Giãn tĩnh mạch chân xảy ra phổ biến ở hầu hết người trưởng thành và thường gây vấn đề về thẩm mỹ, đôi khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu và nghiêm trọng hơn ở nhiều người. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới trong bài viết sau.
Giãn tĩnh mạch chân là gì?
Giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đây là tình trạng các tĩnh mạch gần bề mặt da ở chân bị sưng lên và có thể sờ thấy qua da. Những tĩnh mạch bị giãn ở chân thường phồng lên, hơi xanh này được tìm thấy ở bên trong bắp chân hoặc đùi. Mặc dù chân bị giãn tĩnh mạch thường không phải là một vấn đề y tế nghiêm trọng, nhưng nếu chúng ta không chăm sóc và điều trị thì bệnh có thể gây khó chịu, viêm và hình thành cục máu đông rất nguy hiểm.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch bàn chân là do tăng áp lực máu trong tĩnh mạch. Máu di chuyển về tim nhờ các van một chiều trong tĩnh mạch. Khi các van trở nên suy yếu hoặc hư hỏng, máu có thể tích tụ trong tĩnh mạch. Điều này làm cho tĩnh mạch mở rộng. Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài có thể khiến máu ứ đọng ở tĩnh mạch chân, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch và khiến tĩnh mạch căng ra. Điều này có thể làm suy yếu thành tĩnh mạch và làm hỏng các van, cuối cùng dẫn đến giãn tĩnh mạch chân.
Nguy cơ dẫn đến đến giãn tĩnh mạch ở chân
Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao mắc giãn tĩnh mạch bàn chân:
- Những người làm công việc phải đứng hàng giờ đồng hồ chẳng hạn như đầu bếp, người phục vụ, nhân viên pha chế rượu, y tá,…
- Phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ đang uống thuốc tránh thai hoặc thay thế hormone.
- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
- Người bị chấn thương ở chân trước đó.
- Người có lối sống thụ động.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có thói quen hút thuốc.
Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Giai đoạn đầu
Bị giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu sẽ có những dấu hiệu mờ nhạt và thoáng qua nên ít người cảm nhận được như: nặng chân, đau chân, đôi khi là cảm giác mang giày dép chật hơn, mỏi chân, phù nhẹ, chuột rút (nhất là ban đêm), cảm giác chân bị châm chít như kiến bò. Ngoài ra cũng xuất hiện mạch máu li ti thường thấy ở cổ chân và bàn chân.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân ban đầu thường không quá rõ ràng và mất đi khi đã nghỉ ngơi nên người bệnh thường hay bỏ qua.
Giai đoạn tiến triển
Khi bệnh giãn tĩnh mạch chân bắt đầu tiến triển thì dấu hiệu đi kèm sẽ rõ ràng hơn, bao gồm:
- Phù chân, phổ biến nhất là phù ở mắt cá hay bàn chân.
- Thay đổi màu sắc da ở cẳng chân vì máu bị tụ lại ở tĩnh mạch lâu ngày.
- Các tĩnh mạch phồng lên gây nặng chân, đau nhức chân.
Bệnh giãn tĩnh mạch đã tiến triển thì những dấu hiệu này sẽ không mất đi khi nghỉ ngơi. Khi nặng hơn, người bệnh còn có thể thấy nhiều búi tĩnh mạch phồng và nổi rõ lên trên da, các mảng bầm máu cũng xuất hiện đồng thời.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Hầu hết mọi người thường không gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do bệnh giãn tĩnh mạch ở chân gây ra. Vậy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh rất hiếm, nhưng nếu không được chữa trị bạn vẫn có thể gặp như: cục máu đông (viêm tắc tĩnh mạch), chảy máu nhỏ gần da, loét trên da gần giãn tĩnh mạch.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người bị giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc các vấn đề như:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tình trạng này xuất hiện khi cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch sâu, phổ biến nhất là ở cẳng chân và đùi.
- Thuyên tắc phổi. Tình trạng này xảy ra là khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi, có thể đe dọa đến tính mạng. Khó thở đột ngột hoặc từ từ là triệu chứng phổ biến nhất của thuyên tắc phổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: đau ngực, chóng mặt hoặc ngất xỉu, cảm giác lo lắng, nhịp tim không đều, mạch nhanh, đổ mồ hôi, ho ra máu.
Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các mảng da sẫm màu, có vết loét, tĩnh mạch chảy máu, tĩnh mạch bị đau, sưng dai dẳng và cảm thấy nóng.
Xem ngay các biến chứng suy giãn tĩnh mạch gây nguy hiểm đến người bệnh nếu không được điều trị kịp thời
Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch ở chân
- Liệu pháp xơ hóa: Bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch bị giãn một dung dịch làm đóng các tĩnh mạch. Dung dịch này sẽ kích thích niêm mạc, làm tĩnh mạch sưng lên sau đó dính lại với nhau. Sau khoảng thời gian nhất định, những mạch này trở thành mô sẹo và mờ dần đi.
- Thủ thuật xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ của ống thông: Thủ thuật này sử dụng phương pháp cắt bỏ tần số vô tuyến hoặc năng lượng laser với một ống dài, mỏng được đặt vào tĩnh mạch và đầu ống được làm nóng. Điều này phá hủy các tĩnh mạch lớn bằng cách khiến chúng xẹp xuống và đóng lại.
- Cắt bỏ tĩnh mạch: Ở liệu pháp này, các bác sĩ sẽ loại bỏ các tĩnh mạch nhỏ hơn bằng nhiều vết mổ nhỏ trên da. Lúc này, chỉ có chân của bệnh nhân đang bị tiêm là tê.
- Phẫu thuật nội soi tĩnh mạch: Phẫu thuật này thường được sử dụng cho những trường hợp nặng có loét ở chân.
Cách chăm sóc chân bị giãn tĩnh mạch
Bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân có thể tự chăm sóc tại nhà bằng những cách đơn giản sau đây để làm dịu các triệu chứng và tình trạng chung của bệnh:
- Massage vùng chân bị đau tức nặng nề hay tê bì, hạn chế đi lại và cố gắng duy trì thói quen gác chân lên tường 10 phút trước khi đi ngủ để máu ở chân được lưu thông tốt hơn.
- Cần phải nghỉ ngơi tại giường và kê gối dưới chân nếu người bệnh bị sưng phù mắc cá chân, vọp bẻ.
- Người bị ngứa hoặc viêm da cần vệ sinh chân sạch sẽ thường xuyên, hạn chế gãi tránh làm tổn thương vùng chân. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi theo chỉ định từ bác sỹ.
- Cải thiện một số thói quen sinh hoạt như: ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không làm việc nặng nhọc quá sức, giữ tinh thần thoải mái và tránh cảm xúc lo lắng, tiêu cực.
Cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Tập thể dục thường xuyên
Cơ bắp chân giúp tĩnh mạch đẩy máu về tim. Tập thể dục rất hữu ích vì cơ bắp đang hoạt động chống lại trọng lực. Bất kỳ bài tập chân nào cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch mới.
Giảm cân
Bạn đang gây thêm căng thẳng cho đôi chân của mình nếu bạn thừa cân hoặc béo phì. Giảm cân cũng có thể ngăn hình thành chứng giãn tĩnh mạch mới. Có rất nhiều lợi ích của việc giảm cân, ngoài việc giúp điều trị chứng giãn tĩnh mạch thì còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
Tránh đứng hoặc ngồi lâu
Nhân viên văn phòng ngày nay có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch cao hơn hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy nhớ nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ một lần và đứng dậy đi lại một lúc, ngay cả khi chỉ đến phòng nghỉ và quay lại. Điều này buộc các cơ ở chân phải di chuyển máu về tim nhiều hơn so với khi bạn ở tư thế tĩnh tại. Nếu công việc của bạn yêu cầu bạn phải đứng trong thời gian dài, hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ tương tự để ngồi một lúc.
Không mặc quần áo bó sát
Mặc quần áo bó sát có thể gây thêm áp lực lên chân, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.
Cố gắng nâng chân lên cao
Khi có thể, hãy đặt chân lên ghế sao cho máu có thể chảy ngược về tim. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có một công việc đòi hỏi bạn phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
Sử dụng vớ y khoa
Dùng vớ y khoa hay vớ giãn tĩnh mạch là một biện pháp phòng tốt để ngăn ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch hình thành. Vớ y khoa sẽ tạo áp lực lên chân với lực nén vừa phải giúp máu lưu thông tốt hơn.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A |
Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A |
Trên đây là tổng hợp thông tin quan trọng về tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã đón đọc và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm: