Ngày càng nhiều người chọn xông mũi họng ngay tại nhà vì tính tiện lợi. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh máy xông mũi họng để đảm bảo vệ sinh cho bản thân mình? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu các cách vệ sinh đơn giản mà hiệu quả ngay sau đây nhé!
Xông mũi họng bằng khí dung
Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
Hiện có 2 loại máy xông mũi họng:
- Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên;
- Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.
Khả năng hấp thu thuốc khí dung vào máy đạt khoảng 2%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng 3 – 4 tiếng. Vì vậy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí dung 2 – 4 lần/ngày. Tùy theo bệnh đường hô hấp trên hay dưới, tùy loại bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc pha để thực hiện phương pháp khí dung cho phù hợp.
Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị, không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, các loại thuốc cần dùng chưa có bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để kiểm soát hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng kéo dài.
Vì sao cần vệ sinh máy xông mũi họng
Máy xông mũi họng (máy khí dung) là dụng cụ hỗ trợ trong điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp và mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm khí quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…
Không còn quá xa lạ, máy xông mũi họng hiện nay là thiết bị y tế được nhiều gia đình sử dụng tại nhà. Không chỉ dùng trong điều trị bệnh, sử dụng máy xông mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý có tác dụng phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất hiệu quả. Việc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến sự xuất hiện của cặn thuốc, vết ố bám bên trong máy hoặc trong đường dẫn khí. Hơi thở của người bệnh cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi-rút bám trên bề mặt máy. Vì thế, người dùng cần vệ sinh máy xông và bộ phụ kiện thường xuyên để đảm bảo tiệt trùng vi khuẩn, vi-rút, hạn chết tối đa khả năng tái xâm nhiễm ở những lần xông sau.
Vệ sinh máy xông mũi họng sau mỗi lần sử dụng
Sau mỗi lần sử dụng, máy cần được vệ sinh để rửa sạch thuốc còn đọng lại.
Những bộ phận có thể rửa được:
- Bộ xông (đầu bộ phun khí, cốc thuốc)
- Mặt nạ (PVC), ống ngậm
Những bộ phận không thể rửa được:
- Máy nén khí
- Ống dẫn khí
- Bộ lọc khí: Không rửa hoặc giặt miếng lọc. Nếu miếng lọc bị ướt cần thay thế miếng lọc mới.
Nếu trong gia đình có nhiều người sử dụng chung máy xông mũi họng, cần vệ sinh máy cẩn thận sau mỗi lần sử dụng để tránh lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp.
Đọc thêm: Cách pha thuốc khí dung dùng tại nhà.
Khử trùng máy xông mũi họng sau một thời gian sử dụng
Sau một thời gian sử dụng (khoảng 1 tuần), người dùng nên khử trùng các bộ phận để tránh nhiễm vi khuẩn và nấm mốc. Vệ sinh máy xông mũi họng đúng cách vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo độ bền của máy khi sử dụng.
Có 2 cách để vệ sinh máy:
Cách 1: Sử dụng các dung dịch khử trùng
- Ngâm ngập các bộ phận phun khí vào dung dịch khử trùng trong thời gian nhất định.
- Vớt các bộ phận ra và rửa lại bằng nước sạch.
- Để khô sau đó có thể sử dụng.
Cách 2: Luộc các bộ phận để khử trùng
- Cho các bộ phận vào khi nước còn lạnh và đổ ngập nước, luộc với nhiều nước. Luộc sôi từ 10 – 15 phút.
- Sau khi luộc, vớt các bộ phận ra và để khô.
- Chú ý: Không luộc các bộ phận như ống dẫn khí, mặt nạ người lớn, mặt nạ trẻ em, miếng lọc khí và nắp đậy bộ lọc khí.
Một số lưu ý khi vệ sinh máy xông mũi họng
- Nếu thấy có hơi nước đọng lại trong ống dẫn khí, người dùng nên bật công tắc để dồn hết hơi ẩm ra khỏi ống dẫn khí, tránh nhiễm khuẩn. Nếu phía ngoài ống dẫn khí bị bẩn có thể lau bằng khăn mềm ẩm.
- Để khô tự nhiên trong môi trường sạch sẽ, thoáng khí. Không dùng máy sấy tóc để làm khô các bộ phận xông.
- Nếu bộ phận lọc khí đổi màu hoặc đã được sử dụng trung bình lâu hơn 60 ngày, cần thay bộ lọc khí mới.
Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn biết cách vệ sinh máy xông mũi họng nhanh chóng và hiệu quả.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: