Máy trợ thở hoạt động theo nguyên tắc nào

2399

Máy trở thở là một thiết bị y khoa ứng dụng trong việc hỗ trở điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính, hội chứng ngưng thở khi ngủ và một số trường hợp thở không hiệu quả như vấn đề của phổi. Vậy loại máy này hoạt động theo nguyên tắc nào? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên tắc hoạt động của máy trợ thở

Máy trợ thở là thiết bị y tế chuyên dụng, do đó để sử dụng máy đúng cách, hiệu quả, chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra, người sử dụng cần phải hiểu rõ máy trợ thở là gì? Nguyên tắc hoạt động của máy, cấu tạo máy, các chế độ của máy như thế nào.

 

máy trợ thở hoạt động ra sao

Máy trợ thở điều trị bệnh copd và ngưng thở khi ngủ

Máy trợ thở là loại máy như thế nào?

Máy trợ thở ( CPAP) là thiết bị y tế được cấu tạo nhằm mục đích tạo ra một dòng khí, với áp lực vừa đủ đưa thể tích khí vào phổi người bệnh nhân, giúp cho phổi thực hiện sự trao đổi khí ở những người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ hoặc thở không hiệu quả.

Máy trợ thở gồm có 3 phần chính: Mặt nạ, ống dẫn khí, thân máy chính.

Những ai cần sử dụng máy trợ thở?

Máy trợ thở được chỉ định cho những người bị mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng. Ngoài ra cũng được chỉ định cho những em nhỏ có hệ hô hấp không được hoàn thiện như suy hô hấp, thiếu sản phế quản phổi.

Máy trợ thở hoạt động như thế nào

Máy trợ thở làm việc trên nguyên tắc tạo ra một luồng không khí để giữ cho đường hô hấp trên mở trong khi ngủ. Các dòng không khí được đẩy qua một ống thông qua một mặt nạ vào mặt sau của cổ họng.

Máy thở không xâm nhập hay còn gọi máy trợ thở dùng mặt nạ thay vì dùng đường ống đưa không khí trực tiếp vào cơ thể như máy thở để chữa bệnh ngưng thở khi ngủ bằng cách cho bệnh nhân đeo mặt nạ khi ngủ giúp giảm lượng CO2 trong máu.
Phần lớn máy trợ thở không thể cung cấp oxy nguyên chất (tách hoàn toàn oxi ra khỏi không khí) và không có khả năng giúp người bệnh thở một cách “thụ động hoàn toàn” bằng máy.

Các chế độ hoạt động của máy trợ thở

  • Chế độ kiểm soát : Chế độ này dùng cho những người không tự thở được hoặc thở rất yếu. Chế độ này hoàn toàn kiểm soát toàn bộ hô hấp của người bệnh. Thường thì bác sĩ cài đặt các thông số trước khi đưa vào người bệnh nhân.
  • Chế độ hỗ trợ: Với những người tự thở, để tránh đồng bộ giữa người bệnh tự thở với máy, khi bệnh nhân thở đủ, có tín hiệu, máy sẽ đẩy một thể tích khí vào phổi của bệnh nhân. Chế độ này tần số máy thở do bệnh nhân quyết định. Xong để tránh một số trường hợp bị ngưng thở đột ngột, thì vẫn nên cài chế độ tần số trên máy thở như chế độ kiểm soát.
  • Chế độ thở đồng bộ ngắt bắt buộc: Chế độ này dùng cho những bệnh nhân có thể tự thở, tiên lượng thở máy dài ngày. Đây là chế độ thở mà người bệnh tự thở xen kẽ với chế độ thở hỗ trợ và chế độ kiểm soát.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy trợ thở đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may tro tho resvent auto bpap ibreeze 25sta avt1 new1587111015.nv

Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA
Giá bán tham khảo: 27.800.000đ + Quà Tặng

may tro tho resmart gii bipap y25t avt21587629323.nv

Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T
Giá bán tham khảo: 26.900.000đ

may tro tho auto bipap g2s b25t avt51587630406.nv

Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T
Giá bán tham khảo: 25.600.000đ

3 min1569318557.nv

Máy trợ thở Resvent Auto CPAP iBreeze
Giá bán tham khảo: 15.600.000đ

Một số thông tin chia sẻ về nguyên tắc hoạt động của máy trợ thở, máy trợ thở là gì, cấu tạo của máy trợ thở. Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.