Vớ y khoa là một lựa chọn điều trị hiệu quả đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch. Cũng giống như bất kỳ phương pháp điều trị khác, sẽ có một số tác hại của việc mang vớ y khoa nếu bạn không biết cách sử dụng đúng. Cùng tìm hiểu về những tác hại này và cách chọn mua cũng như sử dụng vớ y khoa đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe.
Công dụng của vớ y khoa đối với người suy giãn tĩnh mạch
Trung bình cứ 3 người trưởng thành trên 45 tuổi thì có một người mắc bệnh tĩnh mạch. Tĩnh mạch có vai trò đưa máu từ chân trở lại tim. Nhưng khi chúng ta già đi hoặc có lối sống không lành mạnh như hút thuốc, tăng cân, ngồi hoặc đứng quá lâu, các tĩnh mạch này có thể trở nên hẹp và thậm chí bị trục trặc do các van bị hỏng. Kết quả là máu chảy về phía trước nhưng cũng chảy ngược. Sự đảo ngược dòng chảy này dẫn đến việc dồn máu dự phòng, sau đó làm cho các tĩnh mạch phình, căng và to ra.
Vớ giãn tĩnh mạch có công dụng làm giảm những cơn đau do bệnh tĩnh mạch gây ra bằng cách áp nhẹ và ép liên tục từ mắt cá chân lên bắp chân. Lực nén của vớ y khoa sẽ được nén mạnh nhất bắt đầu từ mắt cá chân và giảm dần về phía trên cùng của tất.
Do đó, các tĩnh mạch bị suy yếu sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để đưa máu trở lại tim đúng cách giúp giảm sưng, cải thiện tuần hoàn và hạn chế đau. Vớ y khoa thường được khuyên dùng cho những người mắc bệnh tĩnh mạch và những người có công việc đòi hỏi họ phải đứng nhiều như đầu bếp, bồi bàn, nhân viên pha chế, tiếp viên,…
Ngoài các tình huống được đề cập ở trên, vớ y khoa cũng hữu ích để:
- Giảm phù chân khi mang thai.
- Giảm đau nhức khi tập thể dục bằng cách tăng lưu lượng máu.
- Ngăn ngừa hình thành cục máu đông khi ngồi lâu trong các chuyến bay dài.
- Ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật.
Tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách
Khi được đeo và sử dụng đúng cách, vớ y khoa rất an toàn và hiệu quả đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là người cần cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên vẫn có một số tác hại của việc mang vớ y khoa bạn có thể gặp phải nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác hại mà bạn có thể gặp:
- Khó chịu do mang vớ giãn tĩnh mạch không đúng cách: Nếu bạn mang vớ y khoa không đúng cách, vớ có thể bị xoắn hoặc cuộn lại khiến bạn không thoải mái, vớ có thể kéo hoặc hằn sâu vào da của bạn, lực ép phân bố không đồng đều khiến giảm tác dụng của vớ.
- Cản trở lưu thông máu do mang vớ y khoa không đúng size hoặc kém chất lượng: Nếu vớ của bạn quá chật do không đúng kích cỡ hoặc lực nén không phù hợp thì sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu, phản tác dụng của vớ y khoa là duy trì tuần hoàn máu tốt hơn.
- Bầm tím, nứt nẻ, ngứa hoặc kích ứng da do mang vớ y khoa không vừa vặn: Mang vớ y khoa quá chật hoặc quá lỏng có thể gây kích ứng hoặc trầy xước da. Nếu bạn có vết cắt, vết bầm tím hoặc vết trầy xước, tốt nhất bạn không nên đeo vớ y khoa cho đến khi lành hẳn. Những người có làn da khô/ tổn thương hoặc mắc các bệnh về da như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến có thể bị ngứa nhiều hơn khi dùng vớ y khoa.
Mách bạn cách chọn mua và sử dụng vớ y khoa an toàn
Chọn mức độ nén phù hợp
Để tránh những tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách, đầu tiên bạn cần chọn mua một chiếc vớ có độ nén phù hợp với tình trạng của mình. Một số hướng dẫn chung để chọn vớ y khoa có lực nén phù hợp:
- Áp lực thấp (dưới 20 mmHg): Phù hợp cho những người bị giãn tĩnh mạch khi mang thai, phù chân và cục máu đông sau phẫu thuật.
- Áp lực trung bình (20 đến 30 mmHg): Dùng cho người có cục máu đông cấp tính.
- Áp lực cao (30 đến 40 mmHg): Được sử dụng sau khi điều trị xơ cứng, bị loét tĩnh mạch chân, ngăn ngừa tái phát loét và phù bạch huyết
Mức độ áp lực có thể thay đổi tùy theo chất liệu của vớ, hình dạng chân và mức độ hoạt động của bạn. Nhưng nhìn chung, bạn phải chọn vớ y khoa vừa khít nhưng không quá chật có thể làm bạn bị đau. Nếu bạn không chắc vớ y khoa của mình nên chặt đến mức nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hướng dẫn cách đeo và sử dụng vớ khoa đúng chuẩn
Bạn cần cố gắng luyện tập một chút để đeo vớ đúng cách, hạn chế các tác hại của vớ y khoa mang lại do cách mang sai. Dưới đây là hướng dẫn cách mang vớ giãn tĩnh mạch:
- Ngồi xuống một chiếc ghế có tựa lưng.
- Lộn phần trên của vớ sẽ đi qua cẳng chân từ trong ra ngoài.
- Đặt cả hai tay vào chân vớ và kéo nó ra hai bên.
- Luồn các ngón chân vào phần bàn chân của vớ, trước tiên kéo vớ lên qua bàn chân, sau đó qua gót chân và qua mắt cá chân. Kiểm tra xem vớ có vừa vặn không và không có bất kỳ nếp gấp nào.
- Bây giờ, dần dần kéo phần còn lại của chiếc vớ lên trên cẳng chân của bạn bằng cách xoay ngược nó về phía bên phải và từ từ vuốt phẳng nó lên trên.
Áp dụng ngay các mẹo sau để giúp bạn mang vớ dễ dàng hơn và không làm hỏng vớ:
- Đảm bảo da khô ráo trước khi mang vớ. Không đeo vớ ngay sau khi tắm. Đợi các sản phẩm chăm sóc da ngấm vào da trước khi mang vớ vào.
- Cởi nhẫn hoặc vòng tay trước khi mang vớ để tránh bị vướng vào vớ gây rách vớ.
Vớ y khoa thường được mang vào ban ngày và cởi ra khi đi ngủ. Điều này có thể thay đổi đối với một số điều kiện nhất định, do đó nên làm theo các khuyến nghị của bác sĩ. Vớ có thể được mang ở một hoặc cả hai chân tùy theo tình trạng bệnh.
Vớ y khoa nên được giặt thường xuyên để giữ vệ sinh. Bạn nên giặt bằng tay để giữ được độ đàn hồi lâu hơn. Nếu vớ y khoa bị lỏng hay giãn, hãy ngừng sử dụng vì lúc này vớ sẽ không cung cấp đủ độ nén hiệu quả.
Tham khảo ngay dòng vớ y khoa ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch RelaxSan đến từ Ý hiện đang được bán tại Siêu Thị Y Tế với giá ưu đãi hấp dẫn!
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A |
Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết chia sẻ về những tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách từ Siêu Thị Y Tế. Mong rằng thông tin hữu ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn thật nhiều niềm vui và luôn khỏe mạnh!