Vì sao khi mắc bệnh thận thì huyết áp lại tăng cao

979

Huyết áp cao có thể chia làm 2 loại nguyên phát và thứ phát. Y học gọi cao huyết áp không rõ nguyên nhân thì gọi là cao huyết áp nguyên phát.

Còn đối với cao huyết áp thứ phát là chỉ chứng cao huyết áp do các bệnh khác dẫn tới hay còn gọi là cao huyết áp mang tính triệu chứng.

Xem thêm bài đo huyết áp vào lúc nào là tốt nhất

Nguy cơ tăng huyết áp đối với bệnh thận

Theo như thống kê những ca huyết áp thứ phát ở người trưởng thành, tỷ lệ cao huyết áp do bệnh thận là cao nhất, khoảng 10-15%, thậm chí có thể lên tới 25%.

Do đó nguyên nhân của chứng cao huyết áp do bệnh thận rất nhiều, hầu như mỗi một loại bệnh thận và thực chất đều có thể dẫn tới cao huyết áp.

Cơ hội phát sinh cao huyết áp do bệnh thận có liên quan nhiều tới tính chất của bệnh thận, mức độ thiếu máu của thận, phạm vi biến đổi bệnh lý của thận và những tổn thương chức năng của tiểu cầu thận.

Viêm thận cấp hay mãn tính, viêm bể thận mãn tính, thận đa nang, kết hạch ở thận, thận tích nước, viêm thận dẫn tới liệt dương cùng với khó cương cứng,

đều do bệnh lý biến đổi rộng và kèm theo biến đổi bệnh lý ở mạch máu thận hoặc do thận thiếu máu rõ rệt, những nguyên nhân này đều có dẫn tới cao huyết áp do thận.

xo-vua-dong-mach-va-tang-huyet-ap

Hình ảnh: Bệnh tăng huyết áp

Bệnh thận khiến huyết áp có thể tăng là do ảnh hưởng của renin. Đối với người bình thường, renin tiết ra từ thận luôn vừa đủ, do vậy không dẫn đến tình trạng huyết áp tăng.

Khi thận, mạch máu thận biến đổi do bệnh thì lượng renin tiết ra sẽ tăng nhanh, khiến những động mạch nhỏ toàn thân co rút, trở lực tại các động mạch nhỏ gia tăng từ đây đến chứng cao huyết áp không còn bao xa nữa. Mức độ và thời gian tăng của bệnh cao huyết áp có liên quan đến những biến đổi của thận.

Viêm thận cấp tính sẽ khiến mạch máu có thể xuất hiện tình trạng co thắt, nhưng thời gian lại ngắn, sau đó hết dần theo sự mất đi của chứng viêm cấp tính, huyết áp lại trở về bình thường.

Viêm thận mãn tính lại do huyết áp tăng cao trong thời kỳ dài khiến động mạch nhỏ toàn thân và đặc biệt là thành động mạch vào tiểu cầu thận dày lên, tiết diện mạch máu trở nên hẹp, thậm chí có chỗ bị tắc, huyết áp sẽ tăng cao trong thời gian dài và thường xuyên.

Khi có bệnh thận, việc bài tiết các chất chống tăng áp giảm xuống cũng là một nguyên nhân.

Tham khảo bài viết Vì sao đã dùng thuốc giảm huyết áp mà vẫn bị chóng mặt?

Khi có biến đổi bệnh lí về thận, thì tiền liệt tố giảm thiểu tiết xuất, nhưng renin lại tăng tiết xuất cực độ và mất sự cân bằng giữa tiền liệt tố và renin đã khiến huyết áp tăng cao.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.