Vì sao đã dùng thuốc giảm huyết áp mà vẫn bị chóng mặt?

5176

Huyết áp cao đang ở mức báo động, tuy nhiên chỉ có khoảng 35% người bị huyết áp cao kiểm soát được nó. Nếu huyết áp cao không được kiểm soát tốt sẽ gây tổn hại cho động mạch và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não, tai biến mạch máu não.

Khi nào thì bệnh nhân huyết áp cao nên dùng thuốc?

Huyết áp cao khi chỉ số huyết áp của bạn 140/90 mmHg trở lên. Khi huyết áp từ 160/100 mmHg trở lên thì người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Người bị huyết áp cao tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, dùng thuốc theo đơn của người khác, dùng thuốc ngắt quãng, tự ý tăng giảm liều thuốc… mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

>> Xem thêm: Bị Bệnh Cao Huyết Áp Uống Thuốc Gì?

Khi nào thì bệnh nhân huyết áp cao nên dùng thuốc?

Khi nào thì bệnh nhân huyết áp cao nên dùng thuốc?

Chỉ dùng thuốc hạ huyết áp hàng ngày  chưa đủ

Việc dùng thuốc hạ huyết áp giúp giảm huyết áp nhanh nhưng không có tác dụng ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, nếu sử dụng lâu dài và thường xuyên các loại thuốc hạ huyết áp tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng: một số loại thuốc tác dụng mạnh thường gây hạ huyết áp quá mức và quá nhanh, gây choáng váng, khó đứng vững do xây xẩm mặt mày, nhiều trường hợp bị ngất xỉu, đây được gọi là hạ huyết áp thế đứng. Đặc biệt người già cần cẩn thận té ngã gây chấn thương vùng đầu, cổ…
  • Suy giảm chức năng thận: Một số thuốc hạ huyết áp khi sử dụng lâu dài sẽ làm tăng ure huyết và creatinin huyết, có thể gây ra các bệnh về thận, suy thận trầm trọng hơn.
  • Suy giảm chức năng gan, mật: tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp cũng có thể gây rối loạn chức năng của gan, mật như làm tăng men gan, viêm gan, suy gan… Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vàng da, suy nhược cơ thể…
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Các thuốc này thường tác động trực tiếp đến dạ dày, ruột. Nhiều trường hợp thuốc sử dụng lâu gây ợ hơi, nhất là kích thích thành mạch dạ dày, đau dạ dày.
  • Ho khan kéo dài: Thuốc hạ huyết áp có thể gây ho khan, ho dữ dội, có thể ho kéo dài và ho nhiều về đêm. Nhiều người bệnh cao huyết áp còn bị ho nhiều phải uống thêm thuốc ho, thuốc kháng viêm…
  • Rối loạn cương dương: Tình trạng này là do thuốc hạ huyết áp thường làm giảm áp lực máu bơm vào thể hang khiến bộ phận sinh dục nam không thể cương cứng được hoặc rối loạn, ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục

>> Thường xuyên theo dõi các chỉ số huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp 

Tại sao dùng thuốc giảm huyết áp hàng ngày nhưng vẫn có các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn?

Tại sao dùng thuốc giảm huyết áp hàng ngày

Tại sao dùng thuốc giảm huyết áp hàng ngày

Huyết áp cao gây áp lực lên thành mạch máu làm cho thành động mạch bị kéo căng hơn so với bình thường, cùng với thời gian và tuổi tác, gây tổn thương các tế bào nội mạc, một lớp có cấu trúc tinh tế của tất cả các động mạch. Nội mạc khỏe mạnh luôn hoạt động tích cực để ngăn chặn xơ vữa động mạch tiến triển. Khi nội mạc bị tổn thương, nó sẽ thu hút nhiều cholesterol “xấu” LDL và các tế bào bạch cầu. Cholesterol và các tế bào tích tụ lại trong thành động mạch, cuối cùng hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch.

Các mảng bám xơ vữa động mạch này khiến lòng mạch máu bị thu hẹp làm dòng máu lưu thông khó khăn gây ra hiện tượng thiếu máu não với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… Đồng thời khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch sẽ gắn kết với tế bào máu và các yếu tố khác tạo thành cục máu đông. Cục máu đông có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não gây tắc mạch thậm chí vỡ mạch dẫn đến tình trạng đột quỵ não.

Chính vì thế, người bị cao huyết áp ngoài điều trị bằng thuốc cần phải kết hợp các thảo dược giúp giảm xơ vữa động mạch và tăng tuần hoàn máu não.

Giải pháp phòng biến chứng cho người huyết áp cao

Cần kiểm soát tốt huyết áp ở mức tiêu chuẩn (thường là 120/80 mmHg) và các giải pháp giảm mảng xơ vữa, tan cục máu đông để tránh các biến chứng nguy hiểm về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm về não như thiếu máu não, tai biến mạch máu não.

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách xử lí khi bị chóng mặt với căn bệnh huyết áp. Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.