Liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ và các trường hợp chỉ định cho trẻ thở oxy

73

Khi trẻ khó thở, hệ hô hấp sẽ không đủ oxy cho các cơ quan hoạt động, đặc biệt là các cơ quan trọng như tim, não, thận, gan. Tìm hiểu về liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ để hỗ trợ hô hấp cho trẻ kịp thời, giúp tránh các tổn thương biến chứng nặng. 

Chỉ định cho trẻ thở oxy trong trường hợp nào

Việc chỉ định phương pháp hỗ trợ hô hấp cho trẻ thường được thực hiện khi trẻ gặp vấn đề với việc cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Dưới đây là các trường hợp phổ biến khi thở oxy được chỉ định cho trẻ:

  • Trẻ bị suy hô hấp: Các bệnh về suy hô hấp như viêm phổi, hen suyển, COPD (bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính) nặng có thể làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc trao đổi khí và cần thở oxy để cải thiện mức oxy trong máu.
  • Rối loạn hô hấp ở trẻ sinh non hoặc tắc nghẽn đường hô hấp: Trẻ sinh non có thể có phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến thiếu oxy và cần thở oxy để hỗ trợ việc hô hấp.
  • Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh: Bệnh tim bẩm sinh có thể làm giảm lưu lượng máu oxy hóa đến các cơ quan, khiến trẻ cần thở oxy bổ sung.
  • Hỗ trợ sau phẫu thuật: Khi trẻ vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn và liên quan đến hệ hô hấp hoặc tim mạch, lúc này hệ hô hấp của trẻ còn yếu do đó cần thở oxy để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Chỉ định liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ khi trẻ bị thiếu oxy, viêm phổi, suy hô hấp

Chỉ định cho trẻ thở oxy trong các trường hợp bị thiếu oxy, viêm phổi, suy hô hấp

Đặc điểm sinh lý hô hấp của trẻ nhỏ

Tìm hiểu về cấu tạo giải phẫu hệ hô hấp của trẻ

Hệ hô hấp của trẻ gồm: mũi, hầu, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp.

  • Mũi: Có lỗ mũi và ống mũi hẹp, khoang hầu nhỏ và ngắn, do đó không khí hít vào không được lọc sạch làm cho trẻ dễ bị viêm nhiễm. Niêm mạc mũi mềm và nhiều mạch máu, dễ bị chấn thương và chảy máu.
  • Họng: Trẻ sơ sinh có họng hẹp, ngắn, hình phễu, phát triển nhanh trong năm đầu và tuổi dậy thì. Hệ thống bạch huyết chưa phát triển đầy đủ, chủ yếu chỉ thấy VA ((vành hầu) phát triển, còn amidan khẩu cái chưa rõ ràng.
  • Thanh quản: Có hình phễu, ở trẻ bú mẹ thanh quản nằm cao hơn so với người lớn, phát triển rõ rệt vào tuổi dậy thì. Ở trẻ dây thanh đới ngắn, do đó giọng nói cao hơn.
  • Khí quản: Trẻ em dưới 6 tháng khí quản có hình phễu, dài 4cm, rộng 0,5cm, niêm mạc nhẵn, nhiều mạch máu và tương đối khô do các tuyến niêm mạc chưa phát triển.
  • Phế quản: Vị trí phân đôi khí quản sẽ thay đổi theo tuổi, trẻ sơ sinh nằm ở đốt sống lưng III – IV, trẻ 2 – 6 tuổi nằm ở đốt sống lưng IV – V. Nhánh phế quản phải rộng hơn và thẳng theo hướng đi của phế quản.
  • Phổi: Sự phát triển của phổi trẻ em chia làm 2 quá trình: tăng về khối lượng, diện tích hô hấp và biệt hoá các tổ chức phổi. Sự phát triển chủ yếu do tăng số lượng và kích thước phế nang. Phổi trẻ em ít tổ chức đàn hồi, dễ bị xẹp hoặc khí phế thũng.
Tìm hiểu về cấu tạo giải phẫu hệ hô hấp của trẻ

Tìm hiểu về cấu tạo giải phẫu hệ hô hấp của trẻ

  • Màng phổi: Màng phổi trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mỏng, do đó dễ bị dãn ra khi thở vào sâu và tích lũy dịch hoặc khí. Khoang màng phổi dễ thay đổi do 2 lá màng (lá thành và lá tạng tạo nên) dính vào thành ngực chưa chắc.
  • Lồng ngực: Thay đổi theo tuổi, từ lòng ngực ngắn và hình trụ ở sơ sinh đến có sự thay đổi (dẹt lại) gần giống hình dáng gần người lớn khi trẻ lớn hơn. Sự phát triển lồng ngực còn bị ảnh hưởng bởi sức khỏe và bệnh lý như còi xương.

Đặc điểm sinh lý:

  • Đường thở: Trẻ em thở chủ yếu qua mũi, không khí được sưởi ấm và lọc sạch trước khi vào phổi.
  • Nhịp thở: Thay đổi theo tuổi; trẻ sơ sinh có nhịp thở không ổn định và giảm dần theo tuổi.
  • Kiểu thở: Ở trẻ sơ sinh, cơ hoành phát triển tốt hơn các cơ thở phụ, do đó trẻ thường thở bụng. Khi lớn lên, các cơ thở phụ phát triển, trẻ bắt đầu chuyển sang kiểu thở ngực.
  • Trao đổi khí: Trẻ em có tỷ lệ trao đổi khí cao hơn người lớn do cần năng lượng để tăng trưởng và phát triển do đó cần cung cấp oxy nhiều hơn.
  • Điều hòa hô hấp: Trung tâm hô hấp ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2. Trẻ sơ sinh dễ bị các rối loạn nhịp thở như ngưng thở đột ngột, thở nhanh, thở chậm.
  • Cơ chế tự bảo vệ: Các cơ chế như màng lọc không khí, phản xạ ho, hệ thống nhung mao và miễn dịch giúp bảo vệ đường hô hấp.

Tìm hiểu thêm về nguyên lý hoạt động máy tạo oxy chi tiết

Các phương pháp cung cấp oxy và liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ

Phương pháp cung cấp oxy qua gọng mũi

Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục 2 Oxy liệu pháp ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

1. Chỉ định thở oxy
– Trẻ có biểu hiện tím trung tâm (tím da và niêm mạc)
– SpO2 < 90%
– Không uống được, nghi ngờ do thiếu oxy.
– Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp mạnh.
– Thở rất nhanh (> 70 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)
2. Các phương pháp thở oxy
2.1. Oxy qua gọng mũi
– Tiện lợi: dễ sử dụng và chăm sóc, bệnh nhân dễ chấp nhận: có thể vừa thở oxy vừa ăn uống, nói chuyện.
– Bất lợi: dễ tắc đường ra do chất tiết, xung huyết mũi gây khó chịu.
– Chỉ định:
Tự thở được qua mũi (mũi không tắc do xung huyết)
Trẻ có nhu cầu oxy (FiO2) thấp < 35%
– Liều lượng:
Lưu lượng O2 cho phép từ < 0,5 lít/phút (l/p)đến 4 l/p với FiO2 có thể đạt từ 23% đến 35%. Lưu lượng > 4 l/p gây chướng bụng hạn chế hô hấp. Lưu lượng O2 tối đa thở gọng theo lứa tuổi: sơ sinh 1,5 – 2 l/p, trẻ bú mẹ 2 – 3 l/p, trẻ lớn 3 – 4 l/p.
Với thở gọng mũi, lưu lượng O2 tăng 1 l/p thì FiO2 tăng lên khoảng 4%.
…”

Phương pháp thở qua gọng mũi đơn giản, cung cấp đủ liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ

Phương pháp thở qua gọng mũi đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến ăn uống của trẻ

Tham khảo các sản phẩm máy tạo oxi của Đức chất lượng 

Liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ

Nồng độ oxy cần thiết cho trẻ sơ sinh được điều chỉnh để đạt được mức PaO2 từ 50 đến 70 mm Hg đối với trẻ sinh non, và từ 50 đến 80 mm Hg đối với trẻ đủ tháng. Mức bão hòa oxy (SpO2) nên đạt từ 90% đến 94% cho trẻ sinh non, và từ 92% đến 96% cho trẻ đủ tháng.

Ở trẻ sơ sinh, hemoglobin có khả năng kết hợp với oxy rất tốt. Tuy nhiên, việc cung cấp quá nhiều oxy có thể gây hại, dẫn đến các vấn đề như bệnh võng mạc ở trẻ sinh non và rối loạn phổi. Do đó, nồng độ oxy cần được điều chỉnh cẩn thận cho từng bé, dựa trên tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe.

Và oxy cần được làm ấm (36 đến 37°C) và làm ẩm để tránh gây kích ứng và co thắt phế quản do không khí quá lạnh hoặc khô.

Tiếp theo là đặt catheter động mạch rốn để lấy mẫu khí máu cho những trẻ cần oxy nồng độ cao (≥ 40%). Nếu không thể đặt catheter rốn, có thể dùng ống thông động mạch để theo dõi huyết áp liên tục và lấy mẫu máu khi cần. Việc này được thực hiện để đánh giá mức độ đầy đủ của tuần hoàn bàng hệ, có bình thường hay không.

Liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ

Liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ

Nếu trẻ không đáp ứng tốt với các phương pháp trên, cần phải cân nhắc đến việc sử dụng các phương pháp khác như bổ sung dịch để cải thiện cung lượng tim, hoặc sử dụng máy thở CPAP hoặc bóp bóng với mặt nạ oxy (40 đến 60 lần/phút).

Việc sử dụng CPAP giúp giảm nguy cơ tổn thương phổi do máy thở và có thể tránh phải đặt ống nội khí quản. Tuy nhiên, nếu oxy máu của trẻ không cải thiện hoặc cần bóp bóng liên tục, việc đặt nội khí quản và thở máy có thể cần thiết.

Đặc biệt đối với trẻ sinh rất non tháng (dưới 28 tuần hoặc dưới 1000 g), có thể cần hỗ trợ thông khí ngay sau sinh.

Vì nhiễm khuẩn huyết có thể là nguyên nhân phổ biến gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, thường xuyên thực hiện xét nghiệm máu và điều trị kháng sinh cho những trẻ cần hỗ trợ oxy nhiều trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp thở oxy cho trẻ

  • Luôn theo dõi trẻ thở oxy. Nếu không có máy phải theo dõi bằng các dấu hiệu tím da niêm mạc, tri giác…
  • Đảm bảo các kết oxy từ nguồn oxy đến trẻ hoạt động tốt
  • Điều dưỡng kiểm tra gọng mũi hoặc ống thông thở oxy liên tục để không không tắc dụng cụ đo chất xuất tiết, đầu ống thông đúng vị trí…
  • Trong quá trình áp dụng phương pháp thở oxy cần phải vệ sinh và vô khuẩn dụng cụ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ.
  • Khu vực trẻ thở oxy không được hút thuốc hoặc gần nguồn tạo lửa.

Như vậy bài viết đã giải đáp liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ cũng như một số lưu ý khi chăm sóc trẻ thở oxy. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Theo dõi ngay Siêu Thị Y Tế để cập nhật nhiều thông tin hơn nữa!

Tham khảo ngay các sản phẩm máy đo huyết ápmáy đo đường huyết đa dạng tại Siêu Thị Y Tế



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!