[Góc giải đáp] Người bị bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

619

Đậu phụ là món ăn phổ biến không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Hầu hết mọi người đều có thể ăn đậu phụ theo nhiều cách chế biến khác nhau nhưng liệu bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này và đưa ra một số lời khuyên giúp người bệnh gút ăn đậu phụ một cách an toàn và có lợi cho sức khỏe!

Người bị bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Người bị bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu phụ

Đậu phụ là một sản phẩm được làm từ đậu nành với hàm lượng protein cao, bao gồm nhiều loại axit amin thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, đậu phụ cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào và một lượng vừa phải chất béo và carbs. Trong khoảng 100g đậu phụ có chứa những thành phần dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 144
  • Chất đạm: 17g
  • Carb: 3g
  • Chất xơ: 2g
  • Chất béo: 9g
  • Canxi: 53% giá trị hàng ngày (DV)
  • Mangan: 51% DV
  • Đồng: 42% DV
  • Selen: 32% DV
  • Vitamin A: 18% DV
  • Phốt pho: 15% DV
  • Sắt: 15% DV
  • Magiê: 14% DV
  • Kẽm: 14% DV
Đậu phụ có hàm lượng protein cao, nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất

Đậu phụ có hàm lượng protein cao, nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất

Ăn đậu phụ có lợi ích gì cho sức khỏe?

  • Giảm triệu chứng bốc hỏa: Các nghiên cứu cho thấy estrogen trong đậu phụ (và các thực phẩm làm từ đậu nành khác) làm giảm tần suất phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bị bốc hỏa và làm cho các triệu chứng bớt nghiêm trọng hơn.
  • Giảm cholesterol: Nghiên cứu cho thấy rằng ăn khoảng 280g đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm mức cholesterol “xấu” xuống 5%. Điều này giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và mắc các bệnh tim mạch khác.
Ăn đậu phụ giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và mắc các bệnh tim mạch khác

Ăn đậu phụ giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và mắc các bệnh tim mạch khác

  • Tốt cho sức khỏe của xương: Isoflavone, protein cùng canxi và vitamin D trong đậu phụ giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, estrogen thực vật trong đậu phụ có thể bù đắp cho nồng độ estrogen sụt giảm sau thời kỳ mãn kinh của phụ nữ. Thiếu hụt estrogen là nguyên nhân gây mất dần khối lượng xương. 
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư: Đậu phụ có chất xơ và chế độ ăn nhiều chất xơ giúp đại tràng khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư.
  • Cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ: Equol – một chất chuyển hóa được tạo ra trong ruột khi bạn ăn đậu phụ có thể giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ có thể ngăn ngừa mất trí nhớ và nhận thức kém ở tuổi già.
  • Cải thiện làn da: Nghiên cứu cho thấy isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm nếp nhăn giúp da trông trẻ hơn.
Isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm nếp nhăn giúp da trông trẻ trung, ngăn lão hóa

Isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm nếp nhăn giúp da trông trẻ trung, ngăn lão hóa

Ăn đậu phụ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng liệu người bị bệnh gút có ăn được đậu phụ không còn là lo lắng của nhiều người. Tìm hiểu ngay trong phần bên dưới bạn nhé.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Bệnh gút – một chứng rối loạn đau khớp xảy ra do sự tích tụ các tinh thể axit uric trong sụn khớp. Thông thường axit uric dư thừa được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, việc sản xuất quá nhiều axit uric khiến thận không thể lọc được hết hoàn toàn axit uric. Từ đó làm hình thành các tinh thể nhỏ, lởm chởm trong dịch khớp gây đau, viêm và sưng tấy.

Axit uric là sản phẩm phân hủy của purin – hợp chất xuất hiện tự nhiên trong cơ thể và trong một số loại thực phẩm. Do đó ăn nhiều thực phẩm chứa purin làm tăng nồng độ axit uric và làm cho bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ khuyến nghị rằng bệnh nhân bị gút không nên tiêu thụ nhiều thức ăn có hàm lượng purin cao. Vậy thì bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Đậu phụ chứa một lượng vừa phải purin, 100g đậu phụ chỉ có khoảng 30mg purin. Trong khi đó, các bác sĩ đưa ra giới hạn hàm lượng purin tiêu thụ ở mức an toàn đối với người bệnh gút là 400mg purin/ngày. Con số này nhiều gấp 13 lần hàm lượng purin có trong 100g đậu phụ. Vậy nên người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được đậu phụ.

Vậy bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng người bệnh chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ có thể làm bệnh gút trở nên trầm trọng hơn. Vì vốn dĩ đậu phụ cũng chứa hàm lượng purin có thể làm tăng axit uric trong máu – nguyên nhân gây ra bệnh gút và khiến các triệu chứng của bệnh tệ hơn đối với người đã mắc bệnh.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng nên ăn ở mức vừa phải

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng nên ăn ở mức vừa phải

Một số lưu ý dành cho người bệnh gút khi ăn đậu phụ

Sau khi hiểu rõ bệnh gút có ăn được đậu phụ không, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe khi ăn đậu phụ:

  • Mặc dù đậu phụ rất dễ ăn, lại có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau nhưng người bệnh gút cần lưu ý về lượng đậu phụ nên ăn mỗi ngày. Theo đó, các bác sĩ khuyên người bệnh chỉ nên ăn tối đa 200g đậu phụ/ngày. 
  • Ưu tiên chế biến đậu phụ theo cách luộc, nấu canh, nấu cùng các loại rau xanh (tránh măng tây, súp lơ, rau bina,… vì những loại rau này có hàm lượng purin cao). Hạn chế ăn đậu phụ chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ, tránh gây hại sức khỏe.
  • Khi pha sữa đậu nành bằng cách xay nhuyễn đậu phụ, người bệnh cần pha loãng để trung hòa acid uric. Lượng sữa đậu nành chế biến từ đậu phụ được khuyến nghị tối đa là 1 – 2 ly đối với người bệnh gút.
  • Ngoài đậu phụ, người bệnh có thể bổ sung các sản phẩm làm từ đậu nành khác như hạt đậu nành, đồ uống protein đậu nành, sữa đậu nành,… Tuy nhiên người bệnh cũng nên hấp thụ protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như đậu, hạt, sữa,… để đa dạng chế độ ăn uống, đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Người bệnh gút nên nấu canh đậu phụ thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ

Người bệnh gút nên nấu canh đậu phụ thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ

Lời khuyên hữu ích: Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh gút có ăn được đậu phụ không và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, người bị bệnh gút cần chủ động kiểm tra chỉ số axit uric thường xuyên. Điều này giúp bạn nhanh chóng phát hiện kịp thời tình trạng axit uric trong máu tăng cao đột ngột để người bệnh điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và phương pháp điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

Tham khảo ngay máy đo đường huyết, gút, mỡ máu Benecheck đang được bán với giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm đón đọc thông tin, hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh gút có ăn được đậu phụ không. Chúc bạn luôn vui khỏe và đừng quên theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin và kiến thức sức khỏe bổ ích bạn nhé!

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất