Rau má là bài thuốc nam lý tưởng, giúp hạ huyết áp hiệu quả, tốt cho bệnh nhân huyết áp cao, khi sử dụng không lo tác dụng phụ như thuốc tân dược.
Rau má là tiên dược dưới góc nhìn y học
Theo Đông Y, rau má giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng ẩm, thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng.
Còn khoa học hiện đại chứng minh trong rau má có một loại các hợp chất như manganese, zinc, các loại vitamin B1, B2, C, K… rất tốt cho sức khỏe.
Đối với bệnh cao huyết áp nói riêng, các hoạt chất có trong rau má có thể giúp cải thiện hệ tuần hoàn tĩnh mạch, mao mạch và bảo vệ thành mạch, tăng cường độ đàn hồi cho mạch máu, giảm mỡ máu.
Đặc điểm của cây rau má
Trước khi tìm hiểu “Người bị cao huyết áp có uống được rau má không?” thì chúng ta cần biết về loại cây này. Rau má còn được gọi với tên khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo, sinh sống và phát triển trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ, ven sông và trên đất mùn tơi xốp ở các vùng nhiệt đới.
Đặc điểm nhận dạng rau má gồm các đặc trưng sau:
- Rễ cây có màu trắng kem và thường có một lớp lông mịn. Hệ thống rễ bao gồm rễ chùm ở gốc cây và các rễ đót mọc xung quang phần trung của thân cây.
- Rau má là loài thân cây bò sát, mảng màu xanh lục, trên thân cây thường có rễ bám.
- Lá của cây có kích thước 5 – 20cm và có hình dạng thận, cuống dài. Lá thường màu xanh và có bề mặt lá trơn nhẵn, với các gân lá tạo nên một mạng lưới đẹp mắt.
- Hoa rau má có màu trắng và chúng thường nở thành các tán hoa nhỏ gần với mặt đất.
Lợi ích của rau má đối với sức khỏe
Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của rau má đối với sức khỏe, kèm theo dẫn chứng về thành phần dinh dưỡng:
- Cải thiện tuần hoàn máu: Rau má chứa saponin và triterpenoid – hai hợp chất có khả năng tăng cường sức khỏe thành mạch, cải thiện lưu thông máu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau má có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tuần hoàn.
- Tăng cường trí nhớ và sức khỏe não bộ: Rau má rất giàu asiaticoside và madecassoside, hai hoạt chất giúp kích thích tái tạo tế bào thần kinh và cải thiện chức năng não bộ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rau má có thể giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức, đặc biệt ở người cao tuổi.
- Làm đẹp da: Rau má có chứa flavonoid và vitamin C – hai chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giảm viêm. Ngoài ra, asiaticoside trong rau má cũng kích thích sản xuất collagen, giúp da mịn màng và săn chắc hơn.
- Giảm căng thẳng và lo âu: Rau má có tác dụng làm dịu hệ thần kinh nhờ vào asiatic acid và brahmic acid, hai hợp chất có khả năng giảm căng thẳng, lo âu, và giúp cải thiện giấc ngủ. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology đã khẳng định khả năng giảm lo âu của rau má.
- Chống viêm và kháng khuẩn: Rau má có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh nhờ vào polyphenol và flavonoid. Các thành phần này giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Rau má có chứa triterpenoids giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, và giảm các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng.
- Giảm đau nhức: Các hợp chất như asiaticoside trong rau má có khả năng chống viêm, giúp giảm đau nhức cơ bắp và khớp. Rau má cũng được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để giảm đau do viêm khớp.
- Thanh lọc cơ thể: Rau má giúp thanh lọc cơ thể nhờ vào chlorophyll – một chất chống oxy hóa có khả năng thải độc, thanh lọc gan, và cải thiện chức năng gan, từ đó giúp cơ thể loại bỏ các độc tố tích tụ.
Người bị huyết áp cao có nên sử dụng rau má không?
Tất nhiên, người mắc bệnh cao huyết áp có thể sử dụng rau má trong chế độ ăn uống của mình. Rau má nổi tiếng với tác dụng hạ huyết áp, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cụ thể, rau má chứa các thành phần có lợi như:
- Triterpenoids: Giúp giãn mạch máu và hỗ trợ giảm huyết áp.
- Saponin: Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ mạch máu.
- Vitamin C: Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Vitamin K: Hỗ trợ quá trình đông máu.
- Chất xơ: Giúp giảm cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, người bệnh cao huyết áp cần tiêu thụ rau má với một liều lượng hợp lý và không nên lạm dụng. Liều lượng khuyến nghị là từ 200 – 400mg rau má khô mỗi ngày, tương đương với khoảng 40 – 80g rau má tươi.
Một số bài thuốc hạ huyết áp từ rau má
Cách đơn giản là ăn sống rau má mỗi ngày, uống nước áp rau má hoặc lấy rau má sắc lấy nước uống.
Nước rau mà có tác dụng tuần hoàn máu, giúp bồi bổ sức khỏe tăng cường trí lực, thị lực. Đặc biệt người lớn tuổi thường xuyên dùng rau má, không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn cải thiện trí nhớ.
Bên cạnh đó có thể kết hợp rau mà với một số thảo dược khác tạo thành những bài thuốc chữa huyết áp cao hiệu quả.
- Rau má, rễ chanh, cỏ xước, rễ nhàu, lá dâu, lá tre mỗi loại 20g, sắc với 1 lít nước, uống nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên uống liên tục trong một tuần giúp người bệnh hạ huyết áp nhanh chóng.
- Rễ tranh, rau má, cỏ mực, cảm thảo, củ sả tươi, gừng tươi đập dập, lá muồng trâu, vỏ quýt khô, sắc với 1 bát nước uống khi còn ấm. Bài thuốc dùng để tăng cường sức đề kháng cơ thể, kích thích tiêu hóa, giúp huyết áp cao đưa về mức ổn định.
Bài thuốc trị cao huyết áp với rau má:
Bài thuốc điều trị cao huyết áp gồm 7 vị thuốc bình dân, rất dễ tìm như rau má (16 g), lá tre (12 g), rễ tranh (13 g), rễ nhàu (16 g), rễ cỏ xước (12 g), rễ kiến cò (12 g) và lá dâu (12 g).
Cách dùng: sắc lấy nước uống (nếu không sắc thì có thể chế thành dạng thuốc viên rồi uống như trà).
>> Theo dõi sức khỏe người bệnh bằng máy đo huyết áp tại nhà
Lưu ý khi sử dụng rau má chữa huyết áp cao
Rau má có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, tuy nhiên nó là loại rau giàu dược tính, trường hợp bệnh nhân bị yếu bụng hay đi đại tiểu lỏng không nên dùng thường xuyên, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế sử dụng vì dùng nhiều có thể gây xảy thai. Sử dụng rau má quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
Tăng lượng đường trong máu
Điều này rất nguy hiểm. Lượng đường trong máu tăng khiến cho lượng cholesterol trong máu cũng tăng. Đặc biệt, đối với những người bị tiểu đường thì càng nguy hiểm.
Nhức đầu
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu , thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Giảm khả năng mang thai
Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai …
Tiêu chảy
Bản thân rau má có tính hàn nên dễ gây đầy bụng và tiêu chảy . Nhất là người nào cơ thể có thân nhiệt thấp và thường bị lạnh bụng. Nếu dùng, cần ăn kèm với một vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.
>> Có thể bạn quan tâm: Cao Huyết Áp Uống Cà Phê Được Không?
Gây sảy thai
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em , phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Theo MegaFun, nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu .
Mời bạn tham khảo mẫu máy đo huyết áp đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X |
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital |
Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + |
Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) |
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ công dụng của rau má đối ới sức khỏe và trả lời được thắc mắc “Người bị cao huyết áp có nên uống rau má không?”, hy vọng bạn đã nắm được các cách chế biến rau má. Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy đo huyết áp chính hãng hãy liên hệ ngay với Siêu Thị Y Tế để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.