Hiện tại một số bệnh nhân thắc mắc việc người cao huyết áp có uống được sâm không chúng tôi xin được trình bày như sau: Để giải đáp câu hỏi trên chúng tôi xin trích dẫn khuyến cáo chuyên gia là bác sĩ Tạ Văn Sang đang công tác tại Trung tâm y dược Tinh hoa (Hà Nội).
Người cao huyết áp có uống được sâm không?
Công dụng của sâm đối với sức khỏe:
- Trong thành phần của nhân sâm có rất nhiều dưỡng chất tốt có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật rất tốt.
- Đây là sản phẩm lý tưởng, phù hợp dành cho những người bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi. Nhất là những trường hợp bị nóng trong, gầy yếu, bị trứng cá, mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu…
Thế nhưng thượng dược này không phải phù hợp với tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là những người cao huyết áp, người bị bệnh huyết áp cao mắc chứng can dương cao, thường bị hoa mắt, chóng mặt…
Người bị bệnh cao huyết áp có dùng sâm được không? Theo các nghiên cứu lâm sàng, nhân sâm được khuyến cáo không nên dùng cho những người đang mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.
Việc kết hợp sử dụng chung thuốc điều trị huyết áp cao với nhân sâm sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc, dùng liều cao nhân sâm sẽ làm tim đập nhanh, các cơn tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn và rất nguy hiểm.
Việc tự ý sử dụng nhân sâm có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Một số nghiên cứu y học cũng chỉ ra tác dụng hạ áp của nhân sâm nếu người bệnh sử dụng đúng cách.
- Nên dùng liều lượng vừa phải, không nên dùng liều quá cao.
- Không nên dùng gần thời gian uống thuốc hạ áp vì có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc này.
- Trước khi dùng nên tập thể dục thể lực trong thời gian khoảng một tháng.
- Nên ăn nhạt và uống thêm sữa đậu nành.
- Không dùng khi đói để tránh tụt huyết áp.
- Không dùng vào buổi tối để tránh rối loạn giấc ngủ.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên và tuân thủ nghiêm túc sự chỉ dẫn của các thầy thuốc có chuyên khoa.
Một số đối tượng khác không được sử dụng nhân sâm
Mặc dù nhân sâm được biết đến là có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nhân sâm cũng được khuyến cáo không nên sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người đang đau bụng: Sách thuốc đông y có lời khuyên những người đau bụng không nên uống nhân sâm vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Người có bệnh khó ngủ: Đặc điểm của Nhân Sâm có thể giúp người sử dụng tăng hưng phấn do đó sẽ khiến người bệnh càng khó ngủ thêm, vì vậy nên hạn chế sử dụng vào buổi tối.
- Người có thể trạng bình thường: Nếu dùng nhiều có thể gây mất cân bằng cho cơ thể và lãng phí không cần thiết.
- Người đang bị viêm loét bao tử, đau bao tử.
- Phụ nữ mang thai, con nhỏ trong khoảng 0- 14 tuổi.
- Người đang mắc các bệnh ho ra máu, bệnh nhân lao phổi, bệnh nhân viêm gan, bệnh nhân viêm túi mật, sỏi mật.
Các lưu ý khi sử dụng nhân sâm mà bạn nên biết:
Nhân sâm được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc sử dụng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nhân sâm:
1. Liều lượng và cách sử dụng
- Liều lượng: Không nên sử dụng quá liều nhân sâm. Liều lượng thường được khuyến cáo là từ 200-400 mg chiết xuất nhân sâm mỗi ngày, nhưng điều này có thể thay đổi tùy theo loại sâm và mục đích sử dụng.
- Thời gian sử dụng: Sử dụng nhân sâm trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, sau đó nên nghỉ ngơi một thời gian trước khi tiếp tục dùng để tránh tác dụng phụ.
2. Tương tác thuốc và tình trạng sức khỏe
- Tương tác thuốc: Nhân sâm có thể tương tác với một số loại thuốc, như thuốc chống đông máu và thuốc điều trị tiểu đường. Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bệnh lý nền, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tình trạng sức khỏe: Người có các vấn đề về huyết áp, bệnh tim mạch, hoặc bệnh lý tự miễn dịch nên cẩn trọng khi sử dụng nhân sâm và nên thảo luận với bác sĩ.
3. Chọn loại nhân sâm
- Nguồn gốc: Chọn nhân sâm từ các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng và tránh hàng giả. Nhân sâm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra chất lượng sẽ an toàn hơn.
- Loại nhân sâm: Có nhiều loại nhân sâm như nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm Trung Quốc, và nhân sâm Mỹ. Mỗi loại có những đặc điểm và công dụng khác nhau. Nên chọn loại phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.
4. Tác dụng phụ
- Tác dụng phụ: Mặc dù nhân sâm thường an toàn khi sử dụng đúng cách, nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ như mất ngủ, nhức đầu, hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu gặp các triệu chứng bất thường, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Chế độ ăn uống và lối sống
- Kết hợp với chế độ ăn uống: Để tối ưu hóa lợi ích của nhân sâm, hãy kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh.
- Uống đủ nước: Nhân sâm có thể gây khô miệng hoặc làm tăng nhu cầu nước, vì vậy hãy uống đủ nước trong suốt thời gian sử dụng.
Nhân sâm là một thảo dược quý, nhưng việc sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được các lợi ích sức khỏe mà không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Lời khuyên sức khỏe: Bệnh nhân cao huyết áp nên chú ý trong ăn uống và sinh hoạt để phòng ngừa những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt phải thường xuyên đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi tình hình huyết áp.
Mời bạn tham khảo mẫu máy đo huyết áp đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X |
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital |
Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + |
Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) |
Một số câu hỏi khác liên quan đến bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp uống nước gì thì tốt?
Trả lời: Những loại nước uống tốt như trà xanh, ca cao, sữa tươi, trà bụt giấm, nước lọc.
>> Xem thêm: 7 Loại Trà Giúp Trị Cao Huyết Áp Ở Người Cao Tuổi
Bệnh cao huyết áp có được uống rượu sâm không?
Trả lời: Những người bị cao huyết áp thì không nên sử dụng rượu sâm vì nhân sâm có tác dụng làm tăng huyết áp có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh tiểu đường có uống được sâm
Trả lời: Sâm có lợi cho các trường hợp ho lao, viêm phế quản mạn tính và tiểu đường.
Người cao huyết áp có dùng được yến sào
Trả lời: Công dụng yến sào rất tốt cho bệnh cao huyết áp nhưng nếu bạn biết cách chế biến khoa học thì giá trị hỗ trợ điều trị bệnh sẽ càng cao.
Qua bài viết này câu hỏi “Người cao huyết áp có uống được sâm không” đã được Siêu Thị Y Tế giải đáp một cách chi tiết và khoa học. Nếu bạn đang sử dụng nhân sâm hãy chắc chắn ràng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Hoặc bạn đang có nhu cầ tìm mua máy đo huyết áp chất lượng chính hãng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.