Uống nước gì để giảm mỡ máu hiệu quả và nhanh chóng?

350

Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim. Mặc dù uống thuốc là cách hiệu quả trong việc kiểm soát mỡ trong máu nhưng việc điều chỉnh lối sống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn uống cũng rất có ích cho người bệnh. Vậy bạn đã biết uống nước gì để giảm mỡ máu nhanh và hiệu quả? Khám phá ngay trong bài viết sau bạn nhé, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn máu nhiễm mỡ uống gì tốt.

Uống nước gì để giảm mỡ máu hiệu quả và nhanh chóng?

Uống nước gì để giảm mỡ máu hiệu quả và nhanh chóng?

Mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Mỡ máu (Cholesterol) là một chất giống như sáp, chất béo gọi là lipid, được tìm thấy bên trong tế bào và máu. Cholesterol được sản xuất tự nhiên ở gan, nhưng có một số cholesterol “xấu” đến từ thực phẩm chúng ta ăn, chủ yếu là mỡ động vật. Mặc dù quá nhiều cholesterol có thể gây hại nhưng cơ thể vẫn cần một lượng nhất định để tạo thành tế bào và hoạt động như một khối xây dựng để sản xuất nhiều loại hormone, axit mật và vitamin D.

Tích tụ quá nhiều cholesterol hay thường gọi là mỡ máu cao có thể dẫn đến thành động mạch dày lên và cứng lại gây xơ cứng động mạch. Vì điều này cũng làm thu hẹp các động mạch nên việc lưu thông máu có thể bị chậm lại hoặc thậm chí bị tắc nghẽn. Do đó, khi có ít máu hơn, tim sẽ nhận được ít oxy hơn dễ dẫn đến đau ngực, đau tim, thậm chí nghiêm trọng đến mức tử vong. 

Giảm mức mỡ trong máu là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Mỡ máu cao dẫn đến đau ngực, đau tim, thậm chí nghiêm trọng đến mức tử vong

Mỡ máu cao dẫn đến đau ngực, đau tim, thậm chí nghiêm trọng đến mức tử vong

Nên uống nước gì để giảm mỡ máu?

Việc lựa chọn đồ uống phù hợp có vai trò quan trọng trong việc giảm mỡ máu và duy trì sức khỏe tim mạch. Bổ sung những thức uống này vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả mà còn cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trà xanh giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Trong số tất cả các loại trà, trà xanh có hàm lượng catechin cao nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng catechin – một loại chất chống oxy hóa có trong trà xanh có tác dụng làm giảm cholesterol xấu bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các gốc tự do trong động mạch và mô, từ đó làm ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra, chất chống oxy hóa này có nhiều lợi ích như chống ung thư, chống viêm, kháng vi-rút. 

Ngoài catechin, một số chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.

Lượng trà xanh cần uống: Nên uống từ 2 đến 3 tách trà xanh (tương đương khoảng 300 – 500 ml) mỗi ngày.

Trà xanh có chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác giúp giảm mỡ máu

Trà xanh có chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác giúp giảm mỡ máu

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả của thói quen uống trà xanh trong việc giảm mỡ máu như:

+ Nghiên cứu vào năm 2020 trong mô hình động vật cho biết chất chống oxy hóa epigallocatechin gallate (EGCG) làm giảm nồng độ enzyme nhất định và giảm mức cholesterol LDL. 

+ Một nghiên cứu trên 40.000 người Nhật uống trà thường xuyên cho thấy kết quả bất ngờ: nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ giảm hơn 30% và giảm hơn 20% ở nam giới; tỷ lệ tử vong giảm hơn 60% ở phụ nữ và hơn 40% ở nam giới. 

+ Theo kết luận từ tạp chí của Trường Cao đẳng Dinh dưỡng Mỹ, trà xanh có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm mỡ máu nhanh và thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Bên cạnh khả năng hạ mỡ máu cho những người có mỡ máu cao, uống trà xanh còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh Alzheimer, cải thiện và duy trì mật độ khoáng xương tốt, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực khi về già, chống rối loạn chuyển hóa và kéo dài tuổi thọ.

Nước ép dưa hấu thanh lọc cơ thể, giảm mỡ máu

Uống nước ép dưa hấu có thể giúp giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim nhờ sự hiện diện của một số vitamin (A, B6 và C) và lycopene. Một nghiên cứu cho thấy các hợp chất hoạt tính sinh học có trong dưa hấu có thể giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Lượng dưa hấu cần uống: Nên uống khoảng 200 – 300 ml nước ép dưa hấu mỗi ngày (tương đương 1 ly lớn). Không nên uống quá nhiều, vì dưa hấu chứa đường tự nhiên, nếu tiêu thụ quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây tích lũy calo.

Uống nước ép dưa hấu có thể giúp giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim

Uống nước ép dưa hấu có thể giúp giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim

Nước ép dâu tốt cho người bị mỡ máu cao

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Thì dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ có thể làm giảm mức mỡ cao trong máu. Đặc biệt, anthocyanin – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong dâu tây có tác dụng cải thiện mức cholesterol rất tốt. Dâu tây cũng có ít calo và chất béo tốt cho sức khỏe tổng thể. Ngoài dâu tây thì các loại quả mọng khác như quả việt quất, dâu đen, quả mâm xôi,… cũng có công dụng tương tự.

Lượng ép dâu cần uống: Nên uống khoảng 150 – 250 ml nước ép dâu tây mỗi ngày (tương đương 1 ly vừa). Uống nước ép dâu tươi nguyên chất, không thêm đường để tối ưu hiệu quả giảm mỡ máu.

Nước ép dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ giúp giảm mỡ cao trong máu

Nước ép dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ giúp giảm mỡ cao trong máu

Nước ép cà chua hỗ trợ giảm mỡ máu

Uống nước gì để giảm mỡ máu và Cà chua rất giàu hợp chất gọi là lycopene, có thể cải thiện mức lipid và giảm mỡ trong máu. Nhiều loại vitamin, kali trong nước ép cà chua cũng tăng cường sức khỏe tim mạch.

Lượng ép cà chua cần uống: Nên uống khoảng 250 – 300 ml nước ép cà chua mỗi ngày (tương đương 1 ly lớn). Có thể chia thành 1-2 lần uống trong ngày để dễ hấp thụ và giảm nguy cơ kích ứng dạ dày.

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Cà chua rất giàu lycopene có thể giúp giảm mỡ trong máu

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Cà chua rất giàu lycopene có thể giúp giảm mỡ trong máu

Nước ép quả lựu giúp kiểm soát mỡ máu 

Nước ép lựu chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp bảo vệ lớp nội mạc động mạch, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và giảm mỡ trong máu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy uống nước ép lựu cũng có thể giúp giảm huyết áp.

Lượng ép lựu cần uống: Nên uống khoảng 150 – 250 ml nước ép lựu mỗi ngày (tương đương 1 ly vừa). Uống nước ép lựu nguyên chất, không thêm đường hoặc chất tạo ngọt để tối đa hóa lợi ích sức khỏe.

Mỡ máu cao uống gì? Nước ép lựu không chỉ thơm ngon mà còn giúp giảm mỡ máu

Uống nước gì để giảm mỡ máu – Nước ép lựu không chỉ thơm ngon mà còn giúp giảm mỡ máu

Nước ép cam giúp cải thiện mỡ máu

Cam rất giàu vitamin C và hoạt chất Hesperidin (vitamin P) – một loại vitamin có khả năng tăng cường mao mạch, cải thiện lưu thông máu và giảm mỡ máu cao. Vậy nên nếu chưa biết uống gì giảm mỡ máu, bạn đừng quên uống thêm nước ép cam mỗi ngày nhé.

Lượng ép cam cần uống: Nên uống khoảng 200 – 300 ml nước ép cam mỗi ngày (tương đương 1 ly lớn). Nên chia thành 1-2 lần uống trong ngày để hấp thụ tốt nhất dưỡng chất và tránh lượng đường cao tác động đến sức khỏe.

Cam rất giàu vitamin C và P giúp cải thiện lưu thông máu và giảm mỡ máu cao

Cam rất giàu vitamin C và P giúp cải thiện lưu thông máu và giảm mỡ máu cao

Trà gừng giải pháp tự nhiên giảm mỡ máu

Gừng là một trong những loại uống nước gì để giảm mỡ máu, là gia vị phổ biến và thường được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp trị bệnh tự nhiên. Uống trà gừng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm tình trạng viêm và kết tập tiểu cầu, chống oxy hóa và giảm mỡ máu cao.

Lượng trà gừng cần uống: Nên uống khoảng 1-2 tách trà gừng mỗi ngày, tương đương với khoảng 200 – 300 ml. Uống trà gừng vào buổi sáng hoặc chiều để tận dụng tối đa công dụng hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tuần hoàn máu.

Uống gì giảm mỡ máu? Đừng bỏ trà gừng thơm ngon bạn nhé

Đừng bỏ trà gừng thơm ngon để trả lời câu hỏi uống nước gì để giảm mỡ máu

Trà nghệ giúp giảm mỡ máu và kháng viêm

Củ nghệ có hàm lượng chất curcumin cao, đây là hợp chất chính trong nghệ có khả năng thông tắc mạch máu. Curcumin có thể làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể, ngăn ngừa mỡ máu cao và chứng xơ vữa động mạch.

Lượng trà nghệ cần uống: Nên uống khoảng 1-2 tách trà nghệ mỗi ngày, tương đương với khoảng 200 – 300 ml. Uống trà nghệ vào buổi sáng hoặc chiều, vì nghệ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Curcumin trong trà nghệ có thể giảm mỡ máu cao và ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Curcumin trong trà nghệ có thể giảm mỡ máu cao và ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nước ép bông cải xanh giúp giảm cholesterol và mỡ máu

Uống nước gì để giảm mỡ máu thì không thể bỏ qua Nước ép bông cải xanh giúp loại bỏ các gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể, làm sạch các chất độc và độc tố một cách hiệu quả. Sulforaphane trong bông cải xanh có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Lượng ép bông cải xanh cần uống: Nên uống khoảng 150 – 250 ml nước ép bông cải xanh mỗi ngày (tương đương 1 ly vừa). Có thể chia thành 1-2 lần uống trong ngày, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Nước ép bông cải xanh là lựa chọn tốt cho bạn

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Nước ép bông cải xanh là lựa chọn tốt cho bạn

Nước đậu nành giúp giảm mỡ máu tự nhiên

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Đậu nành có ít chất béo bão hòa nên cũng có thể giúp giảm và kiểm soát mức mỡ máu. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đưa ra khuyến nghị tiêu thụ 25g protein đậu nành mỗi ngày như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Lượng nước đậu nành cần uống: Nên uống khoảng 200 – 300 ml nước đậu nành mỗi ngày (tương đương 1 ly vừa). Uống 1 lần hoặc chia thành 2 lần uống trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Đậu nành có ít chất béo bão hòa nên cũng có thể giúp mức mỡ máu cao

Đậu nành có ít chất béo bão hòa nên cũng có thể giúp mức mỡ máu cao

Nước uống yến mạch hỗ trợ giảm mỡ máu và cholesterol

Mỡ máu cao uống gì tốt? Yến mạch chứa beta-glucans có tác dụng tạo ra chất giống như gel trong ruột và tương tác với muối mật. Những chất xơ hòa tan này có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol và giảm mỡ máu cao hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy đồ uống từ yến mạch, chẳng hạn như sữa yến mạch có thể giúp giảm mỡ máu tốt hơn với các sản phẩm yến mạch dạng hạt.

Lượng nước yến mạch cần uống: Nên uống khoảng 200 – 300 ml nước uống yến mạch mỗi ngày (tương đương 1 ly vừa). Uống 1 lần hoặc chia thành 2 lần trong ngày để tận dụng tốt nhất lợi ích từ chất xơ.

Mỡ máu cao uống gì tốt? Chất xơ hòa tan trong yến mạch có thể ức chế hấp thụ cholesterol

Mỡ máu cao uống gì tốt? Chất xơ hòa tan trong yến mạch có thể ức chế hấp thụ cholesterol

Bị mỡ máu cao nên tránh uống những loại nước nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu uống nước gì để giảm mỡ máu, người bệnh nếu muốn cải thiện mức mỡ máu thì cũng cần tránh dùng đồ uống có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như:

Cà phê hoặc trà với kem, sữa nhiều chất béo

  • Cà phê hoặc trà tự nhiên không gây hại, thậm chí còn có lợi khi uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với kem hoặc sữa giàu chất béo, lượng chất béo bão hòa và calo tăng lên đáng kể.
  • Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu (LDL) – yếu tố chính gây xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Đồ uống làm từ kem

  • Đồ uống làm từ kem (như sinh tố kem, milkshake) thường chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. 
  • Hàm lượng calo cao từ kem và đường khiến cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn đến tăng cân, tăng triglyceride và cholesterol xấu.

Sữa giàu chất béo

  • Sữa nguyên kem chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Tiêu thụ thường xuyên loại sữa này có thể làm tăng mỡ máu và gây khó khăn cho việc kiểm soát cholesterol.
  • Thay vì sữa giàu chất béo, người bị mỡ máu cao nên dùng sữa ít béo hoặc sữa tách béo.

Nước ép trái cây đóng hộp nhiều đường

  • Nước ép trái cây đóng hộp thường chứa nhiều đường tinh luyện và chất bảo quản, ít chất xơ hơn so với trái cây tươi.
  • Lượng đường cao làm tăng nhanh đường huyết, gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng mức triglyceride trong máu.

Đồ uống có ga như nước ngọt, nước tăng lực, đồ uống thể thao

  • Đồ uống có ga chứa đường tinh luyện, calo rỗng và thường không có giá trị dinh dưỡng.
  • Ngoài đường, một số loại nước tăng lực còn chứa caffeine và chất kích thích, khiến cơ thể dễ bị căng thẳng, làm rối loạn nhịp sinh học và ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất.
Người bệnh mỡ máu nên tránh uống nước có ga

Người bệnh mỡ máu nên tránh uống nước có ga

Lời khuyên hữu ích giúp kiểm soát mỡ trong máu

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Chất béo dư thừa trong cơ thể làm chậm quá trình loại bỏ cholesterol xấu, làm cholesterol xấu lắng đọng trong thành động mạch gây hình thành mảng bám dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, các món chiên, bơ thực vật sẽ giúp giảm cholesterol. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như bơ, ô liu, quả hạch; thực phẩm giàu chất xơ như quả mọng, yến mạch, các loại đậu.

Xem thêm: Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Những lưu ý khi ăn

Duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học sẽ giúp người bệnh ổn định mỡ máu

Duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học sẽ giúp người bệnh ổn định mỡ máu

  • Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm tổn thương mạch máu và tăng độ cứng của động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, hút thuốc làm tăng cholesterol xấu và giảm và cholesterol tốt, làm tăng thêm nguy cơ phát triển bệnh tim. 
  • Tập thể dục: Luyện tập thể dục với cường độ phù hợp, khoảng 150 phút/tuần có thể làm giảm mỡ máu và ngăn ngừa huyết áp cao. Một số bài tập đơn giản có lợi cho tim mạch người bệnh có thể áp dụng gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội.
  • Kiểm tra mỡ máu thường xuyên: Theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên giúp người bệnh biết được hiệu quả của việc thay đổi lối sống, chế độ tập luyện và ăn uống để từ đó có cách điều chỉnh phù hợp. Trang bị sẵn máy đo mỡ máu tại nhà để kiểm tra mỗi ngày cũng giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm.
2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn giải đáp băn khoăn uống nước gì để giảm mỡ máu, hy vọng thông tin trên sẽ có ích cho sức khỏe của bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm: Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Gợi ý 7 loại lá tốt nhất