1) Thiếu máu là gì
Thiếu máu là tình trạng hồng cầu sụt giảm so với bình thường hay hồng cầu không có đủ hemoglobin.
Hemoglobin là một protein quan trọng, có tác dụng vận chuyển O2 từ phổi đến các cơ thể. Vì một lý do nào đấy, những tế bào này không hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển O2 và đào thải CO2 khiến cơ thể nhiễm độc CO2.
Thiếu máu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Do đó, khi có dấu hiệu thiếu máu nên đi khám để trị đúng bệnh.
Thiếu máu là căn bệnh thường gặp. Đa số các trường hợp thiếu máu nhẹ không có triệu chứng rõ ràng, chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác.
Ngược lại, thiếu máu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Người bị thiếu máu luôn có cảm giác mệt mỏi, không tập trung khi làm việc, da vàng vọt, tái xanh.
Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu dinh dưỡng, khiếm khuyết gen di truyền hoặc ung thư hệ thống tạo máu gây thiếu máu trầm trọng.
Những triệu chứng thường gặp nhất ở người thiếu máu đó là mệt mỏi, choáng váng, … Đây là những dấu hiệu rất rõ ràng và dễ nhận ra. Tuy nhiên, bệnh thiếu máu còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến nhiều người bệnh không kịp nhận ra.
2) Dấu hiệu thiếu máu
Tức ngực, khó thở
Thiếu hụt hồng cầu đi nuôi cơ thể khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để tăng cường sản xuất oxy.
Ngoài ra, thiếu sắt hoặc vitamin B12 làm cơ thể không sản xuất đủ Hemoglobin gây ra các hiện tượng tức ngực, khó thở, hoa mắt chóng mặt. Một dấu hiệu nhận biết tim đang làm việc cật lực đó là nhịp tim nhanh, nghe rõ tiếng đập khi bạn nằm nghỉ.
Do đó, hãy đi khám ngay lập tức nếu có những biểu hiện tim mạch hay đau tức ngực bất thường.
Rụng tóc
Thiếu máu là nguyên nhân cơ thể thiếu hụt vitamin và các hormone quan trọng. Do đó, khi tóc của bạn sẽ bất ngờ rụng nhiều, rụng thành búi mà không rõ nguyên nhân thì có thể bạn đang thiếu máu.
Móng tay giòn
Móng tay mềm, giòn, có thể cạo ra dễ dàng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu.
Tuy nhiên, nhiều người không biết đến dấu hiệu này và cho rằng mình mắc bệnh khác. Cũng như mọi bộ phận khác, móng tay chỉ cứng cáp khi có đủ oxy.
Ngứa lòng bàn tay
Không có đủ máu để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể, lòng bàn tay trở nên trắng bệch, tê rát, ngứa ngáy.
Tình trạng này còn có thể xảy ra tương tự ở chân. Do đó, khi thấy ngứa lòng bàn tay, bạn nên đi khám để phát hiện bệnh sớm.
Mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi kể cả khi làm việc lẫn nghỉ ngơi có thể là một triệu chứng của thiếu máu.
Nguyên nhân khiến người bệnh mệt mỏi đó là cơ thể thiếu hụt sắt hoặc vitamin B12, máu không có đủ oxy đi nuôi cơ thể.
Đau đầu, chóng mặt
Không thể tập trung khi làm việc, trí nhớ suy giảm, nhắc trước quên sau, … có thể là một dấu hiệu của thiếu máu.
Tương tự, nếu bạn thường có những cơn đau đầu bất chợt, choáng váng khi đứng lên ngồi xuống hoặc mới ngủ dậy thì bạn đang mắc bệnh thiếu máu.
3) Điều trị thiếu máu
Truyền máu
Với những bệnh nhân mắc bệnh gây thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu. Việc truyền máu giúp cung cấp một lượng hồng cầu ngay lập tức cho bệnh nhân. Số lần truyền máu phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Uống vitamin B12
Những người thiếu máu do thiếu vitamin sẽ phải bổ sung vitamin B12 qua thuốc hoặc thức ăn. Thường, bệnh nhân sẽ được kê hoặc tiêm vitamin B12 mỗi tháng một lần.
Việc này giúp bác sĩ theo dõi tình hình bệnh và quyết định thời gian điều trị. Chúng ta cũng có thể bổ sung B12 từ thực phẩm như: cá, sò, phô mai, trứng, sữa, thịt, cá, …
Ăn thực phẩm chứa nhiều sắt
Cung cấp thực phẩm giàu sắt sẽ cải thiện được tình trạng thiếu máu của cơ thể. Những thực phẩm chứa sắt thường là thực phẩm có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, táo đỏ, củ dền hoặc các thực phẩm khác như: hải sản, ngũ cốc, rau bina, đậu phụ, …
Bổ sung acid folic
Thiếu acid folic cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu. Để bổ sung acid folic, bệnh nhân sẽ phải tiêm folate hoặc bổ sung qua thực phẩm: bánh mì, rau bina, trứng, gan bò, chuối, cam, nước ép, …
4) Thiếu máu não
Thiếu máu não là một căn bệnh nguy hiểm, đến âm thầm nhưng tiến triển nhanh, có thể gây ra đột quỵ hoặc tử vong không báo trước.
Bộ não là cơ quan đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Trung bình, não cần tới 15% lượng máu từ tim để có đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động thường ngày.
Do đó, nếu không có đủ máu cho não hoạt động, não sẽ bị thiếu oxy, gây ra hiện tượng chết mô nào hay đột quỵ.
Thiếu máu não là một căn bệnh nguy hiểm, đến âm thầm nhưng tiến triển nhanh, có thể gây ra đột quỵ hoặc tử vong không báo trước.
Các triệu chứng của thiếu máu não thường là: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay, …
Nguyên nhân thiếu máu não phổ biến nhất là do xơ vữa động mạch, ngoài ra còn có thể do bệnh viêm mạch máu, chấn thương vật lý, thành mạch bị vỡ, …
5) Bệnh Mỡ Nhiễm Máu
Mỡ trong máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.
Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ngoài ra chất béo còn cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong chất béo cần thiết. Tuy nhiên, một lượng lớn chất béo có thể gây nên các bệnh về tim mạch, gây tiểu đường và béo phì.
Những dấu hiệu và triệu chứng của mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ) là gì? Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể.
Một số trường hợp hiếm sẽ có các khôi u dưới da do mỡ tích tụ. Riêng đối với tăng triglycerides, nếu lượng chất béo này quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng gây ra các cơn đau bụng đột ngột, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, và sốt.
Những phương pháp nào dùng để điều trị mỡ trong máu
Điều trị mỡ trong máu gồm có ba bước:
Thay đổi cách sống
Bạn nên bắt đầu bằng một chế độ ăn cân bằng, ít chất béo và đường nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Từ bỏ việc hút thuốc và uống rượu bia, thay vào đó là tập thể dục. Bạn có thể nhờ tư vấn của bác sĩ để tìm ra chế độ ăn và tập luyện phù hợp cho mình.
Sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng mỡ
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát lượng mỡ trong máu. Các loại thuốc này sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về tim mạch và thận. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất cứ bệnh, triệu chứng nào khác hay dị ứng với bất kì thuốc nào.
Kiểm tra mỡ máu thường xuyên tại nhà
Thời gian kiểm tra mỡ máu định kỳ tùy thuộc vào nồng độ cholesterol, tình trạng sức khỏe và mức độ rủi ro bị tim mạch của bạn.
Những người đang bị mỡ máu cao nên thường xuyên kiểm tra mỡ máu tùy thuộc vào các chỉ số hiện tại và phương pháp điều trị.
Nhưng ít nhất phải kiểm tra 1 tháng/lần tại nhà để kiểm soát tốt các biến chứng của bệnh để bác sĩ có được chỉ định điều trị tốt nhất.
6) Bệnh thiếu máu di truyền
Thiếu máu là căn bệnh có thể di truyền. Nhiều người khi kết hôn và sinh con không hề biết mình bị thiếu máu, chỉ khi đứa trẻ sinh ra làm xét nghiệm hoặc vàng vọt, xanh xao mới phát hiện bệnh. Một số loại bệnh thiếu máu do di truyền mà nhiều người có thể mắc phải là:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Thalassemia
- Thiếu máu bẩm sinh ác tính
- Thiếu máu Fanconi
- Thiếu máu hồng cầu hình cầu
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu
Thiếu máu di truyền gây ra rất nhiều hệ lụy. Thông thường, người bị thiếu máu có thể chữa khỏi thông qua điều trị và ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, thiếu máu di truyền thì phải điều trị đến suốt đời.
7) Thiếu máu ở trẻ em
Trẻ nhỏ cũng là một đối tượng có thể mắc bệnh thiếu máu. Các nguyên nhân gây bệnh thường là
Sự bất ổn của hồng cầu: Hồng cầu đóng vai trò như phương tiện chuyên chở oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Vì một trục trặc gì đó, lượng hồng cầu bị suy giảm đột ngột gây ra tình trạng thiếu máu.
Bệnh cũng có thể di truyền, các tủy xương không bắt kịp với các tế bào sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
Thiếu dinh dưỡng: Nếu cơ thể thiếu sắt, vitamin B2 hoặc acid folic thì trẻ sẽ bị thiếu máu. Trường hợp dinh dưỡng không đủ thường xảy ra ở những nước kém phát triển, các đối tượng của bệnh là trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sinh thiếu tháng.
Biến dạng tủy xương: Tủy xương đóng vai trò sản xuất hồng cầu. Nếu bé bị bệnh ung thư tủy xương hoặc ung thư bạch cầu thì số lượng hồng cầu sẽ bị sụt giảm, gây ra thiếu máu.
8) Thực phẩm bổ máu
Thịt đỏ
Trong các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt bò, thịt cừu, … chứa rất nhiều sắt giúp tăng cường sản sinh hồng cầu trong máu.
Thịt đỏ còn giúp tăng khả năng hấp thụ oxy. Tuy nhiên, chỉ ăn một lượng vừa đủ vì có thể tăng cholesterol
Trứng
Trong thành phần của trứng chứa rất nhiều acid folic và những chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần.
Ăn trứng có thể tăng sản xuất hồng cầu giúp cải thiện tình hình bệnh. Ngoài ra, trứng còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Táo đỏ
Táo đỏ là một vị thuốc Đông y có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, an thần, nuôi dưỡng dây thần kinh.
Trong táo đỏ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp bổ sung sắt, chuyển hóa chất và tăng lượng hồng cầu trong máu.
Hải sản
Hải sản, đặc biệt là sò là thực phẩm tuyệt vời để bổ sung máu. Hải sản có chứa rất nhiều sắt, vitamin B12, … là những chất cần thiết cho việc hình thành máu.