Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và các bài tập chữa trị tại nhà

1560

Thoái hóa đốt sống là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cuộc sống của người bệnh mất đi nhiều giá trị, họ đối mặt với nhiều cơn đau ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu triệu chứng và chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà chữa trị giảm các cơn đau.

Thoái hóa là gì?

Thoái hóa (lão hóa) là một hiện tượng tất yếu trong vòng đời của mỗi chúng ta. Lúc này, các tế bào đã đi hết một vòng đời: sinh ra – phát triển – trưởng thành – chết đi.  Quá trình này trong y học gọi là cái chết của tế bào (apoptosis).

Thoái hóa đốt sống cổ gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu.

Thoái hóa đốt sống cổ gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, quá trình thoái hóa của mỗi người lại xảy ra nhanh chậm khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố: gen, tuổi tác, hormone, môi trường, công việc, gia đình, …

Thoái hóa xảy ra khi cơ thể bắt đầu có tuổi, thường là tuổi trung niên. Con người không thể chống lại thoái hóa nhưng hoàn toàn có thể cải thiện được.

Trong các loại thoái hóa, thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thường gặp nhất. Bệnh xảy ra do vùng xương cổ bắt đầu lão hóa, biểu hiện ở việc các diện thân đốt, dây chằng, màng, … hư hỏng. Bệnh thường diễn ra ở tuổi trung niên, người thường xuyên lao động nặng, ngồi máy tính nhiều, …

Theo thống kê, thoái hóa đốt sống cổ xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi trên 75 (chiếm 75%), tuổi 50 (chiếm 25-50%). Trong Đông y, bệnh được xếp vào nhóm: “Tý chứng, đầu thống, cảnh cường thống, huyễn vựng”.

Tuy là tình trạng tự nhiên, nhưng thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu não, rối loạn tiền đình, tê liệt tứ chi, … thậm chí là tàn phế.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ được xem là bộ não thứ 2 vì đây là nơi tập trung các tổ chức thần kinh chí phối toàn bộ hoạt động chi dưới. Chính vì vậy, người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ không những gặp phải các cơn đau đớn mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác.

Thậm chí, các bệnh lý xảy ra ở đốt sống cổ còn nguy hiểm hơn so với các bệnh thoái hóa ở các bộ phận khác: gai cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, … Do đó, phát hiện sớm để điều trị là một việc vô cùng cần thiết.

Đau cột sống cấp tính

Người bệnh bắt đầu gặp những cơn đau nhức bất chợt, gặp khó khăn khi cử động cổ, nếu xoay mạnh có thể phát ra tiếng “khục” buốt rát làm người bệnh ngại di chuyển. Đặc biệt, cơn đau càng nghiêm trọng trong thời tiết lạnh, khi xoay, ngửa cổ hoặc làm công việc phải hoạt động cổ nhiều.

Đau cột sống mãn tính

Thay vì những cơn đau bất chợt, tình trạng đau cột sống sẽ chuyển sang mãn tính do sự thoái hóa mạnh mẽ. Các cơn đau mãn tính không khác cấp tính nhưng xuất hiện dày đặc hơn, đau kể cả khi không vận động, khi ngủ bị trượt khỏi gối mà không rõ lý do.

>> Sản phẩm hỗ trợ đai kéo giãn cột sống ngăn chặn bệnh xấu đi nhiều hơn

Vận động hạn chế

Cúi đầu, ngửa đầu, xoay trái, xoay phải, … là những động tác cực kỳ khó khăn với người bệnh. Khi cố làm những động tác này, người bệnh lập tức đau đớn. Mức độ nặng nhẹ của cơn đau có thể giúp xác định giai đoạn nặng hay nhẹ.

Hội chứng rễ thần kinh

Các cơn đau từ sau gáy có thể kéo dài xuống vai, gáy, tứ chi gọi là hội chứng rễ. Cường độ đau mỗi nơi không giống nhau, cơn đau trở nặng nếu cúi người. Cơn đau có thể kết thúc nhanh chóng hoặc kéo dài không biết trước.

Tổn thương ngoài cổ

Đau nhức đốt C1, C2, C3, C4. Đau nhức hốc mắt, da đen sạm, tê bì chân tay, ốm yếu, đi lại xiêu vẹo, suy giảm trí nhớ …

Biến dạng cột sống

Cột sống cong vẹo, biến dạng, mất đường cong tự nhiên. Xuất hiện gai xương, phồng lồi đĩa đệm, không thể xoay cổ, ấn vào thấy đau.

Tổn thương rễ

Xảy ra khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng thoái hóa cột sống xuất hiện một cách dồn dập : mất cảm giác chi, tê liệt cổ, thân nhiệt hạ xuống thấp, teo cơ, mất phản xạ, gầy gò, xanh xao, …

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Động tác vươn cổ: Giữ cổ thẳng, từ từ đẩy cằm ra trước, giữ trong 5 giây và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Động tác ưỡn cổ: Ngồi thẳng, từ từ ưỡn đầu ra sau so cho mắt nhìn lên trên. Giữ 5 giây và trở lại tư thế ban đầu.

Động tác xoay cổ: Ngồi thẳng, từ từ xoay sang trái, giữ trong 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại tương tự với bên còn lại.

Động tác vai: Ngòi thẳng, từ từ nâng hai vai lên giữ trong 5 giây rồi hạ vai xuống. Lặp lại động tác 10 lần.

Động tác nghiêng về phía trước: Ngồi thẳng nhìn về phía trước, từ từ hạ cằm cúi về phía ngực, giữ trong 5 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần

bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ

bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập với khăn tắm: Chọn loại khăn tắm dài, bông quàng sau gáy. Dùng tay giữ hai đầu khăn tắm, từ từ ngửa đầu lên. Trong lúc ngửa đầu, vai sẽ bị một lực kéo vừa phải tác động giúp bạn không bị căn cơ cổ. Giữ 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Các bài tập trên có ưu điểm là rất đơn giản nên bạn có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc ở nơi làm.

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Để ngăn ngừa thoái hóa, chúng ta cần bổ sung canxi cho xương bằng sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, bơ, váng sữa, … Ước tính, trong một ly sữa chứa 30% canxi cần thiết cho cơ thể. Do đó, nếu bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên bổ sung một ly sữa mỗi ngày.

Cá tươi

Chất dinh dưỡng, nhất là Omega 3 có trong cá là thành phần chính tạo nên phần đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, cá còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để ngăn chặn và điều trị thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ hiệu quả. Một số loại cá gợi ý: cá hồi, cá mòi, cá chim trắng, …

Trứng

Trứng là thực phẩm chứa nhiều vitamin D, có tác dụng tăng khả năng hấp thụ canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, lòng đỏ trứng là nơi chứa nhiều vitamin D nhất nên bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường ăn trứng.

Rau xanh rất tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Rau xanh rất tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. (Ảnh: Internet)

Các loại rau xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều canxi cung cấp cho người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, thường xuyên bổ sung rau xanh trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn bệnh. Một số loại rau xanh: súp lơ xanh, rau bina, rau cải xoong, rau chân vịt.

Trái cây giàu vitamin C

Trái cây, đặc biệt là trái cây giàu vitamin C là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt là bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

Các loại trái cây như: cam, bưởi, quýt, kiwi, dâu tây, … sở dĩ tốt cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ vì nó có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể tổng hợp collagen type I làm tăng mật độ xương cột sống, giúp xương khớp chắc khỏe. Do đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung vitamin C từ hoa quả để hỗ trợ điều trị bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Thuốc Tây Y

Thuốc Tây y có khá nhiều loại có khả năng làm giảm nhanh cơn đau mỏi, có thể kể ra như: Steroid, Tolperisone, Paracetamol…

Ưu điểm của các loại thuốc trên đó là có thể cắt giảm cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên lại kèm theo nhiều tác dụng phụ nếu người bệnh quá lạm dụng.

Uống thuốc Tây y tuy không thể trị dứt điểm nhưng có thể dùng trong trường hợp cần thiết có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Đông Y

Các bài thuốc Đông y tập trung vào điều trị gốc rễ. Với người bị thoái hóa đốt cột sống, các bài thuốc sẽ chú trọng bồi bổ can thận, giảm đau, cung cấp dinh dưỡng phục hồi hư tổn. Do đó, người bệnh ngoài đẩy lùi được cơn đau còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Thuốc Nam

Chữa trị thoái hóa đốt sống cổ bằng cây thuốc Nam là một phương pháp an toàn và hiệu quả vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Các nguyên liệu chế biến thuốc Nam không chỉ dễ tìm mà còn an toàn và cực kỳ công hiệu. Một số bài thuốc mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà: Đắp hỗn hợp ngải cứu, chanh và dầu ô liu, rượu gừng đu đủ, mật ong bột quế, …

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Không chỉ là một loại rau quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, lá lốt còn được biết đến như một cây thuốc Nam trị thoái hóa đốt sống cổ rất tốt.

Trong thành phần lá lốt có chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rất tốt. Ngoài ra, lá lốt còn có vị nồng, tính ấm, có tác dụng chống hàn, giảm đau, … trị bệnh lạnh chân tay, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, …

Lá lốt

Lá lốt. (Ảnh: Internet)

Các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt.

Đun nước uống: lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ.

Đun nước uống: lá lốt, trinh nữ, cỏ xước, ngải cứu

Thuốc đắp: lá lốt, ngải cứu, chó đẻ

Sử dụng nước uống từ lá lốt và đắp thuốc hàng ngày sẽ giúp giảm đau và tăng khả năng tuần hoàn máu. Nếu kiên trì thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, một tuần sau bạn sẽ nhận được kết quả cực kỳ khả quan.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.