Viêm phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

322

Viêm phế quản là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi. Hiện nay bệnh viêm phế quản ngày càng trở nên phổ biến hơn với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng viêm phế quản cũng như cách điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!

Viêm phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp dẫn vào phổi. Khi đường thở (khí quản và phế quản) bị kích thích, chúng sưng lên và chứa đầy chất nhầy gây ho. Cơn ho có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Đây là biểu hiện viêm phế quản phổ biến nhất.

Viêm phế quản có 2 loại gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính:

+ Viêm phế quản cấp tính: Do nhiễm virus và tự khỏi sau vài tuần. Hầu hết mọi người không cần điều trị viêm phế quản cấp tính.

+ Viêm phế quản mãn tính: Gây ra ho dai dẳng, có đờm kéo dài 3 tháng mỗi năm trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Viêm phế quản mãn tính làm giảm lượng không khí đến phổi được coi là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Bệnh viêm phế quản có 2 loại gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản có 2 loại gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính

Một số nguyên nhân viêm phế quản thường gặp

Viêm phế quản do đâu? Phần lớn, viêm phế quản là do virus gây ra. Virus có thể lây lan qua không khí khi người bệnh ho. Bạn cũng có thể nhiễm virus này nếu chạm vào bề mặt có virus trên đó rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Đôi khi viêm phế quản có thể do nhiễm vi khuẩn. Bệnh có thể xảy ra do tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí. Còn nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính thường do tình trạng viêm niêm mạc phế quản lặp lại liên tục trong thời gian dài. 

Những người có nguy cơ cao bị viêm phế quản bao gồm: người cao tuổi; trẻ nhỏ; những người hít phải hóa chất gây kích ứng; người thường xuyên hút thuốc; những người mắc bệnh phổi như hen suyễn; người có khả năng miễn dịch kém; người chưa được chủng ngừa cúm, bệnh phế cầu khuẩn hoặc ho gà.

Trẻ nhỏ thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị viêm phế quản

Trẻ nhỏ thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị viêm phế quản

Những triệu chứng viêm phế quản

Người bị viêm phế quản sẽ bị ho (ho khan hoặc có đờm). Cơn ho có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần ở những người bị viêm phế quản cấp tính.

Các triệu chứng khác của viêm phế quản phổi có thể bao gồm: thở khò khè, cảm thấy khó thở, khó chịu hoặc đau ngực (do ho thường xuyên), nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau đầu, sốt, nhức mỏi và đau nhức, mệt mỏi,…

Người bị viêm phế quản cấp tính sẽ bị ho có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần

Người bị viêm phế quản cấp tính sẽ bị ho có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần

Viêm phế quản có lây không?

Virus gây viêm phế quản có thể lây truyền từ người sang người theo cách thông thường là thông qua các giọt bắn ra khi người bị viêm phế quản cấp tính ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus cũng có thể lây lan qua khi người không bị bệnh tiếp xúc với bề mặt hoặc đồ vật như tay nắm cửa hoặc công tắc đèn có virus trên đó và sau đó chạm vào mắt, miệng hoặc mũi của chính mình, lúc này virus sẽ xâm nhập vào cơ thể.

Người bệnh có khả năng lây nhiễm bao lâu sau khi bị viêm phế quản tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra bệnh, mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bị bệnh. Thông thường, người bệnh có khả năng lây nhiễm trong vài ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu nhiễm trùng là do vi khuẩn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm sau 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Viêm phế quản có lây không? Virus có thể lây qua các giọt bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi

Viêm phế quản có lây không? Virus có thể lây qua các giọt bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi

Biến chứng của bệnh viêm phế quản

Một số người bệnh như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nhiều khả năng bị biến chứng do viêm phế quản cấp tính hơn những người khác. Các biến chứng bao gồm viêm phổi, suy hô hấp.

Những người bị viêm phế quản mãn tính có nguy cơ cao bị biến chứng bao gồm suy giảm chức năng phổi và khó thở. Viêm phế quản mãn tính có thể làm tổn thương lớp nhầy của ống phế quản, khiến cơn ho trở nên trầm trọng hơn. Sự kích thích đó có thể dẫn đến viêm và sản xuất chất nhầy dư thừa làm tắc nghẽn đường thở. Viêm phế quản mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD và bệnh tim.

Người bị viêm phế quản mãn tính có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng phổi

Người bị viêm phế quản mãn tính có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng phổi

Cách điều trị viêm phế quản

Điều trị y tế bằng thuốc

Thuốc kháng sinh: Điều trị viêm phế quản cấp tính do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc cho những người mắc các bệnh về phổi khác khiến họ có nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn.

Thuốc giãn phế quản: Giúp mở phế quản, có thể được sử dụng trong thời gian ngắn để mở đường thở và giảm thở khò khè.

Corticosteroid dạng ống hít: Giúp người bệnh hết ho, giảm viêm và làm cho đường thở ít phản ứng.

Thuốc ho: Nếu người bệnh bị ho nghiêm trọng đến mức không ngủ được thì có thể phải cần sử dụng tới thuốc giảm ho.

Một số loại thuốc khác: Nếu cúm gây viêm phế quản, điều trị bằng thuốc kháng virus có thể hữu ích. Thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Trẻ bị viêm phế quản không nên dùng aspirin mà nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp do nhiễm trùng vi khuẩn

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp do nhiễm trùng vi khuẩn

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Xông hơi: Hít hơi nước giúp làm lỏng chất nhầy tiết ra trong phổi. Bạn chỉ cần cúi xuống một bát nước nóng, trùm khăn lên đầu và hít hơi nước. ó thể thêm thảo dược, dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà,… theo ý thích của bạn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp giữ ẩm không khí, làm loãng đờm, giảm ho và khó thở.

Uống đủ nước: Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly/ngày có thể giúp giảm tắc nghẽn và tốt cho sức khỏe tổng thể.

Hạn chế (hoặc tránh) caffeine và rượu: Những loại đồ uống này hoạt động như thuốc lợi tiểu và dẫn đến mất nước.

Duy trì vận động: Tập thể dục giúp tăng cường khả năng miễn dịch và thanh lọc đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy. Tuy nhiên, bạn nên chọn tập luyện với cường độ nhẹ hoặc trung bình.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Rửa sạch mũi 2 lần/ngày với bình xịt mũi hoặc bình neti giúp làm lỏng chất nhầy đặc và thông đường mũi bị tắc để dễ thở. Bạn có thể tham khảo sử dụng máy xông khí dung với nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hoặc dùng với thuốc điều trị viêm phế quản dạng lỏng kê đơn từ bác sĩ để điều trị bệnh tại nhà.

Sử dụng máy xông khí dung giúp vệ sinh mũi họng, điều trị viêm phế quản

Sử dụng máy xông khí dung giúp vệ sinh mũi họng, điều trị viêm phế quản

may xong khi dung wellmed axd 304 av1 3

Máy xông khí dung Wellmed AXD-304
Giá bán tham khảo: 650.000đ

Khi nào cần đến gặp bác sĩ vì viêm phế quản?

Viêm phế quản cấp tính thường tự khỏi. Nếu bạn bị ho kéo dài hơn 2 đến 3 tuần hoặc trở nên trầm trọng thì bạn cần đến thăm khám với bác sĩ ngay để tránh gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là khi bạn có các dấu hiệu sau:

+ Sốt nhẹ kéo dài 3 ngày trở lên.

+ Đau ngực.

+ Ho ra máu.

+ Có bệnh mãn tính tiềm ẩn (bệnh tim, bệnh phổi,…)

+ Sốt cao hoặc ớn lạnh.

+ Hụt hơi.

+ Chất nhầy đặc, màu xanh vàng, có mùi hôi.

Viêm phế quản mãn tính là một tình trạng sức khỏe lâu dài cần được quản lý liên tục. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc các biến chứng bắt đầu xuất hiện.

Nếu bạn bị ho kéo dài hơn 2 - 3 tuần hoặc trở nặng thì bạn cần đến thăm khám với bác sĩ

Nếu bạn bị ho kéo dài hơn 2 – 3 tuần hoặc trở nặng thì bạn cần đến thăm khám với bác sĩ

Cách ngăn ngừa bệnh viêm phế quản

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc viêm phế quản là tránh bị bệnh do virus và các nguyên nhân gây kích ứng phổi khác, bao gồm:

+ Cố gắng tránh ở gần người có thể bị bệnh.

+ Tránh khói thuốc và các chất kích thích khác.

+ Nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng, hãy tránh mọi tác nhân có thể kích ứng bao gồm vật nuôi, bụi, phấn hoa,…

+ Dùng máy tạo độ ẩm để tạo không khí ẩm, làm giảm khả năng gây kích ứng phổi do không khí khô gây ra.

+ Ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn.

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng có chứa cồn.

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về viêm phế quản – bệnh lý hô hấp ngày càng phổ biến với mọi đối tượng. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm đón đọc!

Xem thêm:

may xong khi dung wellmed cnb69028 avnew11609732682.nv

Máy xông khí dung Wellmed CNB69028
Giá bán tham khảo: 760.000đ

may xong khi dung dang luoi wellmed air pro ii av6

Máy xông khí dung dạng lưới Wellmed Air Pro II
Giá bán tham khảo: 960.000đ



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!