Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Những lưu ý khi ăn

2227

Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, bệnh gan, viêm tụy, tim mạch,… Trong đó, thói quen ăn uống của người bệnh vô cùng quan trọng. Vậy máu nhiễm mỡ nên ăn gì và mỡ máu cao kiêng ăn gì? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Những người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chủ yếu thông qua chất xơ hòa tan mà chúng cung cấp.

Các loại đậu

Bị mỡ máu nên ăn gì? Đậu đặc biệt giàu chất xơ hòa tan cần một thời gian để cơ thể tiêu hóa, nghĩa là bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn, từ đó hỗ trợ giảm cholesterol xấu. Bạn có thể chọn đậu xanh, đậu tây, đậu lăng, đậu garbanzo, đậu đen,…

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Đậu đặc biệt giàu chất xơ hòa tan hỗ trợ giảm cholesterol xấu

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Đậu đặc biệt giàu chất xơ hòa tan hỗ trợ giảm cholesterol xấu

Hành tây

Hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có trong hành tây sẽ giúp cơ thể giảm đáng kể cholesterol, phá vỡ cục máu đông, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra hành tây cũng chứa nhiều vitamin và chất khoáng như vitamin C, vitamin B6, kali, đồng,… có lợi cho sức khỏe.

Cá béo

Bị mỡ máu cao ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 cao, có thể làm giảm chất béo trung tính – một loại chất béo có trong máu. Những axit này cũng có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ phát triển cục máu đông. Ở những người đã từng bị đau tim, axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột. Axit béo omega-3 không ảnh hưởng đến mức cholesterol LDL nhưng có thể giúp giảm chất béo trung tính và tăng HDL (loại cholesterol tốt). Hàm lượng axit béo omega-3 cao có trong cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi.

Cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 cao, có thể làm giảm chất béo trung tính

Cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 cao, có thể làm giảm chất béo trung tính

Táo

Người bị mỡ máu nên ăn gì? Một nghiên cứu cho thấy những người có mức cholesterol cao ăn hai quả táo mỗi ngày giúp giảm cả mức cholesterol toàn phần và LDL. Tiêu thụ táo cũng làm giảm mức chất béo trung tính- một loại chất béo trong máu. Một quả táo có thể chứa 3 – 7 g chất xơ (tùy thuộc vào kích thước). Ngoài ra, táo còn chứa các hợp chất gọi là polyphenol, cũng có thể có tác động tích cực đến mức cholesterol.

Nấm hương

Mỡ máu cao nên ăn gì? Nấm hướng chứa chiết xuất Eritadenine giúp phân hủy cholesterol khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo để giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, một số vitamin như A1, B1, B2, D,… trong nấm hương sẽ thúc đẩy hoạt động của đường ruột và dạ dày, từ đó gián tiếp giảm hấp thu cholesterol lên tới 10 lần nếu dùng thường xuyên (130-150 mg/ngày).

Mỡ máu cao nên ăn gì? Nấm hương chứa Eritadenine giúp phân hủy cholesterol hiệu quả

Mỡ máu cao nên ăn gì? Nấm hương chứa Eritadenine giúp phân hủy cholesterol hiệu quả

Rau diếp cá

Rau diếp cá là một trong những thực phẩm dành cho người mỡ máu cao. Loại rau này chứa 1 lượng lớn xenlulôzơ có khả năng giảm mỡ máu nhanh chóng. Xenlulôzơ không bị hấp thu vào cơ thể mà có tác dụng làm no lâu, bổ sung chất chống oxy hóa và đẩy chất thải trong ruột ra bên ngoài.

Rau cần tây

Cần tây có vị ngọt đắng, mát, dưỡng huyết mạch tốt, thanh nhiệt và hạ hỏa. Cần tây cũng có chứa một số chiết xuất gồm magnesium; butylphathalide; pthalides; sắt… có công dụng kích thích tiết dịch mật, tăng cường độ hoạt động để đào thải mỡ máu ra bên ngoài.

Ăn cần tây giúp đào thải mỡ máu ra bên ngoài

Ăn cần tây giúp đào thải mỡ máu ra bên ngoài

Súp lơ

Trong súp lơ có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, vô số vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt là flavonoid. Người bị bệnh mỡ máu ăn súp lơ sẽ giúp loại bỏ các cholesterol xấu bám trên thành mạch máu từ đó giúp giảm tình trạng mỡ máu.

Mướp đắng

Tiêu thụ mướp đắng làm tăng khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, mướp đắng còn chứa nhiều vitamin C và glycoside giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…

Tiêu thụ mướp đắng làm tăng khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm cholesterol xấu trong máu

Tiêu thụ mướp đắng làm tăng khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm cholesterol xấu trong máu

Thịt trắng

Các loại thịt trắng như thịt gà bỏ da, thịt nạc (thịt thăn), thịt ngỗng chứa ít chất béo hơn nên người bệnh có thể ăn mà không lo bị tăng lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, tránh việc ăn nhiều và thường xuyên sẽ không tốt cho người bị mỡ máu cao.

Giá đỗ xanh

Giá đỗ sẽ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn có thể ăn nếu vẫn chưa biết máu nhiễm mỡ nên ăn gì. Giá đỗ xanh giàu vitamin C, khoáng chất, protein. Hàm lượng vitamin C cao giúp thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Giá đỗ xanh còn có vị ngọt mát thanh nhẹ, giàu lượng nước, có thể giảm ngấy trong nhiều món ăn.

Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Ăn giá đỗ xanh giúp ngăn chặn cholesterol tích tụ

Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Ăn giá đỗ xanh giúp ngăn chặn cholesterol tích tụ

Tỏi

Nếu bạn chưa biết máu nhiễm mỡ nên ăn gì thì hãy bổ sung tỏi vào các món ăn của bạn. Tỏi chứa nhiều hợp chất thực vật khác nhau bao gồm allicin làm giảm huyết áp ở những người có mức huyết áp cao và có thể giúp giảm cholesterol LDL – cholesterol xấu. Một số nghiên cứu cũng cho biết allicin sulfur có trong tỏi giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, làm chậm lão hóa, ức chế hấp thụ cholesterol qua màng ruột và hỗ trợ đào thải qua đường nước tiểu.

Trà xanh 

Chất chống oxy hóa được gọi là catechin có trong trà xanh rất có lợi cho sức khỏe. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ trà xanh giúp giảm đáng kể mức cholesterol LDL mà không làm giảm mức cholesterol HDL.

Catechin trong trà xanh có tác dụng làm giảm lượng cholesterol LDL trong máu

Catechin trong trà xanh có tác dụng làm giảm lượng cholesterol LDL trong máu

Lòng trắng trứng gà

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Bạn có thể ăn lòng trắng trứng gà. Nếu một cái lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 180 mg cholesterol, chiếm khoảng 60% nhu cầu cholesterol hằng ngày, thì lòng trắng trứng gà chứa rất ít cholesterol, chủ yếu là protein tốt cho sức khỏe. Đặc biệt khi nấu chín thì lòng trắng trứng gà chứa nhiều albumin nhưng lại không có chất béo giúp cơ thể sẽ hấp thụ đến 90% chất dinh dưỡng. 

Rau xanh

Máu nhiễm mỡ ăn gì? Người bệnh cần đảm bảo ăn nhiều rau để giúp giảm chất béo trung tính một phần vì rau xanh không chứa nhiều calo, đường hoặc chất béo xấu. Một số loại rau như cải Brussels, bông cải xanh và rau bina có chứa chất chống oxy hóa gọi là axit alpha-lipoic có thể làm giảm chất béo trung tính rất tốt.

Máu nhiễm mỡ ăn gì? Người bệnh cần đảm bảo ăn nhiều rau xanh

Máu nhiễm mỡ ăn gì? Người bệnh cần đảm bảo ăn nhiều rau xanh

Bị bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì?

Thịt đỏ 

Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu,… là những loại thịt đỏ thường có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao. Do đó người bệnh mỡ máu nên kiêng ăn loại thịt này.

Đồ chiên rán

Máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe? Khoai tây chiên, gà rán có da và các thực phẩm khác được nấu bằng nồi chiên ngập dầu có lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao. Nếu chưa biết máu nhiễm mỡ kiêng gì thì người bệnh nên tránh ăn đồ chiên rán, thay vào đó hãy ăn gà nướng, gà bỏ da, khoai tây nướng trộn với một ít dầu ô liu. 

Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn đồ chiên rán

Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn đồ chiên rán

Các loại thịt chế biến sẵn

Mỡ máu kiêng gì? Người bệnh nên hạn chế ăn thịt chế biến sẵn vì hàm lượng natri cao và ít dinh dưỡng. Thịt xông khói, xúc xích thường được làm từ những thịt bò hoặc thịt lợn béo ngậy.

Nội tạng động vật

Khi nói đến bệnh mỡ máu kiêng ăn gì, chắc chắn không thể bỏ qua nội tạng động vật. Cholesterol được sản xuất từ gan do đó gan thường chứa lượng cholesterol cao. Gan của hầu hết các động vật đều chứa 564mg cholesterol/100g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. Tuy nhiên, hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị một người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 300mg cholesterol/ngày.

Nội tạng động vật chứa lượng cholesterol cao nên người bệnh cần tránh ăn

Nội tạng động vật chứa lượng cholesterol cao nên người bệnh cần tránh ăn

Đồ ngọt

Người bị mỡ máu kiêng ăn gì? Bánh quy, bánh rán, đồ ngọt thường chứa bơ hoặc mỡ khiến chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Đồ ngọt cũng chứa nhiều đường, có thể dẫn đến lượng chất béo trung tính trong máu cao – một loại mỡ trong máu (lipid) không lành mạnh có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành.

Sữa béo

Tiếp theo trong danh sách máu nhiễm mỡ ăn kiêng những gì là những loại sữa béo bao gồm sữa nguyên chất, bơ, sữa chua và phô mai có nhiều chất béo bão hòa. Trong đó, phô mai cũng chứa nhiều natri không tốt cho sức khỏe người bị máu nhiễm mỡ. Người bệnh nên uống sữa gầy (không béo), sữa 1% hoặc 2% để bổ sung lượng canxi, ăn sữa chua không béo hoặc ít béo. Sử dụng dầu ô liu nguyên chất hoặc dầu bơ thay vì bơ.

Máu nhiễm mỡ ăn kiêng những gì? Cần hạn chế tiêu thụ các loại sữa béo

Máu nhiễm mỡ ăn kiêng những gì? Cần hạn chế tiêu thụ các loại sữa béo

Đồ ăn mặn

Bạn có biết mỡ nhiễm máu kiêng ăn gì? Người bệnh nên cố gắng hạn chế ăn mặn tức là giảm lượng natri (muối) ăn vào không quá 2.300 miligam (khoảng 1 thìa cà phê muối) mỗi ngày. Điều đó bao gồm tất cả lượng natri thêm vào từ khi nấu ăn hay trong các món ăn. Hạn chế muối không trực tiếp làm giảm cholesterol nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giúp giảm huyết áp. 

Rượu bia

Sau khi biết bệnh máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần quan tâm đến những loại đồ uống cần tránh. Theo đó, tiêu thụ rượu bia có thể làm tăng mức chất béo trung tính. Vì thế, giảm lượng rượu và bia uống vào có thể giúp giảm mức độ này và cũng tốt cho sức khỏe tổng thể.

Tiêu thụ rượu bia có thể làm tăng mức chất béo trung tính

Tiêu thụ rượu bia có thể làm tăng mức chất béo trung tính

Xây dựng chế độ ăn uống cho người bị bệnh mỡ máu

  • Nên ăn nhạt: Quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, do đó người bệnh hãy cố gắng ăn nhạt bằng cách không thêm muối vào món ăn, hạn chế ăn súp đóng hộp và đồ ăn vặt mặn. 
  • Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu: Ăn cá 2 – 3 lần/tuần (150 gram cá tươi) để cung cấp axit béo Omega-3 cho cơ thể. Đừng quên 1 ngày ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu haricot, đậu thận,…
  • Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn: Cơ thể không thể hoạt động tốt nếu không có chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp giảm lượng chất béo, cholesterol có hại, đồng thời tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Các thực phẩm giàu cần cung cấp là các loại đậu nói chung, gạo lứt, lúa mạch.
Người bị bệnh mỡ máu nên tăng lượng chất xơ trong bữa ăn

Người bị bệnh mỡ máu nên tăng lượng chất xơ trong bữa ăn

  • Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt: Hầu hết mọi người không cần giới hạn số lượng trứng ăn mỗi tuần. Tuy nhiên, người bệnh mỡ máu cao được khuyến nghị ăn tối đa 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt mỗi tuần.
  • Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật: Thay vì sử dụng các loại dầu hoặc mỡ động vật, hãy thay thế bằng các loại dầu làm giảm cholesterol như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cải, dầu ngô,… Nên lưu ý, dù là những loại dầu này giúp làm giảm cholesterol nhưng không nên lạm dụng để chế biến các món chiên, xào vì mỗi ngày chất béo không được chiếm quá 30% lượng calo.
  • Nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic: Chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo người bị mỡ máu cao nên nạp 400 microgram axit folic/ngày qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
  • Nên uống đủ nước trong ngày: Cố gắng uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày kể cả nước lá chè xanh.
Người bị mỡ máu cao cần uống đủ nước trong ngày

Người bị mỡ máu cao cần uống đủ nước trong ngày

  • Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol: Không nên ăn quá nhiều đồ chiên, rán vì chất béo có trong đồ chiên khiến hàm lượng cholesterol xấu tăng cao. Người bệnh nên thay thế bằng hầm, hấp, luộc. Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt nguội, đồ ăn đóng hộp, … gây tác động xấu đến cơ thể do chứa nhiều chất bảo quản, chất béo và cholesterol. Mỗi tuần, chỉ nên hấp thu không quá 225g các loại thịt này.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no: Tiêu thụ chất béo no làm tăng hàm lượng cholesterol, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vậy nên người bệnh mỡ máu cao cần hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt.
  • Hạn chế ăn quá muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng ít tiêu hao nhất trong cả ngày. Theo đó, nếu ăn quá muộn vào buổi tối dễ làm hàm lượng cholesterol không kịp tiêu hóa, điều này nếu kéo dài lâu ngày dễ gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn tối sớm để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể được tiêu hao.
Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn tối

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn tối

Bên cạnh việc tìm hiểu máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì, người bệnh máu nhiễm mỡ cần chủ động theo dõi chỉ số cholesterol đều đặn và thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bạn có thể trang bị sẵn một máy đo cholesterol hoặc máy đo đa năng kiểm tra đường huyết, mỡ máu và gút để sử dụng tại nhà bất cứ khi nào.

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết rõ máu nhiễm mỡ nên ăn gì và mỡ máu cao kiêng ăn gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.