Cách theo dõi huyết áp tại nhà để quản lý sức khỏe hiệu quả

753

Các căn bệnh về huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng về mạch máu, tim, não,… Do vậy, việc thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà là rất cần thiết để đảm bảo một sức khỏe tốt. Vậy bạn đã biết cách theo dõi huyết áp tại nhà sao cho hiệu quả và đảm bảo chưa, nếu chưa thì cùng Siêu Thị Y Tế khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần theo dõi huyết áp tại nhà?

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà giúp bạn:

  • Phát hiện sớm các bất thường: Nhận biết sớm các bất thường trong chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng về bệnh cao hoặc hạ huyết áp, phòng tránh được các bệnh lý như tiểu đường, thận. 
  • Điều chỉnh lối sống: Khi chú ý đến huyết áp bạn sẽ có ý thức thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và thói quen sinh hoạt để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị: Nhờ việc theo dõi huyết áp tại nhà, bạn có thể thông báo chính xác về huyết áp với bác sĩ và có căn cứ để đưa ra quyết định điều trị sao cho hiệu quả nhất. 
  • Giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe: Khi đã biết cách tự theo dõi huyết áp giúp bạn giảm thiểu số lần đến cơ sở y tế xếp hàng thăm khám khi không cần thiết, tiết kiệm đồng thời cả thời gian và chi phí. 
Theo dõi huyết áp tại nhà giúp sớm nhận biết các vấn đề bất thường

Theo dõi huyết áp tại nhà giúp sớm nhận biết các vấn đề bất thường

>> Nội dung liên quan:

Đối tượng nào cần theo dõi huyết áp tại nhà

Theo dõi huyết áp tại nhà là một thói quen tốt cho sức khỏe với tất cả mọi người, đặc biệt với những đối tượng sau:

  • Người được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp. 
  • Người bị bệnh cao huyết áp mới bắt đầu dùng thuốc hạ huyết áp để điều trị theo đơn của bác sĩ. Việc thường xuyên theo dõi sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của thuốc để điều trị cho phù hợp. 
  • Người chẩn đoán có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp. 
  • Người đang mang thai, nhất là người tăng huyết áp trong thai kỳ. 
  • Người dễ bị tăng/hạ huyết áp khi gặp bác sĩ thăm khám dẫn đến sai kết quả huyết áp. 
Người được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao/thấp cần theo dõi thường xuyên

Người được chẩn đoán mắc bệnh huyết áp cao/thấp cần theo dõi thường xuyên

Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp tại nhà đúng chuẩn

Để có kết quả đo huyết áp chính xác và đáng tin cậy tại nhà, bạn cần tuân thủ một số quy tắc sau:

Các bước chuẩn bị trước khi đo

  • Chuẩn bị tinh thần: Trước khi đo, bạn nên thư giãn, không tập thể dục, làm việc nặng và tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Tạo không gian yên tĩnh: Chọn nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn để thực hiện đo.
  • Không sử dụng chất kích thích: Tránh uống cà phê, trà, rượu bia hoặc hút thuốc trong vòng 30 phút trước khi đo.
Trước khi đo, bạn nên thư giãn, tránh căng thẳng, lo lắng

Trước khi đo, bạn nên thư giãn, tránh căng thẳng, lo lắng

>> Dành cho bạn:

Thực hiện đo và ghi chép chỉ số huyết áp

  • Tư thế đo: Ngồi thẳng lưng, chân không bắt chéo. Để máy đo huyết áp trên bàn ngang tầm với ngực còn tay thì duỗi thẳng và đặt trên mặt phẳng. Sau đó đặt vòng quấn của máy đo huyết áp nằm lên trên nếp gấp của khuỷu tay. 
  • Thời gian đo: Đo vào cùng một thời điểm ở mỗi ngày để so sánh huyết áp một cách chính xác. Một lưu ý cho bạn là huyết áp ban ngày sẽ cao nhiều hơn so với buổi tối. 
  • Số lần đo: Mỗi lần đo nên thực hiện từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút rồi ghi kết quả trung bình các lần đo vào sổ theo dõi cá nhân để có căn cứ trao đổi với bác sĩ. 
Ngồi thẳng lưng, chân không bắt chéo khi đo huyết áp

Ngồi thẳng lưng, chân không bắt chéo khi đo huyết áp

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp

Kết quả đo huyết áp có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cả về mặt sinh lý lẫn môi trường. Điều này có nghĩa là, cùng một người, nhưng trong những điều kiện khác nhau, có thể cho ra những kết quả đo huyết áp không hoàn toàn giống nhau.

Yếu tố sinh lý:

  • Nhịp tim: Khi tim đập nhanh hơn, huyết áp thường tăng.
  • Thể tích máu: Lượng máu trong cơ thể tăng hoặc giảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp.
  • Độ đàn hồi của mạch máu: Mạch máu cứng hoặc hẹp làm tăng huyết áp.
  • Tuổi tác: Huyết áp thường sẽ tăng theo độ tuổi.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp làm tăng nguy cơ bạn mắc bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe: Các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim mạch có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
Khi tim đập nhanh hơn, huyết áp thường tăng

Khi tim đập nhanh hơn, huyết áp thường tăng

>> Xem Thêm:

Yếu tố môi trường và hành vi:

  • Thức ăn: Ăn mặn, uống nhiều rượu bia, caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp.
  • Hoạt động thể lực: Vận động mạnh làm tăng huyết áp tạm thời.
  • Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh làm tăng huyết áp.
  • Vị trí đo: Việc đo huyết áp ở tay trái hay tay phải, cao hay thấp so với tim có thể cho kết quả khác nhau.
  • Kích thước vòng bít: Vòng bít quá rộng hoặc quá chật đều ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Tư thế: Đo huyết áp khi nằm, ngồi hoặc đứng cũng cho kết quả khác nhau.

Những lưu ý khi theo dõi huyết áp tại nhà

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp chính xác và đáng tin cậy, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi đo huyết áp ít nhất 5-10 phút nên ngồi yên, thư giãn, tránh vận động mạnh, căng thẳng hoặc hút thuốc.
  • Tránh uống cà phê, trà, rượu bia hoặc các chất kích thích khác trong vòng 30 phút trước khi đo.
  • Ngồi thẳng lưng, đặt cánh tay lên bàn, lòng bàn tay hướng lên trên. Đảm bảo vòng bít của máy đo huyết áp vừa khít với cánh tay, không quá chặt hoặc quá lỏng.
  • Nên đo huyết áp ít nhất 2-3 lần mỗi lần đo, cách nhau khoảng 1 phút, sau đó lấy giá trị trung bình.
  • Ghi lại các chỉ số huyết áp vào một cuốn sổ để theo dõi sự thay đổi của huyết áp theo thời gian.
Tránh uống cà phê, các chất kích thích khác trong vòng 30 phút trước khi đo

Ngồi thẳng lưng, đặt cánh tay lên bàn, lòng bàn tay hướng lên trên

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa huyết áp 

Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng may mắn là có nhiều biện pháp để kiểm soát và phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát, phòng ngừa huyết áp hiệu quả bạn nên thực hiện: 

  • Giảm cân với người thừa cân, béo phì để kiểm soát tốt huyết áp. 
  • Tập thể dục thường xuyên và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. 
  • Hạn chế uống các chất kích thích và uống cà phê với lượng vừa phải. 
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài. 
Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa huyết áp 

Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa huyết áp

>> Đặt ngay sản phẩm:

Hy vọng qua bài viết trên của Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc đo huyết áp cũng như cách theo dõi huyết áp tại nhà đơn giản, hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì thì liên hệ ngay với Siêu Thị Y Tế qua Hotline (028) 7309 44 99 – 0985 9999 29 để được giải đáp tận tình nhé!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất