Thở oxy qua mặt nạ là phương pháp cung cấp oxy cho cơ thể khi thiếu. Đây được biết đến là một trong những liệu pháp phổ biến hiện nay được ứng dụng. Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu về khái niệm cũng như ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
Thở oxy qua mặt nạ là gì?
Thở oxy qua mặt nạ là phương pháp cung cấp oxy cho cơ thể bằng cách sử dụng mặt nạ để tăng nồng độ oxy trong không khí hít vào (FiO2). Có hai loại mặt nạ thở oxy cơ bản:
- Thở oxy qua mặt nạ có túi: Mặt nạ kết nối với túi dự trữ thông qua van một chiều hoặc không có van một chiều. Nguồn oxy được cung cấp trong túi dự trữ để bệnh nhân hít vào. Lượng khí khi bệnh nhân thở thoát ra ngoài không khí (nếu có van một chiều) hoặc trộn lẫn vào túi dự trữ (nếu không có van một chiều). Loại mặt nạ này giúp cung cấp FiO2 cao có thể lên đến 100% thích hợp cho bệnh nhân bị giảm oxy máu nặng.
- Thở oxy qua mặt nạ không có túi: Đây là loại mặt nạ đơn giản không có kết nối với túi dự trữ cung cấp FiO2 khoảng 40% – 60%. Loại mặt nạ này thích hợp cho bệnh nhân bị giảm oxy máu nhẹ và trung bình.
Tùy trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ hỗ trợ tư vấn liệu pháp cung cấp oxy phù hợp. Yếu tố đảm bảo an toàn mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi sức khỏe.
Ưu nhược điểm của phương pháp thở mặt nạ
Phương pháp thở oxy qua mặt nạ tồn tại cả ưu điểm cũng như nhược điểm. Tùy theo trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định cách thức phù hợp.
Ưu điểm
Phương pháp thở oxy qua mặt nạ mang lại nhiều ưu điểm:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Trong các trường hợp cần thiết và có chỉ định của bác sĩ sử dụng thường xuyên liệu pháp oxy giúp người bệnh năng động và linh hoạt hơn trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời giảm triệu chứng khó thở.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Phương pháp này có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn giúp duy trì tinh thần sảng khoái hơn.
- Giảm triệu chứng khó chịu: Liệu pháp oxy có thể giảm các triệu chứng như nhức đầu, cáu gắt, mệt mỏi và sưng mắt cá.
- Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển ở trẻ em: Trẻ em mắc bệnh phổi mạn tính, liệu pháp oxy hỗ trợ tăng trưởng, phát triển, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu hoặc thay đổi hành vi do nồng độ oxy thấp.
Nhược điểm
Phương pháp thở oxy qua mặt nạ cũng có nhược điểm và rủi ro cần lưu ý. Bệnh nhân khi thực hiện liệu pháp này cũng cần chú ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cá nhân.
- Tác dụng phụ: Người thở oxy qua mặt nạ có thể gặp các tác dụng phụ như khô mũi, chảy máu mũi, mệt mỏi và đau đầu vào buổi sáng.
- Hít sặc: Người bệnh có nguy cơ hít vào trong phổi một lượng nhỏ chất nôn ói khi đang thở qua mặt nạ nên đòi hỏi cần theo dõi cẩn thận.
- Tăng CO2 máu: Người bệnh sử dụng mặt nạ oxy không đúng cách có thể làm tăng lượng CO2 trong máu, do đó cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ để theo dõi cẩn thận.
- Rủi ro nhiễm khuẩn: Tránh nhiễm khuẩn từ dụng cụ thở oxy bằng cách sử dụng dây dẫn và mặt nạ dùng một lần và thường xuyên thay dụng cụ để đảm bảo vệ sinh.
- Khô niêm mạc đường thở: Để xử lý tình trạng khô niêm mạc, bác sĩ làm ẩm không khí trước khi đưa vào cơ thể.
- Ngộ độc oxy: Cần điều chỉnh lưu lượng oxy cho phù hợp để tránh tình trạng ngộ độc oxy liều cao.
- Các biến chứng khác: Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng khác như giảm thông khí do oxy, bệnh võng mạc, xẹp phổi,… nên cần xử trí đúng theo phác đồ điều trị chuẩn.
Tham khảo các sản phẩm máy đo đường huyết đang bày bán tại Siêu Thị Y Tế
Các bước thực hiện phương pháp thở oxy qua mặt nạ
Thực hiện phương pháp thở oxy qua mặt nạ cần phải tiến hành theo từng bước quy chuẩn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi thực hiện phương pháp thở oxy qua mặt nạ, bác sĩ hoặc nhân viên y tế tạo hồ sơ bệnh án bao gồm các thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người bệnh được thông báo về quy trình thực hiện và được hướng dẫn nằm cạnh nguồn oxy đảm bảo thông thoáng đường thở.
Bác sĩ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng như đánh giá tri giác, tình trạng da niêm mạc, nhịp thở, nhịp tim, và các dấu hiệu của sự gắng sức. Sau đó, nhân viên y tế chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị y tế như máy đo SpO2, cột đo lưu lượng oxy và các loại mặt nạ thích hợp cùng với dây dẫn oxy.
Thực hiện thủ thuật
Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ tiến hành khử trùng, đeo găng tay y tế, sau đó lắp cột đo lưu lượng vào nguồn cấp oxy và lắp bình làm ẩm vào cột lưu lượng. Tại đầu ra của cột lưu lượng hoặc bình làm ẩm, bác sĩ lắp dây dẫn oxy. Tiếp theo, mặt nạ được lắp vào dây dẫn và điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp dựa trên chỉ định cụ thể cho từng trường hợp.
Sau đó, bác sĩ kiểm tra kỹ các mối nối để đảm bảo không có chỗ nào bị rò rỉ. Tiếp theo, mặt nạ được áp đặt chắc chắn để phủ kín mũi và miệng của người bệnh, đồng thời cố định vững chắc để tránh rơi ra gây khó chịu cho người bệnh.
Theo dõi
Trong 30 phút đầu tiên của quá trình thở oxy, người bệnh cần được theo dõi liên tục bằng máy SpO2 để đánh giá hơi thở, nhịp tim, mức độ gắng sức, tri giác và màu da. Yếu tố giúp bác sĩ điều chỉnh mức độ oxy phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng quan sát kỹ vùng da tiếp xúc với mặt nạ để xem có phản ứng dị ứng với chất liệu hay không.
Sau 1 – 2 giờ thở oxy, bác sĩ tháo mặt nạ, lau sạch hơi nước bám trên bề mặt và lau mặt cho người bệnh. Khi người bệnh ổn định, việc theo dõi các dấu hiệu trên tiếp tục với tần suất 2-3 giờ/lần để điều chỉnh lượng oxy đảm bảo chỉ số SpO2 nằm trong khoảng cho phép. Trong trường hợp người bệnh phải thở oxy trong thời gian dài, bác sĩ thay dây dẫn, bình làm ẩm và mặt nạ hàng ngày.
Khi nào cần sử dụng máy tạo oxi cho người bệnh
Thời gian thở oxy qua mặt nạ kéo dài bao lâu?
Thời gian thở oxy qua mặt nạ kéo dài tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Một số người mắc bệnh mạn tính cần sử dụng oxy để duy trì sự sống cần thở qua mặt nạ suốt 24 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, những người khác chỉ cần thở oxy qua mặt nạ trong thời gian ngắn cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Có người bệnh chỉ cần thêm oxy khi ngủ hoặc khi vận động gắng sức.
Gợi ý các sản phẩm máy tạo oxi tốt nhất hiện nay
Thở oxy qua mặt nạ có an toàn không?
CÓ. Thở oxy qua mặt nạ là một phương pháp an toàn và hiệu quả khi được thực hiện theo đúng hướng dẫn và dưới sự giám sát y tế thích hợp. Tuy nhiên, máy tạo oxy có khả năng cháy nổ cao do đó cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng mặt nạ oxy:
- Cần tránh xa ít nhất 1.5km các nguồn nhiệt hoặc vật có thể gây cháy nổ như bếp gas, nến, lò sưởi, các chất dễ cháy như cồn, xăng,..đặc biệt không hút thuốc lá gần máy tạo oxy.
- Đặt máy tại các vị trí cố định vào giá đỡ hoặc cố định vào vị trí thẳng đứng, không lăn bình dưỡng khí vì như vậy có thể làm bình bị đổ hoặc nứt, tạo ra áp suất và làm bình nổ.
- Đặt máy ở nơi thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, bụi bẩn, tránh trường hợp rò rỉ, làm tích tụ khí oxy trong không gian gây cháy.
- Không sử dụng các vật liệu dễ cháy như bình xịt aerosol, dung dịch làm sạch hay các sản phẩm dầu (chẳng hạn như dầu lửa) gần bình dưỡng khí.
- Nếu bạn sử dụng máy tạo oxy tại nhà thì nên sử dụng quần áo được làm từ cotton thay vì len, nylon vì đây là các vật liệu có khả năng tích điện, khi tiếp xúc với oxy cao trong môi trường sẽ tạo ra tia lửa điện.
- Cần đặt bình chữa cháy ở gần và biết cách sử dụng trong trường hợp có cháy nổ xảy ra, lắp đặt và kiểm tra hệ thống báo cháy vẫn hoạt động.
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp thở oxy qua mặt nạ
Khi thở oxy qua mặt nạ, người bệnh cần chú ý các điều sau:
- Bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ.
- Bệnh nhân cần cung cấp thông tin cho bác sĩ về tất cả loại thuốc đang sử dụng.
- Lưu lượng và thời gian sử dụng oxy được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể.
- Bạn tránh sử dụng đồ uống có cồn trong quá trình điều trị để không làm chậm nhịp thở.
Thở oxy qua mặt nạ là một trong những phương pháp cung cấp oxy cho cơ thể phổ biến hiện nay. Liệu pháp này được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống y tế của nước ta. Với những thông tin chia sẻ, Siêu Thị Y Tế mong muốn mang đến cho bạn đọc nhiều điều hữu ích về vấn đề này.