Chữa cao huyết áp bằng chuối là phương pháp được nhiều người quan tâm. Nhưng liệu chuối có thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp? Bài viết này của Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về lợi ích của chuối đối với sức khỏe tim mạch và cách sử dụng chúng để đạt hiệu quả tối ưu.
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Chuối là một trong những loại trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hiện nay. Bởi chứa một nguồn chất xơ lành mạnh, Vitamin B6, Vitamin C, giàu Kali, chất chống oxy hóa và các phytonutrients.
Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của chuối tốt cho sức khỏe, cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu. Nhờ đó giúp cho tiêu hoá, sức khoẻ tim và giảm cân. Hơn nữa, theo nghiên cứu phân tích năm 2017 của Bộ phận khoa học Y khoa Prilozi cho rằng, chuối có thể giúp kiểm soát các vấn đề về đường tiêu hoá như tiêu chảy, loét, giảm huyết áp, giảm cholesterol
Chữa cao huyết áp bằng chuối có thực sự hiệu quả
Chữa cao huyết áp bằng chuối hay có làm giảm huyết áp không? Thực ra ăn chuối không thể hạ huyết áp ngay lập tức nhưng có thể giúp bạn tăng lượng kali hàng ngày. Ngoài ra, theo các nghiên cứu, những ai ăn nhiều kali cũng như chuối sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn tới 27%.
Hơn nữa, chuối còn cung cấp Magie – một loại khoáng chất quan trọng khác cho bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp. Vậy nên, trong thực đơn hàng ngày, bạn bổ sung đủ khoáng chất này. Điều đó cũng được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho rằng: Người bị tăng huyết áp, chuối tiêu là vị thuốc hạ huyết áp tốt, không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Chẳng hạn, trong 100gr chuối tiêu chín bao gồm 74gr nước, 1,5gr protid, , 22,4gr glucid, 0,8gr xenluloza, 0,4gr axit hữu cơ, cung cấp được 100 calo. Dưỡng chất trong chuối vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng.
Ngoài ra, chuối chín còn chứa các muối khoáng (canxi, photpho, sắt) và các vitamin như 0,12 mg caroten, 0,7 mg vitamin P6, 0,04 mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 6mg vitamin C…). Tất cả đều là những chất cần thiết cho cơ thể con người.
Hướng dẫn cách chữa cao huyết áp bằng chuối
Chữa cao huyết áp bằng chuối tuy có công dụng cho người bệnh nhưng bạn cần biết cách sử dụng sao cho phù hợp và an toàn.
Cách ăn chuối đúng cách
Chuối không thể sử dụng tùy tiện, nhất là lúc bụng đói hay dạ dày trống rỗng. Vì chuối có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, mặt khác chuối có magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng và ảnh hướng đến hệ tim mạch, chướng bụng. Bạn chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn để gây hại đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh ăn chuối chín vào bữa sáng hoặc đang tập trung cao độ trong công việc cần sự suy nghĩ, tư duy nhiều. Bởi thành phần serotonin trong chuối chín gây cảm giác buồn ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Vì vậy, để chữa cao huyết áp bằng chuối an toàn, hãy sử dụng chuối đúng cách chính là thói quen giúp bạn có thể hỗ trợ bệnh thuyên giảm. Bạn hãy ăn chuối vào bữa trưa hay bữa tối để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Các công thức món ăn từ chuối giúp giảm huyết áp
Chuối là loại trái cây dễ dàng kết hợp với nhiều loại khác nhau nên bạn có thể làm sinh tố, bánh để thay đổi khẩu vị hàng ngày. Tuy nhiên, có một món chuối ngâm giấm là cách chế biến khác hẳn với chuối. Loại nước uống này giúp ổn định huyết áp nhưng bạn cần biết thời điểm thích hợp để sử dụng loại hỗn hợp này.
Ngoài ra, món chuối ngâm giấm thực sự giúp bạn duy trì ổn định huyết áp nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi uống giấm chuối các chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Phụ nữ Fukuoka (Nhật Bản) khuyên nên uống giấm chuối pha trực tiếp với nước.
Hơn nữa, bạn cũng có thể dùng một lượng nhỏ làm gia vị cho các món ăn hàng ngày. Nhờ đó làm cho món ăn đa dạng mà còn góp phần chăm sóc sức khỏe cơ thể. Bạn hãy dùng liều lượng từ 1-2 thìa nhỏ cho mỗi lần để đảm bảo an toàn hơn nhé!
Chia sẻ mẹo ăn uống để có huyết áp tốt
Chữa cao huyết áp bằng chuối cũng là một gợi ý bổ ích giúp những người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, để ăn uống chuối sao cho phù hợp với từng cơ thể, hãy xem các nội dung đề cập sau:
Ăn nhiều quả mọng
Để da dạng khẩu vị, bạn hãy kết hợp chuối với các quả mọng. Điển hình như việt quất, dâu tây và mâm xôi, … là những chất chất chống oxy hóa gọi là flavonoid, và tác dụng làm hạ huyết áp rất tốt. Bạn hãy dùng các món ăn từ sự kết hợp này như một món ăn nhẹ, có thể cho vào sữa chua buổi sáng hay làm sinh tố của bạn để tận hưởng những lợi ích.
Bổ sung nhiều kali
Chữa cao huyết áp bằng chuối hay chất Kali. Đây là thành phần quan trọng đối với việc giảm huyết áp. Nếu bạn tăng lượng kali hấp thụ bằng cách bổ sung chuối hoặc các thực phẩm khác (khoai lang, rau bina, quả bơ và đậu). Nhờ đó này giúp cân bằng tác dụng của lượng natri dư thừa và hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh.
Hấp thụ nhiều canxi hơn
Để chữa cao huyết áp bằng chuối, bạn thường xuyên bổ sung canxi. Đây là thành phần giúp xương chắc khỏe, có thể kiểm soát huyết áp. Ngoài việc ăn chuối, bạn có thể thêm sữa ít béo, sữa chua và pho mát. Đó là các thực phẩm chứa nguồn canxi tuyệt vời. Ngoài ra, bạn có thể thay thế các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau lá xanh như cải xoăn và cải xanh có thể làm tăng lượng canxi bạn hấp thụ.
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn biết cách chữa cao huyết áp bằng chuối thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe. Bởi trong chuối sở hữu các thành phần dưỡng chất rất tốt cho cơ thể người bệnh cao huyết áp nói riêng và mọi người nói chung. Điều lưu ý, bạn hãy tham khảo sự tư vấn bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung chuối và phối hợp với các thực phẩm khác an toàn nhé!