Hút mũi cho bé đúng cách: Những lưu ý khi hút mũi cho bé

8837

Hút mũi cho bé là một trong những việc làm quan trọng mà các bậc phụ huynh hay làm cho con để đảm bảo sự thông thoáng về đường hô hấp cho trẻ, giúp trẻ tránh được nguy cơ bị sặc đờm hay khó thở. Tuy nhiên, rất nhiều ba mẹ vẫn còn băn khoăn hút mũi có tốt không? 1 ngày nên hút mũi cho trẻ mấy lần? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hút mũi cho bé đúng cách: Những lưu ý khi hút mũi cho bé

Hút mũi cho bé đúng cách: Những lưu ý khi hút mũi cho bé

Hút mũi cho bé có cần thiết không?

Hút mũi là một cách hiệu quả giúp lấy đờm, chất nhầy của bé ra bên ngoài. Việc này giúp cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy vậy các bậc cha mẹ cũng không nên lạm dụng quá nhiều vì  thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Bé từ mấy tháng tuổi thì có thể hút mũi

Trẻ nhỏ rất hay mắc phải các vấn đề về hô hấp như: ngạt mũi, sổ mũi, khó thở do có nhiều chất nhầy và đờm chứa trong khoang miệng, xoang mũi của trẻ nhỏ. Nhất là những trẻ dưới 2 tuổi lại không biết cách để khạc nhổ đờm, thì việc hút mũi lại càng cần thiết để đảm bảo sự thở ổn định cho trẻ

Hút mũi là việc làm cần thiết mà các ba mẹ nên làm để đảm bảo sự thông thoáng về đường hô hấp cho trẻ

Hút mũi là việc làm cần thiết mà các ba mẹ nên làm để đảm bảo sự thông thoáng về đường hô hấp cho trẻ

Theo các bác sĩ, cha mẹ nên tiến hành hút mũi cho trẻ ở những trường hợp sau:

  • Trẻ nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở mà không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm
  • Trẻ gặp các vấn đề về đường hô hấp gây khó khăn cho sự thở và ăn uống của trẻ: Trẻ ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, trẻ bị cúm ngạt mũi, trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, trẻ viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm…

Như vậy, trên thực tế, hút mũi có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi do trẻ không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm. Với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn, nếu trẻ có thể tự khạc đờm theo hướng dẫn thì việc hút mũi chỉ áp dụng khi trẻ có các bệnh lý nặng như co giật, hôn mê,…

Xem thêm bài: Cha mẹ nên chú ý những gì khi sử dụng máy hút mũi cho con?

Cách hút mũi cho bé an toàn hiệu quả

Hút mũi cho bé bằng miệng

Theo bác sĩ chuyên môn thì bạn không nên hút mũi cho bé bằng miệng, trừ trường hợp quá khẩn cấp.

Bác sĩ giải thích: “Hút bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi của . Dùng cây tăm bông quấn sẵn, làm sạch và thông thoáng mũi bằng giấy mềm sạch là an toàn nhất!”.

Nhưng nếu trường hợp khẩn cấp bạn có thể làm sạch miệng bằng nước muối hoặc còn sát khuẩn trước khi thực hiện.

Hút mũi cho bé bằng nước muối

Làm sạch mũi bằng cách mua một chai nước muối sinh lý 9 phần ngàn (0,9%) mà ở tiệm thuốc tây nào cũng có bán, rồi lần lượt nhỏ vào mũi của bé 2-3 giọt mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối đợi tầm 1 phút, dùng khăn giấy thấm mềm (khăn giấy mềm loại không có vụn giấy). Quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng lần một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng cái sạch khác cho đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia. Ngày làm khoảng vài ba lần hoặc khi thấy cháu tắc mũi, làm trước khi cho cháu bú. Trước khi làm sạch mũi cho bé, mẹ phải rửa tay sạch bằng xà bông để tránh nhiễm trùng cho con.

Hút mũi cho bé bằng máy

Bước 1: Làm mềm các chất gây nghẹt mũi bằng cách nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi sau đó chờ trong khoảng 2-3 phút.

Bước 2: Cho bé kê đầu lên gối và dùng máy hút mũi hút bỏ chất nhầy.

Bước 3: Vệ sinh sạch vùng mũi của bé bằng nước muối tăm bông và khăn mềm.

Xem thêm các sản phẩm tại Siêu Thị Y Tế: Máy hút mũi cho bé

Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ

Do trẻ còn nhỏ nên niêm mạc mũi cũng rất mỏng yếu và dễ tổn thương, vì thế trong quá trình hút mũi cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Trước khi tiến hành hút mũi cho trẻ, ba mẹ phải tiệt trùng dụng cụ hút mũi cũng như vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn
  • Các thao tác hút mũi cho bé phải thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Cần chú ý nhất là khi hút mũi cho trẻ bằng ống bơm vì nếu không cẩn thận có thể làm mũi trẻ bị chảy máu, dẫn tới sưng phù nề, làm tăng tình trạng ngạt thở ở trẻ
  • Không nên lạm dụng việc hút mũi, chỉ nên thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ngày. Nếu làm nhiều sẽ làm mỏng thành mũi của trẻ, gây ra những hậu quả khó lường về sau
Ba mẹ cần tiệt trùng dụng cụ hút mũi sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi hút mũi cho bé

Ba mẹ cần tiệt trùng dụng cụ hút mũi sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi hút mũi cho bé

  • Nên hút mũi cho trẻ trước bữa ăn và khi trẻ còn thức
  • Vệ sinh lại bằng nước mũi sinh lý cho các bộ phận mũi – miệng – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý
  • Nếu trẻ phản ứng mạnh trong quá trình hút mũi, ba mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi và tiến hành lại sau vài tiếng
  • Trường hợp trẻ bị phản ứng mạnh, nên dừng việc hút đờm cho trẻ và thử lại trong vài tiếng sau đó.
  • Vệ sinh sạch sẽ lại tất cả các bộ phận của máy hút mũi bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn sau khi thực hiện xong việc hút mũi cho trẻ
  • Nếu hút mũi cho trẻ liên tục sau 3 ngày mà không thấy đỡ, ba mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức
  • Ngoài ra, để hạn chế việc trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, cha mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, chú trọng đến các thực phẩm chứa nhiều vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ ít ốm vặt.

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về việc hút mũi cho bé, bên cạnh đó là những lưu ý khi thực hiện tại nhà cho bé. Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ và niềm vui với bé nhà mình nhé!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất