Tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch là giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau, khó chịu, sưng tấy. Vớ cũng giúp cải thiện lưu thông máu và là phương pháp hỗ trợ điều trị cho chứng giãn tĩnh mạch. Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Y Tế sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về tác dụng của vớ y khoa cùng những lưu ý khi sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa
Vớ y khoa là một loại vớ đặc biệt chuyên được sử dụng trong y tế, tùy theo mục đích sử dụng mà có thể mang vớ từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Nguyên lý hoạt động của vớ là tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên nhằm mục đích phục vụ và hỗ trợ điều trị cho chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Vớ y khoa được làm bằng các chất liệu có tính đàn hồi mạnh giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.
Tiếp tục đọc để biết vớ y khoa có tác dụng gì.
Tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch
Trước khi tìm hiểu vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng gì, bạn nên biết rằng vớ y khoa là sản phẩm được khuyến khích mang cho người bị giãn tĩnh mạch mà nhiều bác sĩ chỉ định. Dưới đây là những tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch:
- Cải thiện lưu thông máu.
- Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Ngăn ngừa loét tĩnh mạch.
- Đảo ngược tăng huyết áp tĩnh mạch.
- Điều trị giãn tĩnh mạch.
- Thúc đẩy chữa bệnh sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Ngăn ngừa cục máu đông.
- Giảm sưng tấy, giảm đau.
- Giảm hạ huyết áp thế đứng.
- Thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết.
Vớ y khoa có chữa hết giãn tĩnh mạch không?
Mặc dù tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch rất tốt, nhưng vớ y khoa sẽ không làm cho chứng giãn tĩnh mạch của bạn biến mất hoàn toàn. Vớ y khoa có thể giúp làm giảm các triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa của tĩnh mạch và giúp ngăn ngừa hình thành các vết giãn tĩnh mạch mới.
Cách duy nhất để thoát khỏi chứng giãn tĩnh mạch là cắt bỏ chúng. Tuy nhiên, đây thường lựa chọn cuối cùng đối với những trường hợp bệnh nặng. Bác sĩ vẫn thường yêu cầu bệnh nhân thử các lựa chọn hỗ trợ điều trị thay thế như vớ y khoa trước khi đồng ý chấp thuận loại bỏ tĩnh mạch bằng phương pháp điều trị bằng laser, điều trị xơ cứng, hoặc phẫu thuật.
Khi nào cần mang vớ giãn tĩnh mạch?
Vớ giãn tĩnh mạch được sử dụng cho những người mắc một số bệnh trạng nhất định như:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
- Suy tĩnh mạch.
- Tĩnh mạch mạng nhện.
Vớ y khoa cũng rất hữu ích cho những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ít vận động, phải đứng hoặc liên tục suốt ngày. Những người này thì có thể mang vớ phòng suy giãn tĩnh mạch chân để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch (Loại vớ không có ký hiệu CCL)
Đối tượng nào không nên sử dụng vớ y khoa?
Nguyên lý hoạt động của vớ là ép các cơ vùng cẳng chân và dẫn lưu máu từ cẳng chân về tim. Chính vì vậy những người mắc các bệnh làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân như: đái tháo đường, hút nhiều thuốc lá, bệnh lý động mạch ngoại biên…đều không nên sử dụng. Đặc biệt là tình trạng vết thương hở hay những vết loét tại vùng da mang vớ cũng không nên mang.
>> Bạn đã biết mang vớ giãn tĩnh mạch đúng cách? Xem ngay cách mang vớ giãn tĩnh mạch đúng chuẩn, mang lại hiệu quả điều trị cao
Những lưu ý khi dùng vớ y khoa
Vớ giãn tĩnh mạch không phải là loại vớ thông thường và người bệnh cần mất một số thời gian để làm quen. Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây trong khi sử dụng vớ y khoa:
- Thoa kem dưỡng da trước: Nếu bạn gặp khó khăn khi mang vớ lên, bạn nên thoa kem dưỡng da lên chân và để da hấp thụ dưỡng chất trước khi mang vớ.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Đối với những người bị viêm khớp hoặc các vấn đề về vận động khác, việc nắm chặt vớ để kéo lên có thể khó khăn. Trong trường hợp đó, bạn nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ mang vớ có bán tại nhiều hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế.
- Giặt vớ thường xuyên: Bạn nên giặt vớ giãn tĩnh mạch hàng ngày bằng hỗn hợp nước và xà phòng dịu nhẹ, sau đó xả sạch và phơi khô để ngăn vi khuẩn tích tụ. Bạn cũng nên có ít nhất hai cặp vớ để mang luân phiên nhau.
- Không nên mang vớ vào ban đêm: Nhiều bác sĩ khuyên rằng hầu hết mọi người không cần phải mang vớ y khoa khi đi ngủ. Đeo vớ quá lâu có thể gây tác dụng phụ khó chịu như tổn thương da. Tuy nhiên, một số loại vớ y khoa cụ thể sẽ thích hợp để mang qua đêm, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của vớ và chỉ định mà người bệnh nhận được từ bác sĩ.
- Bắt đầu mang vớ từ sau khi thức dậy: Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên mang vớ y khoa ngay sau khi thức dậy. Nếu không, chất lỏng có thể tích tụ ở chân, khiến bạn khó mang vớ hơn.
Bạn có biết nếu mang vớ y khoa không đúng thì bạn sẽ có gặp những biến chứng gì chưa? Xem ngay các tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vớ y khoa cao cấp giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, hãy tham khảo sản phẩm vớ y khoa RelaxSan tại Siêu Thị Y Tế. Vớ giãn tĩnh mạch thương hiệu RelaxSan làm từ chất liệu thoáng khí với thiết kế liền mảnh, có nhiều kiểu dáng, mức độ nén phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A |
Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin về tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch, mong rằng bài viết từ Siêu Thị Y Tế sẽ có ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc bài viết!
Xem thêm: