Hướng dẫn cách giảm huyết áp cao khi mang thai cho các bà mẹ

1122

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng tăng huyết áp, một triệu chứng cần được chú ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Trong bài viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc những cách giảm huyết áp cao khi mang thai hiệu quả. Trong đó, để giảm huyết áp cao khi mang thai, các bà mẹ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng. 

Tìm hiểu tình trạng huyết áp cao khi mang thai

Huyết áp cao khi mang thai là một biểu hiện sức khỏe đáng chú ý đối với mẹ bầu. Trong đó, việc nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu phổ biến sẽ giúp xác định tình trạng này kịp thời hơn. 

Nguyên nhân gây huyết áp cao trong thai kỳ

Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp trong thai kỳ thường được biết đến là: 

  • Nếu có bố, mẹ hoặc anh chị em từng gặp phải tình trạng huyết áp cao thì thai phụ cũng có khả năng bị huyết áp cao thai kỳ. 
  • Tăng cân quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng huyết áp cao. 
  • Mẹ bầu có độ tuổi hơn 35 thường tăng nguy cơ bị huyết áp cao. 
  • Chế độ ăn quá giàu natri, mẹ bầu uống rượu, hút thuốc hay sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng gây tình trạng huyết áp cao. 
Huyết áp cao khi mang thai là tình trạng y tế nguy hiểm

Huyết áp cao khi mang thai là tình trạng y tế nguy hiểm

Các dấu hiệu nhận biết phổ biến

Những dấu hiệu huyết áp cao mà các thai phụ thường gặp phải được ghi nhận gồm: 

  • Đau đầu: Là dấu hiệu phổ biến, thường gặp và được coi là xuất hiện sớm nhất. 
  • Mất ngủ: Mẹ bị khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. 
  • Mặt và tay chân bị sưng: Việc sưng phù bất thường các bộ phận cơ thể cũng được coi là dấu hiệu phổ biến. 
  • Buồn nôn, mệt mỏi: Mẹ thường xuyên và liên tục cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn cũng là dấu hiệu thường thấy. 
Mệt mỏi, đau đầu là dấu hiệu phổ biến của huyết áp cao khi mang thai

Mệt mỏi, đau đầu là dấu hiệu phổ biến của huyết áp cao khi mang thai

Những nguy cơ của huyết áp cao đối với mẹ và bé 200

Huyết áp cao không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn tác động đến tình trạng của bé nếu không xử lý kịp thời.

Đối với mẹ

Nếu không kịp thời giảm huyết áp cao khi mang thai, mẹ có thể phải đối mặt với các nguy cơ như: 

  • Tiền sản giật (Preeclampsia): Huyết áp cao thường có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật với nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như suy thận, giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi, thậm chí gây tử vong. 
  • Suy thận: Tình trạng huyết áp cao có thể khiến thận bị ảnh hưởng, từ đó giảm giệu quả lọc và loại bỏ chất độc hại có thể gây hại cho thai nhi. 
  • Thai bất thường: Huyết áp cao sẽ gây ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho bào thai dẫn đến nhiều biến chứng trong quá trình phát triển của thai nhi. 
  • Sinh non cùng các biến chứng khác: Thai phụ bị huyết áp cao có thể phải sinh non, đặc biệt là các trường hợp phải sử dụng đến các phương pháp y tế để kiểm soát. 
Huyết áp cao thai kỳ gây những nguy cơ đáng cảnh báo cho mẹ

Huyết áp cao thai kỳ gây những nguy cơ đáng cảnh báo cho mẹ

Đối với em bé

Thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ bị huyết áp cao: 

  • Thiếu máu: Đây là biến chứng nghiêm trọng, khiến thai nhi không đủ máu và oxy.
  • Sinh non: Bé sẽ phải ra đời khi chưa phát triển đủ hoàn thiện để sống ở môi trường ngoài tử cung. 
  • Chậm phát triển và các vấn đề khác: Thai nhi có thể phát triển không như kỳ vọng, và có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. 
  • Tử vong và biến chứng: Trong khi sinh nếu không thể giảm huyết áp cao khi mang thai cho mẹ. 
Kiểm soát và giảm huyết áp cao khi mang thai kịp thời giúp bảo vệ thai nhi

Kiểm soát và giảm huyết áp cao khi mang thai kịp thời giúp bảo vệ thai nhi

Các phương pháp giảm huyết áp cao khi mang thai

Để giảm huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu và gia đình có thể tham khảo một số phương pháp được Siêu Thị Y Tế giới thiệu sau đây. 

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm huyết áp khi mang thai như thuốc giảm huyết áp, thuốc giúp bổ sung canxi,… Mẹ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và uống thuốc theo đơn để kiểm soát huyết áp trong thai kỳ hiệu quả hơn. 

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Mẹ bầu có thể mua các thiết bị đo huyết áp tại Siêu Thị Y Tế để đo và theo dõi huyết áp tại nhà mỗi ngày. Điều này giúp mẹ kịp thời phát hiện huyết áp cao và thăm khám bác sĩ để được thực hiện thêm các xét nghiệm tăng thêm như siêu âm để bảo vệ bản thân và thai nhi.

Mẹ có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà với các máy đo đơn giản

Mẹ có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà với các máy đo đơn giản

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ nên cân bằng chế độ ăn, hạn chế natri và chất béo bão hòa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, kali và magnesium như cà chua, chuối, lúa mạch, và các loại hạt giúp điều hòa huyết áp như hạnh nhân. 

Chế độ ăn hợp lý và khoa học hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ

Chế độ ăn hợp lý và khoa học hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ

Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Vận động nhẹ và điều độ giúp mẹ bầu lưu thông máu và giảm huyết áp cao khi mang thai. Đi bộ chậm hoặc thực hiện các hoạt động nhẹ khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, hỗ trợ phát triển thai kỳ và giúp việc sinh con dễ dàng hơn. 

Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp tốt hơn

Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp tốt hơn

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng luôn gây hại cho cơ thể và có thể gây nguy cơ khiến mẹ bị huyết áp cao khi mang thai. Do đó, giữ bản thân luôn thoải mái, thư giãn,  tránh quá xúc động hay áp lực là một cách giảm huyết áp cao khi mang thai hiệu quả. Mẹ có thể điều chỉnh cảm xúc với các hoạt động như thiền, yoga, thực hành hít thở hay nghe nhạc,…

Giữ cho tinh thần luôn thư giãn giúp huyết áp được kiểm soát tốt hơn

Giữ cho tinh thần luôn thư giãn giúp huyết áp được kiểm soát tốt hơn

Khi nào cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ?

Trong thai kỳ, mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu huyết áp cao. Đặc biệt, các triệu chứng sau cho thấy tình trạng này đang gây nguy hiểm cho mẹ và bé: 

  • Cảm giác đau đầu ngày càng dữ dội. 
  • Thị lực yếu đi, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng,…
  • Đau vùng phía trên dạ dày
  • Buồn nôn, nôn mửa liên tục
  • Sưng phù mặt, tay chân và các bộ phận khác của cơ thể. 
  • Khó thở
Mẹ cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ giảm huyết áp cao khi mang thai

Mẹ cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ giảm huyết áp cao khi mang thai

Việc kiểm soát huyết áp ổn định trong suốt thai kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng và theo dõi huyết áp tại nhà để kịp thời can thiệp. Hiện nay mẹ có thể tìm thấy những thiết bị đo huyết áp với cách dùng đơn giản và kết quả chính xác dễ dàng tại Siêu Thị Y Tế để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc các mẹ bầu đều mẹ tròn con vuông! 



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất