[Giải đáp thắc mắc] Tai nghe kém có chữa được không?

347

Tai nghe kém là tình trạng suy giảm thính lực phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần, công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy nên không ít người thắc mắc liệu tai nghe kém có chữa được không? Tìm hiểu ngay lời giải đáp trong bài viết bên dưới, Siêu Thị Y Tế cũng chia sẻ đến bạn những cách cải thiện thính giác và ngăn ngừa tai nghe kém hiệu quả.

Tai nghe kém có chữa được không?

Tai nghe kém có chữa được không?

Nghe kém là gì?

Nghe kém (hay còn gọi là khiếm thính, mất thính lực) là tình trạng người bệnh nghe âm thanh rất kém hoặc không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường. Người nghe kém cũng có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn. Nghe kém xảy ra khi cường độ sức nghe của tai ≥ 25 dB.

Nghe kém xảy ra khi cường độ sức nghe của tai ≥ 25 dB

Nghe kém xảy ra khi cường độ sức nghe của tai ≥ 25 dB

Nguyên nhân khiến tai nghe kém

Nghe kém do di truyền

Trẻ em có tai nghe kém thường là do di truyền. Theo đó, có khoảng 50% trẻ em nghe kém bẩm sinh là do yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng gia đình có bố hoặc mẹ nghe kém thì con của họ sẽ có nguy cơ mắc tình trạng này cao hơn những đứa trẻ khác.

Tích tụ ráy tai

Đôi khi, ráy tai tích tụ trong tai khiến ống tai bị chặn và ngăn sự truyền sóng âm thanh, từ đó gây nghe kém.

Thủng màng nhĩ

Thủng màng nhỉ xảy ra khi viêm tai nhiễm trùng do tiếng nổ lớn, áp lực thay đổi đột ngột, chọc vào màng nhĩ bằng một vật nhọn. Đây cũng là nguyên nhân khiến tai nghe kém.

Thủng màng nhỉ là nguyên nhân khiến tai nghe kém

Thủng màng nhỉ là nguyên nhân khiến tai nghe kém

Biến chứng khi mẹ mang thai

Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng như Rubella, giang mai khi mang thai có thể là nguyên nhân gây nghe kém hoặc điếc ở trẻ. Ngoài ra, mẹ mang thai có dùng thuốc như nhóm aminoglycosides, cytotoxic, thuốc điều trị sốt rét và thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng có nguy cơ gây nghe kém bẩm sinh ở trẻ. Trẻ sinh non, nhẹ cân cũng nằm trong nhóm trẻ bị nghe kém do biến chứng thai kỳ.

Một số loại thuốc

Một số thuốc kháng sinh dùng điều trị nhiễm khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến ốc tai và tiền đình như gentamicin, streptomycin, tobramycin. Những thuốc này dùng diệt vi khuẩn nhưng cũng có thể gây chết tế bào lông, từ đó đẫn đến nghe kém.

Nghe kém do tuổi già

Thính giác giảm liên quan đến tuổi già được gọi là presbycusis hay lãng tai ở người già. Nghe kém tuổi già do tế bào cảm giác (tế bào lông) bị thoái hóa theo thời gian và tổn thương thần kinh. Đến 75 tuổi, gần một nửa số người bị mất thính giác.

Người lớn tuổi thường mắc tình trạng tai nghe kém

Người lớn tuổi thường mắc tình trạng tai nghe kém

Triệu chứng phổ biến khi tai nghe kém

Những triệu chứng khi tai nghe kém thường khó nhận biết, đôi khi những người xung quanh sẽ phát hiện những dấu hiệu này trước khi bạn nhận thấy. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Không nghe rõ người khác đang nói gì và hiểu sai những gì họ nói, đặc biệt là ở những nơi ồn ào.
  • Yêu cầu mọi người lặp lại lời nói nhiều lần.
  • Nghe nhạc hoặc xem TV với âm lượng lớn hơn mức bình thường người khác cần.
  • Khó nghe khi nói chuyện điện thoại.
  • Cảm thấy khó khăn để theo kịp cuộc trò chuyện.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng vì phải tập trung khi nghe.
  • Thông tin nghe bị lẫn lộn, khó phân biệt âm thanh.
  • Có tiếng ù ù, è, è hoặc những âm thanh không có thực thường xuyên xuất hiện trong tai.
Một số triệu chứng phổ biến khi tai nghe kém

Một số triệu chứng phổ biến khi tai nghe kém

Liệu tai nghe kém có chữa được không?

Tai nghe kém làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc, giao tiếp với người khác và mọi sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống của người bệnh. Vậy tai nghe kém có chữa được không? Các chuyên gia và bác sĩ cho biết, thông thường tình trạng mất thính lực không thể hồi phục hoàn toàn được hoặc rất khó để chữa khỏi dứt điểm. Hiện nay, những phương pháp phục hồi thính lực cho bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tai nghe kém:

  • Loại bỏ ráy tai: Sử dụng một dụng cụ nhỏ có một vòng ở đầu để hút và loại bỏ ráy tai.
  • Phẫu thuật: Vá màng nhĩ, chỉnh hình chuỗi xương con,.. là những phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị tai nghe kém. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sĩ có thể đặt ống thông nhĩ giúp tai thoát dịch.
  • Thiết bị trợ thính: Người bị tổn thương tai trong dẫn đến nghe kém thường được chỉ định sử dụng máy trợ thính để cải thiện tình trạng của mình. Máy trợ thính có khả năng khuếch đại âm thanh, dẫn truyền âm thanh có độ phân giải cao đến tai để người nghe có thể nghe rõ mọi tiếng động, lời nói xung quanh.

Gợi ý cho bạn: Máy trợ thính Enno với công nghệ dẫn truyền âm thanh hoàn hảo, tỷ lệ méo tiếng cực thấp, truyền tải âm thanh trong suốt, to rõ và chính xác đến tai người dùng. 

may tro thinh mini co the sac lai en f2 av3

Máy trợ thính mini có thể sạc lại EN-F2
Giá bán tham khảo: 590.000đ

may tro thinh khong day 2 tai sieu nho enno en ia102a av2 1

Máy trợ thính không dây 2 tai siêu nhỏ ENNO EN-IA102A
Giá bán tham khảo: 1.560.000đ

Tham khảo thêm các mẫu máy trợ thính Enno với giá siêu ưu đãi tại: giá máy trợ thính tốt nhất

  • Cấy ghép ốc tai điện tử: Ốc tai điện tử có khả năng thay thế chức năng của các bộ phận bị hư hỏng và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác bên trong tai. Phương pháp điều trị này đã có mặt từ những năm 70, đến những năm 90 thì được triển khai rộng rãi. Tại Việt Nam đầu những năm 2000, phương pháp này cũng đã được triển khai tại nhiều bệnh viện.
Tai nghe kém có chữa được không? Mất thính lực không thể hồi phục hoàn toàn

Tai nghe kém có chữa được không? Mất thính lực không thể hồi phục hoàn toàn

Một số cách cải thiện thính giác và ngăn ngừa tình trạng nghe kém

Sau khi đã biết rõ tai nghe kém có chữa được không, bạn cũng nên duy trì cho mình những thói quen sống lành mạnh, từ bỏ hoặc hạn chế những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến thính giác để ngăn ngừa tình trạng tai nghe kém.

Vậy tai nghe kém phải làm sao? Cách tốt nhất để bảo vệ thính giác là hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tránh tác động mạnh trực tiếp đến tai. Dưới đây là những cách cải thiện thính giác và ngăn ngừa tình trạng nghe kém hiệu quả:

  • Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác: Đeo nút tai hoặc bịt tai trong các hoạt động ồn ào như buổi hòa nhạc, đi xe máy hoặc làm việc với máy móc ồn ào.
  • Giảm âm lượng: Khi nghe nhạc qua tai nghe, hãy giữ mức âm lượng đủ thấp để bạn có thể nghe thấy mọi người nói chuyện xung quanh mình. Một nguyên tắc tốt khác là không bật âm lượng vượt quá 80% trong hơn 90 phút mỗi ngày.
  • Đừng nhét bất cứ thứ gì vào ống tai: Không nhét tăm bông hoặc kẹp tóc vào ống tai vì những vật thể này có thể mắc kẹt trong ống tai hoặc gây thủng màng nhĩ.
  • Tránh hút thuốc: Hút thuốc có thể làm giảm tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến thính giác.
  • Kiểm tra thính giác thường xuyên: Nếu bạn làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn thì cần đến thăm khám thính lực thường xuyên. Nếu phát hiện tình trạng giảm sút khả năng nghe, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nghe kém tiến triển nặng hơn.

Xem thêm: Đeo máy trợ thính có tốt không? Có nên đeo máy trợ thính?

Giảm âm lượng khi nghe nhạc có thể giúp bạn ngăn ngừa tai nghe kém

Giảm âm lượng khi nghe nhạc có thể giúp bạn ngăn ngừa tai nghe kém

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi tai nghe kém có chữa được không, hy vọng thông tin sẽ có ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết từ trang tin tức Siêu Thị Y Tế. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe và ngập tràn niềm vui!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất