Trường hợp nào nên sử dụng đèn hồng ngoại để trị liệu?

2712

Sử dụng đèn hồng ngoại chữa bệnh là phương pháp trị liệu hiệu quả, đươc sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay. Vậy những trường hợp nào sử dụng đèn hồng ngoại để điều trị? Dưới đây Siêu Thị Y Tế xin chia sẻ thông tin về những trường hợp nên sử dụng phương pháp trị liệu này.

Tác dụng của đèn hồng ngoại

Đèn hồng ngoại chữa bệnh chủ yếu dựa vào tác dụng nhiệt, nó có tác dụng giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mãn tính như đau thắt lưng, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, đau khớp, đau cơ, đau thần kinh liên sườn… Bên cạnh đó có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại các vết thường, giúp vết thương mau lành, liền sẹo và làm giãn các cơ giúp các kỹ thuật trị liệu như xoa bóp, tập vận động dễ hơn.

tri-lieu-bang-den-hong-ngoai-min

Đèn hồng ngoại điều trị trường hợp nào?

>> Nội dung liên quan:

Những trường hợp nào nên sử dụng đèn hồng ngoại

  • Các bệnh viêm mãn tính như viêm gân, viêm khớp, áp xe, thoái hóa khớp
  • Phù nề do bị chèn ép, viêm, chấn thương
  • Đau do thân kình ngoại vi, đau nông cơ khớp
  • Cơ xẹo xơ dính, tổ chức da, thiếu dưỡng do tuần hoàn không tốt
  • Bị co thắt cơ, cơ tăng trương lực, chuẩn bị cho tập vận động
  • Vết thương chậm liền
  • Các chứng đau mãn tính như đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh liên sường, đau khớp, đau cơ..
  • Những trường hợp cần phải tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong trường hợp vết thương lâu liền, làm nhanh liền sẹo…
  • Làm giãn cơ để giúp các kĩ thuật trị liệu khác như xoa bóp, tập vận động dễ hơn.

Phương pháp trị liệu bằng đèn hồng ngoại

Khi điều trị cho người bệnh ngồi hoặc nằm tư thế thoải mái, đặt đèn ở vị trí an toàn và thuận lợi.  Bạn điều chỉnh khoảng cách đèn hồng ngoại đến vùng da điều trị khoảng 40 cm đến 90cm, chiếu đén vuông góc với da. Kết thúc giờ chiếu, kiểm da vùng da điều trị nếu đỏ đều là được.

Theo các bác sĩ chuyến môn mỗi ngày chiếu 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút là được.

>> Tham khảo thêm:

Hướng dẫn sử dụng đèn hồng ngoại

Khi sử dụng đèn hồng ngoại, bệnh nhân có thể ngồi hoăc nằm, thật thoải mái, đặt đèn ở vị trí thuận lợi nhất. 

  • Khoảng cách từ đèn đến vùng da điều trị từ 40-90cm, sau đó có thể điều chỉnh độ nóng sao cho phù hợp
  • Để đèn vuông góc với da để đạt hiệu quả bức xa nhiệt và tác động tốt nhất đền vùng được chiếu
  • Lưu ý không để đèn quá gân có thể làm bỏng da, mỗi lần chiếu khoảng từ 20- 40 phút, mỗi ngày chiếu 2 đến 3 lần.

tri-lieu-bang-den-hong-ngoai-1-min

Một số lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại

  • Bạn nên sử dụng đèn theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng đèn với phù gian phù hợp, không sử dụng quá nhiều để tránh những biến chứng do sử dụng như bỏng da, khô da ảnh hưởng đến xương.
  • Khi sử dụng tránh tác động của đèn đến mắt.
  • Nếu không may bị bỏng da do sử dụng đèn cần có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thông tin về những trường hợp sử dụng đèn hồng ngoại, cách sử dụng đèn hồng ngoại và một số lưu ý khi sử dụng. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Tham khảo một số loại đèn hồng ngoại sử dụng tại nhà tốt nhất hiện nay tại Siêu Thị Y Tế



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.