Cục tophi là dấu hiệu cảnh báo bệnh gút đã bước vào giai đoạn mãn tính. Người bệnh cần tích cực loại bỏ cục tophi nếu không muốn gặp phải biến chứng nguy hiểm. Vậy người mắc bệnh gút có nên phẫu thuật cắt cục tophi không? Tỷ lệ thành công tới đâu? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu thông tin này ngay sau đây nhé!
Cục u tophi hình thành do đâu?
Tophi là tập hợp các tinh thể monohydrate natri urat được lắng đọng tại các khớp của người mắc bệnh gút. Bệnh gút trải qua 03 giai đoạn phát triển như sau: giai đoạn không triệu chứng; giai đoạn gút khởi phát và giai đoạn gút mạn tính. Trong đó, giai đoạn đầu là thời gian khó nhận biết sự xuất hiện của bệnh gút bằng mắt thường, bệnh nhân không bị đau nhức.
Đến giai đoạn thứ 2, bệnh nhân đối mặt với các đợt viêm gút cấp tính, gây đau nhức rõ rệt. Sang giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân đã bước vào giai đoạn viêm nhức tột độ, lúc này các cục u tophi (hay hạt tophi) bắt đầu xuất hiện.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tốc độ hình thành cục u tophi phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng acid uric trong máu của người bệnh. Do đó, người bệnh không thể xác định được thời điểm chính xác xuất hiện cục u tophi hoặc ngưỡng acid uric để các cục u này hình thành.
Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể tính toán thời gian trung bình từ khi xuất hiện cơn đau gút cấp tính đầu tiên đến lúc bước vào giai đoạn gút mạn tính (thời điểm cục u tophi hình thành) là khoảng 11,6 năm. Do đó, nếu người bệnh thấy cục u tophi xuất hiện sớm hơn khoảng thời gian này, chứng tỏ quá trình kiểm soát bệnh gút trong các giai đoạn trước không tốt.
Tìm hiểu thêm Mối liên hệ giữa bệnh huyết áp cao, bệnh rối loạn mỡ máu và bệnh tiểu đường.
Cục u tophi nguy hiểm ra sao?
Tỷ lệ hình thành cục u tophi tương quan với mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng acid uric trong máu. Bệnh gút xảy ra khi cơ thể không có khả năng loại bỏ acid uric nhanh như khi nó được tạo ra, lượng acid uric dư thừa sẽ kết tinh thành thành tinh thể urat (hay còn gọi là muối urat) và đóng xung quanh khớp xương.
Cục u to phi có thể được lắng đọng trong sụn, màng hoạt dịch, gân hoặc mô mềm. Tophi có thể được tìm thấy tại bất cứ nơi nào trên cơ thể, phổ biến nhất là tại các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, vành tai,…
Các cục u tophi hình thành không gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng cản trở quá trình vận động của khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc khác, khi hạt tophi hình tăng trưởng lớn sẽ dẫn đến bị vỡ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng và hoại tử, dẫn đến cưa bỏ phần chi đó. Khi cục tophi vỡ, phần da nằm trên sẽ bị kéo căng và cuối bị loét, phần muối trắng urat bên trong sẽ tràn ra ngoài, gây hiệu ứng kinh hãi đối với người bệnh.
Tham khảo các bài viết:
- Máy tạo Oxy cho người bệnh, cá nhân – Máy thở Oxy 3 Lít 5 lít 10 lít
- 05 cách làm xẹp cục tophi không cần dùng thuốc
Liệu có nên phẫu thuật cắt cục tophi không?
Đa phần khi cục tophi còn nhỏ và không gây nhiều ảnh hưởng thì việc phẫu thuật sẽ không được khuyến cáo. Lúc này, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc và thực hiện các mẹo tự nhiên để giảm đau, chống viêm cũng như làm tan cục tophi.
Tìm hiểu ngay 05 cách làm xẹp cục u tophi không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình hình chuyển biến xấu thì phương pháp phẫu thuật buộc phải được cân nhắc. Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa như sau:
- Thuốc hoặc các mẹo tự nhiên không còn phù hợp với triệu chứng bệnh.
- Cục tophi có kích thước quá lớn gây chèn ép thần kinh hoặc làm suy giảm chức năng vận động của khớp.
- Cục tophi bị viêm loét, vỡ hay hoại tử cần phẫu thuật để tránh nguy cơ nhiễm trùng
- Khớp xương bị phá hủy dần
- Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy thận, tiểu đường…
Bạn đã biết Giải pháp tầm soát chính xác bệnh gút, bệnh tiểu đường và bệnh mỡ máu ngay tại nhà?
Mục đích của việc phẫu thuật là để loại bỏ hạt tophi, đồng thời phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, nếu kích thước hạt quá lớn hoặc trường hợp hạt dính liền với khớp thì rất khó, thậm chí không thể cắt bỏ. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Đọc thêm:
- Máy đo đường huyết tại nhà dành cho bênh nhân đái tháo đường
- Tìm hiểu các thói quen ngừa bệnh gout hiệu quả