Người đau dạ dày nên uống gì?

1247

Trong chế độ dinh dưỡng dành cho người đau dạ dày, thức uống được xem là một phần không thể thiếu. Không ít loại nước uống nếu được người bệnh kiên trì sử dụng, các triệu chứng đau dạ dày ngày càng thuyên giảm.

Người đau dạ dày nên uống gì? (Ảnh:Internet)

Người đau dạ dày nên uống gì? (Ảnh:Internet)

Nước gừng

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng gừng có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Các hợp chất trong thảo dược này như Zingiberol, Tecpen, Methadonane và Oleorasin, có khả năng trung hòa dịch vị, chống viêm và ức chế hại khuẩn. Bên cạnh đó, gừng còn thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Vì vậy, mỗi ngày uống một tách trà gừng có thể giảm bớt tình trạng khó chịu do dạ dày gây ra. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào để việc uống trở nên dễ dàng hơn nhé.

Đặc biệt, mùi thơm nhẹ nhàng tự nhiên của loài thảo dược này cũng giúp giảm thiểu tình trạng nôn mửa cho người bệnh đau dạ dày.

Bạn có thể thực hiện món trà gừng, chanh và đường phèn.

  • Bạn xắt lát 1 củ gừng tươi cho vào tách.
  • Đổ 250ml nước sôi vào hãm trong 5 phút.
  • Thêm đường phèn, khấy đều cho đường tan hoàn toàn và vắt 1/3 quả chanh vào.
  • Sau đó, uống từng ngụm nhỏ để tinh chất thẩm sâu vào niêm mạc dạ dày.
Thực hiện món trà gừng với chanh, đường phèn để trị đau dạ dày. (Ảnh:Internet)

Thực hiện món trà gừng với chanh, đường phèn để trị đau dạ dày. (Ảnh:Internet)

Nước ép nha đam

Ngày nay, nha đam không chỉ được biết tới như một mỹ phẩm thiên nhiên mà còn là một thức uống giúp thanh lọc cơ thể. Theo các nhà khoa học chứng minh rằng nha đam có những hoạt chất chữa được căn bệnh đau dạ dày:

  • Trong nhựa của cây nha đam có các hoạt chất như aloe amodine, anthracene, aloetic acid… giảm đau, sát trùng, kháng sinh, nhuận tràng, hạn chế tiết dạ dày.
  • Các enzym có trong nha đam như lypaza, catalaza, oxylaza,… giữ vai trò thủy phân protein, thúc đẩy tiêu hóa, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu catalase, cellulose. Bên cạnh đó, enzym này còn có khả năng chống lại sự tích tụ phần nước bị oxy trong cơ thể, làm giảm đau, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bạn có thể làm nước ép nha đam hoặc kết hợp nha đam với mật ong hoặc nha đam với nghệ vàng để điều trị căn bệnh đau dạ dày. Cách làm nước nha đam kết hợp với mật ong như sau:

Chuẩn bị 3 lá nha đam, 300ml mật ong.

Nha đam bạn gọt rửa sạch, sau đó tách lấy phần thịt trong lá chp vào máy xoay, dùng ray lọc lấy nước. Sau khi lọc lấy nước, bạn cho vào một cái hũ có nắp, cho thêm mật ong vào, trộn đều cùng với nha đam. Bạn đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 3-4 ngày.

Nha đam với mật ong nên được sử dụng mỗi ngày (Ảnh:Internet)

Nha đam với mật ong nên được sử dụng mỗi ngày (Ảnh:Internet)

Bạn có thể lấy nước nha đam và mật ong để sử dụng mỗi ngày. Chỉ nên uống khoảng 3-5 ml và không nên uống nhiều hơn nếu không sẽ bị tiêu chảy.

Nước ép bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược có tính dịu nhẹ. Từ lâu, nước ép bạc hà đã được sử dụng để chữa trị các bệnh khó tiêu và khó chịu ở dạ dày. Bạc hà giúp tăng dịch tiết ra ở túi mật và giúp mật lưu thông ở túi mật tốt hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ giúp duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định. Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng làm giảm đau và dịu bớt cơn đau khó chịu do đầy hơi và chướng bụng gây nên. Trong một nghiên cứu ở động vật, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chất menthol có trong bạc hà có hiệu quả giúp bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethonal. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày.

Nước ép bạc hà chữa trị bệnh khó tiêu ở dạ dày. (Ảnh:Internet)

Nước ép bạc hà chữa trị bệnh khó tiêu ở dạ dày. (Ảnh:Internet)

Người bệnh có thể nhai vài một lá bạc hà rồi nuốt hoặc làm nước ép bạc hà thường xuyên để uống.

Trà hạt bạch đậu khấu

Đây là một trong những loại thảo dược mọc hoang ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Mỹ. Đây là một trong những loại thảo quả, sống lâu năm, cao chừng 2-3 mét. Cây thường được thu hái khi đã 3 năm tuổi. Hạt, quả hoa của cây này đều được chế biến làm thuốc. Mùa thu hoạch của loại thảo dược này thường rơi vào tháng 5 đến tháng 8.

Loại dược liệu này có tác dụng tăng cường nhu động ruột, gia tăng tiết dịch vị, ức chế sự lên men không bình thường ở ruột và chống nôn. Ngoài ra, nó có tác dụng chống nấm, hạ sốt, giãn cơ trơn và hạ huyết áp. Khi dùng làm thuốc, loại cây này có tác dụng chữa trị các bệnh như: ợ hơi, khó tiêu, co thắt bụng, đau bụng, nôn mửa…

Trà hạt bạch đậu khấu có tác dụng chữa trị bệnh đau dạ dày. (Ảnh:Internet).

Trà hạt bạch đậu khấu có tác dụng chữa trị bệnh đau dạ dày. (Ảnh:Internet).

Hy vọng rằng những thức uống này sẽ giúp bạn nhanh chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công. Nhớ theo dõi các bài viết về đau dạ dày để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất