĩnh mạch có thể tập luyện những bài tập yoga nhẹ nhàng, thư giãn, phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra người bệnh cũng nên mang vớ y khoa mục đích làm khép van tĩnh mạch và phục hồi bơm cơ, giúp bơm máu hiệu quả hơn.
Các bài tập yoga chữa suy giãn tĩnh mạch chân
Sau khi đã biết suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không, bạn có thể tham khảo những bài tập nhẹ nhàng sau đây rất thích hợp cho bệnh giãn tĩnh mạch:
Đạp xe trên không
Đạp xe trên không là bài tập yoga chữa suy giãn tĩnh mạch chân giúp máu lưu thông, giảm mỡ thừa giúp chân săn chắc hơn. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có vấn đề về lưng không nên thực hiện bài tập này.
Cách thực hiện:
- Nằm trên một mặt phẳng, lót thêm thảm để tránh đau lưng.
- Bắt đầu nâng cao hai chân, tiếp tục thực hiện động tác chân như đang đạp xe bình thường.
- Tập 3 lượt, 25 – 30 nhịp/lượt. Giữa các hiệp nghỉ 10 giây.
Xoay cổ chân
Giãn tĩnh mạch có nên tập yoga? Bạn có thể thực hiện động tác xoay cổ chân, đây là bài tập đơn giản giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau chân và ngăn ngừa giãn tĩnh mạch phát triển nặng hơn.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên mặt phẳng mềm mại.
- Sau đó co gối nâng một chân lên ngực, dùng tay ôm lấy đùi của chân đang co.
- Tiếp tục xoay bàn chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 vòng, ngược chiều kim đồng hồ 5 vòng. Thực hiện tương tự với chân còn lại.
- Cố gắng tập ít nhất 15 lần, bạn có thể dừng lại khi chân đau nhức hay khó chịu.
Nhón gót chân
Suy giãn tĩnh mạch chân có tập yoga được không? Bài tập nhón gót chân có tác dụng tăng cường cơ bắp chân, ngăn ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch rất tốt. Nhưng khi thực hiện bài tập này bạn cần giữ cơ thể cân bằng nên cần phải cẩn thận tránh chấn thương.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, từ từ nhón gót chân và dồn trọng tâm vào ngón chân.
- Giữ nguyên tư thế trong 15 giây rồi trở lại tư thế đứng ban đầu.
- Lặp lại bài tập này khoảng 20 lần.
Nâng chân ngang hông
Bài tập nâng chân ngang hông thường hữu ích với người bị suy giãn tĩnh mạch ở cả hông và đùi. Tuy nhiên người bệnh gặp vấn đề về lưng không nên thực hiện động tác này.
Cách thực hiện:
- Nằm trên bề mặt mềm để không bị đau.
- Nằm nghiêng người qua bên phải, tay phải chống tay đỡ đầu.
- Tay trái đặt xuôi theo chân.
- Bắt đầu nâng chân trái lên cao 45 độ. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây rồi mới trở lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện liên tục 15 lần, sau đó đổi qua chân còn lại.
Nâng chân vuông góc
Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không? Bạn có thể thử bài tập nâng chân vuông góc sau đây khá dễ tập.
Cách thực hiện:
- Nằm thẳng người, lưu ý nên nằm trên bề mặt mềm.
- Đặt hai chân thẳng, đặt hai tay xuôi theo chân.
- Từ từ nâng một chân lên vuông góc với bề mặt, có thể dùng tay giữ.
- Giữ nguyên tư thế như vậy tầm 15 giây rồi mới trở về tư thế ban đầu.
- Làm tương tự với chân còn lại.
Lời Khuyên Cho Bệnh Nhân Suy Tĩnh Mạch
- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất xơ không để bị táo bón thường xuyên.
- Mỗi ngày ít nhất cần uống 2 lít nước.
- Phụ nữ hạn chế mang giày cao gót, sử dụng đế giày mềm.
- Quần áo mặc nên thoải mái.
- Vận động bằng cách đi bộ, tập những bài yoga nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Mang vác đồ không quá nặng.
- Nên xoay tròn bàn chân trên gót chân.
- Đã ngồi lâu thì hãy nhón gót thoải mái.
- Kê chân cao khi ngủ.
- Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh gúp co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.
- Hãy mang vớ y khoa mỗi ngày nếu đã bị suy giãn tĩnh mạch.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A |
Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A |
Mong rằng bài viết từ Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn hiểu rõ giãn tĩnh mạch có nên tập yoga hay không. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc thông tin và chúc bạn luôn vui khỏe!
Xem thêm: