Bạn cứ nghĩ tuổi 30 đã không còn là trẻ trung nữa ? Thật sự nếu bạn biết cách chăm sóc sức khỏe ở tuổi 30 bạn sẽ có được như những gì bạn muốn và ngược lại.
Cơ thể của bạn thay đổi mỗi ngày vì đang bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vậy nên bạn cần tìm cách để hạn chế sự lão hóa xuất hiện và duy trì sức khỏe sau này ?
Những thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi 30
Khi chạm mốc tuổi 30, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu có những dấu hiệu khác biệt sau đây:
Nếp nhăn bắt đầu xuất hiện
Da bạn sẽ không còn trẻ trung tươi sáng, các nếp nhăn xuất hiện ở vùng trán, mắt. Do tế bào da đã không còn tái tạo nhanh như hồi bạn còn trẻ, đây được xem là tiến trình bình thường của sự lão hóa.
Bạn cần dùng đến sữa rửa mặt và bắt đầu dưỡng ẩm ngay bây giờ, và đặc biệt phải dùng đến kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn tốt hơn.
Nguy cơ bị loãng xương
Ở độ tuổi 30, bạn cũng sẽ khó có thể cảm nhận được xương bạn đang dần yếu đi, nguy cơ dễ bị sẽ là loãng xương. Khi đó, các cơ trong cơ thể mất dần trương lực, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự cân bằng cơ thể thể hiện bằng vóc dáng bên ngoài.
Bạn nên bảo vệ xương của mình để giảm nguy cơ loãng xương:
- Dùng những thực phẩm giàu canxi để xương chắc khỏe.
- Rèn luyện chạy bộ và tập thể thao.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần bổ sung vitamin hoặc khoáng chất.
Tâm lý của bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái stress
Với những người còn đang phải bận tâm nhiều về vấn đề gia đình, sự nghiệp, trách nhiệm gia đình,…tất cả đều khiến bạn phải suy nghĩ và đối mặt với sự căng thẳng, tâm lý luôn bất ổn.
Để giảm bớt tình trạng này, bạn cần dành thời gian tìm một người bạn để tâm sự, và đừng quên dành thời gian cho hoạt động cá nhân như các hoạt động này cũng có thể giúp bạn kiểm soát được cơn căng thẳng: chăm sóc cây cảnh, đọc sách,…và hạn chế dùng quá nhiều chất kích thích.
Tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Có rất nhiều chị em phụ nữ chọn tuổi 30 để sinh con. Theo như các chuyên gia bác sĩ chỉ ra rằng sinh con ở tuổi 30 gặp nhiều nguy cơ hơn so với khi còn trẻ. Khả năng thụ thai giảm xuống, nguy cơ sảy thai dễ xảy ra, hoặc nguy hiểm hơn là bào thai bị dị tật. Để đảm bảo an toàn mang thai ở tuổi 30 trở lên, bạn nên thường xuyên khám định kỳ để không để sự đáng tiếc xảy ra.
Bạn nên quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn
Điều bạn cần chú ý khi chăm sóc sức khỏe ở tuổi 30 là:
- Giảm stress
- Khám sức khỏe định kỳ
- Bổ sung chất ngăn ngừa loãng xương
- Duy trì số cân nặng
- Dưỡng da và chăm da thường xuyên
- Quan tâm về việc sinh con, mang thai, hay phòng tránh thai
- Thực hiện lối sống khoa học và phòng ngừa bệnh tật