Dùng cần tây hạ huyết áp là một trong những lựa chọn của nhiều người vì phương pháp này hoàn toàn tự nhiên, không gây tác dụng phụ nếu bạn thực hiện đúng cách. Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn biết được thật sự uống cần tây có hạ huyết áp không và những lưu ý cần biết khi uống cần tây chữa cao huyết áp.
Uống cần tây có hạ huyết áp không?
Bạn băn khoăn không biết liệu uống cần tây có hạ huyết áp không? Thì câu trả lởi là CÓ. Chứa hàm lượng coumarin cao, nước ép cần tây hạ huyết áp và giúp giảm số lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng tăng huyết áp. Tiếp tục đọc để tìm hiểu về cách hạ huyết áp bằng cần tây.
Nước ép cần tây có chứa hợp chất 3-n-butylphtalide hoặc phthalide, góp phần tạo nên hương vị và mùi thơm của rau. Là một chất hóa học ảnh hưởng đến cơ thể, phthalide giúp thư giãn các cơ trơn trong thành mạch máu, theo đó huyết áp sẽ giảm khi các mạch máu giãn ra và cho phép máu lưu thông dễ dàng và tự do hơn. Vậy uống cần tây có tụt huyết áp không?
Nước ép cần tây rất giàu vitamin và khoáng chất, cần tây chứa các chất dinh dưỡng có đặc tính chống viêm, giải độc và thân thiện với đường ruột. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ chiết xuất cần tây có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ, hạ huyết áp và giảm mảng bám trong động mạch.
Rau cần tây có tốt không?
Cần tây là loại rau quen thuộc, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là một số công dụng chính của cần tây:
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Cần tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm kali và canxi, rất quan trọng đối với sức khỏe của tim. Nó cũng chứa folate và vitamin K, cả hai đều cần thiết cho sự hình thành các tế bào hồng cầu và quá trình đông máu hiệu quả. Cần tây là một nguồn hợp chất thực vật bảo vệ tốt được gọi là flavonoid có tác dụng chống viêm và bảo vệ hệ tim mạch.
- Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Cần tây cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất quan trọng đối với chức năng tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng dinh dưỡng thực vật của cần tây có thể có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc tiêu hóa và chống loét dạ dày.
- Chống viêm: Cần tây giàu hợp chất thực vật, hữu ích cho những người mắc bệnh viêm mãn tính như viêm khớp.
- Có thể cải thiện trí nhớ: Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất cần tây giúp cải thiện chức năng nhận thức liên quan đến lão hóa và trầm cảm. Tương tự, một nghiên cứu xem xét lợi ích bảo vệ thần kinh của chiết xuất cần tây đã cho thấy kết quả tích cực ở những người tham gia mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
- Có thể cải thiện đường trong máu: Với chỉ số đường huyết (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao, cần tây rất hữu ích cho những người cần theo dõi lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cũng cho thấy cần tây hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu.
Hướng dẫn cách dùng cần tây hạ huyết áp hiệu quả
Cần tây là một trong những loại thực phẩm tự nhiên được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm huyết áp. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng cần tây để hạ huyết áp một cách hiệu quả:
Nước ép cần tây
Chữa huyết áp cao: Theo các nhà chuyên môn, trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao, giúp giãn nở mạch.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 3-4 cọng cần tây tươi, 1/2 quả táo (tùy chọn để thêm hương vị).
- Cách làm:
- Rửa sạch cần tây và táo, cắt thành từng khúc nhỏ.
- Cho cần tây và táo vào máy ép lấy nước.
- Uống ngay sau khi ép để giữ nguyên dưỡng chất.
- Liều dùng: Uống 1 ly nước ép cần tây mỗi ngày vào buổi sáng.
Dùng trong nấu ăn
Bạn cũng có thể dùng cần tây hạ huyết áp bằng cách làm nước hầm cần tây. Cách sử dụng cần tây để hạ huyết áp với món hầm: cần tây rửa sạch rồi đem xay nhuyễn, lấy nước và dùng nước cần tây này đem hầm chung với thịt heo hoặc rau củ. Sau đó thưởng thức như món canh thường ngày. Đây là món ăn từ cần tay vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe của người cao huyết áp.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng cần tây để chế biến các món như:
- Món salad: Thêm cần tây cắt nhỏ vào các món salad rau củ để tăng cường hương vị và bổ sung dinh dưỡng.
- Món xào: Xào cần tây với thịt bò, thịt gà hoặc tôm để có món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
- Súp hoặc canh: Nấu canh cần tây với các loại rau củ khác để tạo ra món ăn thanh mát và hỗ trợ hạ huyết áp.
Lưu ý khi dùng cần tây trị huyết áp cao
Mặc dù cách sử dụng cần tây để hạ huyết áp tương đối hiệu quả nhưng có một số điều bạn cần lưu ý để tránh các tác dụng phụ khi dùng cần tây hạ huyết áp:
- Cần tây có một chất phản ứng với ánh sáng mặt trời đó là chất hóa học psoralen. Vì thế, uống nước cần tây hoặc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều psoralen khác sẽ dễ tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím. Điều này sẽ làm nguy cơ viêm da bị tăng cao, khiến da dễ tổn thương vì ánh nắng mặt trời.
- Có một số người bị dị ứng với cần tây và gặp nhiều triệu chứng như: phát ban, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về hô hấp. Vài trường hợp hiếm gặp hơn là người dị ứng cần tây có thể bị sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong. Do đó, sau khi tiêu thụ cần tay và xuất hiện triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, loạn nhịp tim, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu, huyết áp thấp, tim ngừng đập, sưng tấy, phát ban, thắt chặt cổ họng, khàn tiếng,…. thì cần đi cấp cứu ngay lập tức.
- Tiêu thụ nhiều natri rất dễ làm tăng huyết áp và gây tích nước trong cơ thể, do đó bạn nên dùng cần tây ở mức vừa phải vì trong 40g cần tây chứa khoảng 30mg natri.
- Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cần tây vì cần tây hạ huyết áp.
- Không nên giữ cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì điều này sẽ làm tăng chất furanocoumarin lên gấp 25 lần, có thể dẫn đến ung thư.
Dùng rau cần tây chữa các loại bệnh khác
Ngoài công dụng cần tây hạ huyết áp, loại rau này cũng có thể dùng chữa các loại bệnh khác:
- Chữa viêm họng
Cách làm: Rau cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.
Cách làm: 100g rau cần tây giã nát, lấy nước đã đun sôi để nguội vắt một bát nhỏ uống.
- Chữa bí đái
Cách làm: Cần tây 50g, rửa sạch, vò nát hầm trong ấm như đun thuốc bắc, rồi uống dần trong ngày thay nước, vài ngày sẽ đỡ.
- Chữa lở loét do ngứa
Cách làm: Dùng 30g cần tây rửa sạch, giã rồi đắp lên vết lở đó, khi vết lở khô, dùng nước cốt cần tây xoa lên để chóng liền sẹo, lên da non.
- Chữa vàng da
Cách làm: Xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Các biện pháp khác giúp làm giảm huyết áp hiệu quả
Ngoài việc sử dụng cần tây, có nhiều biện pháp khác giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên và hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến:
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Giảm muối: Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước và giảm áp lực lên mạch máu.
- Tăng cường rau quả: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Các loại thực phẩm này giàu chất xơ, kali, và các chất chống oxy hóa giúp kiểm soát huyết áp.
- Hạn chế chất béo xấu: Tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans, thay vào đó, nên sử dụng chất béo lành mạnh như dầu ôliu, dầu cá.
Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý
- Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên mạch máu, từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
Tập thể dục đều đặn
- Tập aerobic: Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, hoặc đạp xe ít nhất 150 phút mỗi tuần giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
- Tập yoga và thiền: Các phương pháp này giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, từ đó ổn định huyết áp.
Kiểm soát căng thẳng
- Thiền và hít thở sâu: Thực hành thiền, hít thở sâu giúp làm dịu hệ thần kinh và giảm áp lực lên mạch máu.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng cao giúp cơ thể hồi phục và ổn định huyết áp.
Hạn chế tiêu thụ rượu bia và caffeine
- Uống quá nhiều rượu bia và tiêu thụ caffeine có thể gây tăng huyết áp. Hạn chế hoặc cắt giảm lượng tiêu thụ để duy trì mức huyết áp ổn định.
Bỏ thuốc lá
- Thuốc lá làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây tổn thương mạch máu. Bỏ thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ cao huyết áp.
Sử dụng thực phẩm chức năng và thảo dược
- Omega-3: Axit béo Omega-3 từ dầu cá giúp giảm viêm và hạ huyết áp.
- Tỏi: Tỏi có chứa allicin, một hợp chất giúp giãn mạch máu và giảm huyết áp.
- Magie và Kali: Hai khoáng chất này có tác dụng điều hòa huyết áp, có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.
Theo dõi huyết áp thường xuyên
- Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi huyết áp hàng ngày, giúp bạn kiểm soát tốt hơn và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.
Kết hợp các biện pháp trên không chỉ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Kết hợp việc tiêu thụ cần tây hạ huyết áp với thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh của mình. Mua ngay máy đo huyết áp để dễ dàng theo dõi huyết áp mỗi ngày, đánh giá được hiệu quả của việc dùng thuốc và thay đổi lối sống của mình.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X |
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital |
Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + |
Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) |
Siêu Thị Y Tế giới thiệu đến bạn cách dùng cần tây hạ huyết áp hiệu quả và dễ thực hiện. Mong rằng bạn sẽ áp dụng những cách nêu trên thành công để cải thiện tốt hơn sức khỏe của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Xem thêm: