5+ Cách trị viêm mũi dị ứng đơn giản và hiệu quả tại nhất

1056

Người bị viêm mũi dị ứng sẽ thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… vô cùng khó chịu. Những triệu chứng này không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống thường ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không biết cách điều trị phù hợp. Tìm hiểu ngay những cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng nhé!

Tổng hợp cách trị viêm mũi dị ứng đơn giản và hiệu quả tại nhất

Tổng hợp cách trị viêm mũi dị ứng đơn giản và hiệu quả tại nhất

Các cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm ảnh hưởng đến đường mũi và màng nhầy, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi sau. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi và lông động vật. Phản ứng thái quá này dẫn đến việc giải phóng các tế bào viêm, chẳng hạn như histamine và tế bào mast gây sưng và kích ứng ở niêm mạc mũi.

Viêm mũi dị ứng gây sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi sau

Viêm mũi dị ứng gây sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi sau

Để chữa viêm mũi dị ứng, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng cách rửa mũi bằng nước muối, giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa trong mũi. Bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý và dung dịch muối tự làm để rửa mũi. Để tự làm nước muối rửa mũi tại nhà, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Trộn 1 muỗng cà phê muối vào 2 ly nước ấm.
  • Sử dụng ống tiêm bóng đèn, đổ một lượng nhỏ dung dịch vào một lỗ mũi.
  • Để dung dịch chảy qua lỗ mũi còn lại.
  • Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy và nước muối sót lại.
  • Lặp lại quá trình ở lỗ mũi còn lại.

Thực hiện cách trị viêm mũi dị ứng này 2 lần/ngày đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa trong mũi

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa trong mũi

Xông mũi điều trị viêm mũi dị ứng

Xông mũi giúp làm loãng chất nhầy dư thừa trong đường mũi để chúng dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Xông mũi cũng rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, đau họng, sổ mũi, chảy nước mũi sau, đau mặt, ngứa mũi, kích ứng hoặc chảy nước mắt và hắt hơi. 

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước rồi đổ vào tô hoặc chậu lớn.
  • Thêm vào một vài giọt tinh dầu như bạc hà, bạch đàn, cây trà hoặc dầu hương thảo.
  • Dùng khăn che đầu và nghiêng người qua.
  • Hít hơi nước bằng hơi thở sâu trong 5 – 10 phút, sau đó xì mũi thật kỹ.

Lặp lại cách trị viêm mũi dị ứng này nhiều lần trong ngày đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất tại nhà là sử dụng máy xông khí dung

Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất tại nhà là sử dụng máy xông khí dung

Một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất tại nhà được bác sĩ khuyến nghị là sử dụng máy xông mũi họng để vệ sinh với nước muối sinh lý và xông mũi họng với thuốc được kê đơn. Máy xông khí dung là thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.

Xem ngay một số mẫu máy xông khí dung đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may xong khi dung wellmed axd 304 av1 3

Máy xông khí dung Wellmed AXD-304
Giá bán tham khảo: 650.000đ

may xong khi dung dang luoi wellmed air pro ii av6

Máy xông khí dung dạng lưới Wellmed Air Pro II
Giá bán tham khảo: 820.000đ

may xong khi dung wellmed cnb69028 avnew11609732682.nv

Máy xông khí dung Wellmed CNB69028
Giá bán tham khảo: 590.000đ

may xong mui hong philips innospire deluxe av5551609908428.nv

Máy xông mũi họng Philips Innospire Deluxe
Giá bán tham khảo: 1.990.000đ + Quà

Xem thêm các mẫu máy xông khí dung mới nhất TẠI ĐÂY

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ

Một nghiên cứu cho biết nghệ có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… nhờ hoạt chất curcumin có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Bạn có thể thêm nghệ vào các món ăn thường ngày, làm sữa nghệ bằng cách cho một ít bột nghệ vào sữa hay uống trà nghệ đều có hiệu quả.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ

Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mật ong

Nghiên cứu cho biết một số thành phần có trong mật ong có thể giúp người bệnh viêm mũi dị ứng cải thiện các triệu chứng như ngứa mũi và hắt hơi. Tiêu thụ mật ong cũng giúp xây dựng khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Bạn có thể pha một muỗng mật ong nguyên chất với nửa ly nước ấm uống hàng ngày cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng và nâng cao sức khỏe tổng thể của mình.

>> Xem thêm: 5 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong hiệu quả tại nhà

Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mật ong

Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mật ong

Dùng giấm táo chữa viêm mũi dị ứng

Giấm táo có thể phá vỡ chất nhầy và hỗ trợ dẫn lưu bạch huyết nhờ đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và giải độc. Tiêu thụ giấm táo đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng. Cách trị viêm mũi dị ứng với giấm táo khá đơn giản, bạn chỉ cần uống một ly nước với một muỗng giấm táo pha loãng và một ít nước cốt chanh tươi sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng.

Tiêu thụ giấm táo đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng

Tiêu thụ giấm táo đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Allicin có nhiều trong tỏi được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, diệt virus gây bệnh, nâng cao đề kháng. Ngoài ra, hoạt chất fitonxit trong tỏi cũng có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, chữa nghẹt mũi và chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng.

Bạn có thể áp dụng một số cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi như sau:

  • Ăn sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày, bất cứ khi nào.
  • Thêm tỏi vào các món ăn thường ngày.
  • Giã nhuyễn tỏi lấy nước cốt, trộn cùng mật ong (tỷ lệ 1:2) rồi dùng bông gòn thấm hỗn hợp này. Nhẹ nhàng nhét vào trong mũi khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch mũi lại với nước muối sinh lý.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Bổ sung thực phẩm giàu quercetin: Quercetin là một chất chống oxy hóa polyphenol giúp giảm nghẹt mũi nhờ khả năng làm dịu đường hô hấp. Quercetin có nhiều trong các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng), hành tây, hẹ tây, trà xanh và trái cây họ cam quýt.
  • Bổ sung cá: Tiêu thụ cá cũng có thể làm thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm và phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu cho biết axit béo có trong cá giúp làm giảm sự co thắt của đường hô hấp do viêm mũi dị ứng gây ra. Bạn có thể ăn cá thu, cá hồi, cá mòi,… giàu axit béo tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung vitamin C: Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn cần giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Cố gắng ăn thêm cam, chanh, bông cải xanh, kiwi, khoai tây, dâu tây, bưởi, cà chua, rau mầm, ớt chuông,… vào các bữa ăn để tăng cường vitamin C chống lại viêm mũi dị ứng.
Người bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C

Người bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C

  • Bổ sung men vi sinh: Probiotic là “vi khuẩn tốt” có lợi sống bên trong đường tiêu hóa, giúp bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng, vi rút, dị ứng. Nghiên cứu cho thấy men vi sinh có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bạn nên ăn thêm sữa chua để bổ sung men vi sinh cho cơ thể.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có khả năng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, tăng cường chức năng hô hấp và cải thiện sức khỏe. Một số thực phẩm giàu kẽm mà người bệnh nên thêm vào bữa ăn hàng ngày như hàu, sò, hến, hạt, trứng, sữa…
Ăn thực phẩm giàu kẽm làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và cải thiện hô hấp

Ăn thực phẩm giàu kẽm làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và cải thiện hô hấp

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

Ngoài những cách trị viêm mũi dị ứng tự nhiên kể trên, bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bạn sử dụng một số loại thuốc để trị viêm mũi dị ứng:

  • Thuốc xịt corticosteroid mũi là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Để đạt được hiệu quả như mong muốn thì bạn cần sử dụng hàng ngày và có thể mất từ ​​2 tuần trở lên sử dụng đều đặn để các triệu chứng được cải thiện.
  • Thuốc xịt mũi kháng histamine cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng. 
  • Thuốc kháng histamine dưới dạng thuốc viên, viên nang hoặc thuốc dạng lỏng. 
  • Thuốc thông mũi là loại thuốc giúp giảm sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Loại thuốc này có dạng thuốc viên, thuốc lỏng, viên nang hoặc thuốc xịt mũi. 
Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc xịt corticosteroid mũi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc xịt corticosteroid mũi

Bạn nên đi khám bác sĩ để điều trị bệnh tốt nhất

Mặc dù cách trị viêm mũi dị ứng áp dụng tại nhà có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng, nhưng điều quan trọng là bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để được điều trị bệnh hiệu quả nhất, đặc biệt là khi:

  • Các triệu chứng như hắt xì liên tục; ngứa ở mắt, mũi, cổ; chảy nhiều nước mũi hoặc nghẹt mũi; ho kéo dài,… trở nên nghiêm trọng đến mức cản trở hoạt động hàng ngày hoặc gây khó thở.
  • Các triệu chứng dai dẳng hoặc trầm trọng hơn mặc dù đã thử các cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà.
Người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất

Người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất

Trên đây là tổng hợp những cách trị viêm mũi dị ứng tốt nhất được nhiều người thực hiện tại nhà. Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: medlineplus.gov, emedihealth.com 

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.