Tiền mất tật mang khi sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết

890

Hiện nay có rất nhiều người bệnh tiểu đường đã mua và sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết mặc dù thiết bị này vẫn chưa được Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Điều này gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, khiến người dùng gặp biến chứng đái tháo đường nặng và nguy hiểm đến tính mạng bởi thiết bị này cung cấp kết quả đo không chính xác.

Đồng hồ đo đường huyết cho kết quả sai, người tiêu dùng “tiền mất tật mang”

Tính đến tháng 02/2024, FDA vẫn chưa phê duyệt cho bất kỳ thiết bị đo, ước tính chỉ số đường huyết nào là đồng hồ hay vòng đeo tay thông minh. Nhưng thực tế vẫn có nhiều người dùng “cố chấp” tự ý mua và sử dụng thiết bị này để rồi phải “lãnh” nhiều hậu quả không mong muốn.

Theo nguồn tin từ báo tuoitre.vn, bệnh nhân N.T.H. (57 tuổi, Hà Nội) bị đái tháo đường đã mất 8 triệu đồng chỉ để nhận về những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Vì được nghe quảng cáo rằng loại đồng hồ đeo tay đo đường huyết không cần lấy máu, tránh xâm nhập, bệnh nhân đã mạnh tay chi tận 8 triệu đồng để mua và sử dụng thiết bị mỗi ngày. Bà H cho biết, ngày nào đồng hồ cũng báo chỉ số dưới 7 nên bà hoàn toàn an tâm, cho rằng đường huyết của mình ổn định và tự ý không dùng thuốc.

Đến một ngày, bà nhận thấy cơ thể mệt mỏi, bắt đầu buồn nôn. Vì thấy bất thường nên bà H đã đến phòng khám thì “ngã ngửa” với đường huyết cao ngất ngưỡng, chỉ số HbA1C > 9. Nghiêm trọng hơn, bà H được chẩn đoán gặp biến chứng toan chuyển hóa, ceton niệu…

Đồng hồ đo đường huyết cho kết quả sai khiến người tiêu dùng “tiền mất tật mang”

Đồng hồ đo đường huyết cho kết quả sai khiến người tiêu dùng “tiền mất tật mang”

Không sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết không được FDA phê duyệt

Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, trưởng khoa nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại đồng hồ, vòng đeo tay đo đường huyết thông minh với nhiều tên gọi khác nhau, không rõ xuất xứ và điều quan trọng là không được FDA phê duyệt. Thiết bị này được nhà sản xuất khẳng định rằng có thể đo lượng đường trong máu không xâm lấn, tức là không dùng kỹ thuật chích máu ngón tay hoặc xuyên qua da để lấy máu kiểm tra.

Tuy nhiên vào ngày 21/02/2024 vừa qua, FDA đã chính thức đưa ra cảnh báo về những rủi ro nguy hiểm khi người tiêu dùng sử dụng các loại đồng hồ hoặc vòng đeo tay thông minh nêu trên.

FDA đặc biệt đưa ra cảnh báo đối với bệnh nhân đái tháo đường rằng việc đo đường huyết không chính xác có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đái tháo đường như dùng sai liều insulin, sulfonylurea hoặc các loại thuốc hạ đường huyết khác,… Tất cả những điều này có thể khiến người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê thậm chí là tử vong.

>>> Gợi ý: Máy đo huyết áp nào tốt nhất và được sử dụng phổ biến

Khuyến cáo từ FDA đối với bệnh nhân đái tháo đường, người tiêu dùng cụ thể như sau:

  • Không mua hoặc sử dụng đồng hồ hoặc vòng đeo tay, được bán trực tuyến hoặc trực tiếp từ các cửa hàng, được quảng cáo là đo được lượng đường trong máu.
  • Tính an toàn và hiệu quả của các thiết bị này chưa được FDA xác nhận và việc sử dụng các thiết bị này có thể dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác.
  • Nếu việc điều trị cần kết quả đo đường huyết chính xác thì hãy trao đổi với bác sĩ về lựa chọn một thiết bị theo dõi đường huyết đã được FDA cấp phép.
Người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết không được FDA phê duyệt

Người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết không được FDA phê duyệt

Cảnh báo biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng khi đường huyết không ổn định

Bác sĩ Tôn Thất Kha – trưởng khoa điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết, kiểm soát chặt chẽ đường huyết là điều quan trọng hàng đầu đối với bệnh nhân đái tháo đường cần. Bởi khi đường huyết không ổn định, người bệnh sẽ phải gánh chịu nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm:

  • Tăng đường huyết kéo dài dẫn đến biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.
  • Đường huyết tăng lâu ngày làm rối loạn dẫn truyền tín hiệu đến các cơ quan. Điều này làm tế bào thần kinh bị tổn thương – nguyên nhân gây biến chứng đái tháo đường ở hệ thần kinh, tim, thận, mắt, tay và chân.
  • Biến chứng mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Khi đường huyết vượt ngưỡng >14mmol/l thì có thể gây biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh tử vong.

>>> Tham khảo: Gợi ý các mẫu máy đo đường huyết của Đức tốt nhất hiện nay

Tăng đường huyết kéo dài dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

Tăng đường huyết kéo dài dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

Nên sử dụng máy đo đường huyết loại nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Bảy cùng nhiều bác sĩ và chuyên gia khác, việc đo đường huyết bằng cách lấy máu ở đầu ngón tay khoảng 2 – 3 lần/tuần là vô cùng cần thiết đối với người bệnh đáo tháo đường. Chỉ số đường huyết chính xác sẽ giúp người bệnh biết được liệu pháp điều trị đang áp dụng có tốt không, có cần điều chỉnh liều thuốc không. 

Hiện nay trên thị trường có vô vàn thương hiệu máy đo đường huyết khác nhau và dĩ nhiên không phải loại máy nào cũng đảm bảo chất lượng, cho kết quả chính xác, đáp ứng các tiêu chí chuẩn ISO.

Theo thông tin ban hành, tất cả các dòng máy đo đường huyết được sản xuất sau tháng 05/2016 phải đáp ứng đầy đủ và chặt chẽ về độ chính xác theo tiêu chuẩn ISO: 15197: 2013. Cụ thể, yêu cầu 95% kết quả đường huyết phải đạt tiêu chuẩn sau:

  • Dao động trong khoảng ± 0,83 mmol/L kết quả phòng thí nghiệm ở nồng độ < 5,6 mmol/L (trong khoảng ± 15 mg/dl kết quả phòng thí nghiệm ở nồng độ < 100 mg/dL)
  • Dao động trong khoảng ± 20% kết quả phòng thí nghiệm ở nồng độ ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL)

Vậy nên, người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn những dòng máy đo đường huyết cá nhân cho kết quả chính xác, đáp ứng đúng tiêu chuẩn ISO: 15197: 2013 như trên.

Người tiêu dùng nên chọn mua máy đo đường huyết chất lượng, kết quả chính xác, đáp ứng các tiêu chí chuẩn ISO

Người tiêu dùng nên chọn mua máy đo đường huyết chất lượng, kết quả chính xác, đáp ứng các tiêu chí chuẩn ISO

Theo đó, Siêu Thị Y Tế là đơn vị uy tín hàng đầu chuyên cung cấp các dòng máy đo đường huyết cao cấp tại nhà đạt chuẩn các tiêu chí được đưa ra về chất lượng, đến từ thương hiệu BenecheckSapphire. Đây đều là hai dòng máy đo đường huyết có mặt từ rất lâu trên thị trường và được người tiêu dùng tin chọn trong hơn 10 năm qua.

>>> Tìm hiểu: Có nên dùng máy đo đường huyết tại nhà? Ai nên sử dụng?

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck:

  • Tích hợp 3 chức năng kiểm tra chỉ số mỡ máu (Cholesterol), đường huyết (Glucose) và bệnh gút (Acid Uric).
  • Máy cho các kết quả chính xác, nhanh chóng và rất đáng tin cậy.
  • Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và không gây đau, cho phép người dùng kiểm tra sức khỏe tại nhà.
  • Tự động tính kết quả trung bình cho 7, 14, 21, 28 ngày.
  • Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck

    Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus:

  • Kết quả chính xác chỉ trong 5 giây.
  • Que thử tiện dụng thân thiện với người dùng với tính năng lấy máu tự động.
  • Hiệu chuẩn tự động, không cần mã hóa.
  • 480 bộ nhớ kiểm tra (ngày và giờ).
  • Tự động tính trung bình 7, 14 và 28 ngày.
  • Chỉ mẫu máu nhỏ 0,6μl.
  • Dễ sử dụng, gọn nhẹ và di động.
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

Tham khảo mua ngay máy đo đường huyết Benecheck và Sapphire tại Siêu Thị Y Tế với giá ưu đãi tốt nhất:

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường nên đo đường huyết mao mạch mỗi ngày hoặc ít nhất 2 lần/tuần để đánh giá mức độ ổn định đường huyết của mình, từ đó có thể báo lại với bác sĩ về việc điều chỉnh phác đồ điều trị, dùng thuốc, thay đổi lối sống sinh hoạt nếu cần. Người bệnh cần nắm rõ ngưỡng đường huyết an toàn và không an toàn như sau:

  • Đường huyết an toàn trước bữa ăn: 5 – 7,2 mmol/l; sau ăn 2 giờ: < 10 mmol/l; trước lúc đi ngủ: 6,0 – 8,3 mmol/l.
  • Đường huyết không an toàn: >10 mmol/.

Một số lời khuyên giúp người bệnh xử lý kịp thời khi đường huyết không ổn định:

  • Khi đường huyết thấp: Người bệnh nên ăn ít đồ ngọt như kẹo, sữa có đường, bánh ngọt, uống nước đường. Tốt nhất người bệnh hãy nhập viện để theo dõi, điểu chỉnh thuốc hạ đường huyết phù hợp.
  • Khi đường huyết tăng: Người bệnh cần kiểm tra lại xem mình có quên uống thuốc không, sau đó hãy đến tìm bác sĩ để được thăm khám. Ngoài ra người bệnh cũng cần xem lại thực đơn ăn uống, chế độ ăn hàng ngày của mình.
Bệnh nhân đái tháo đường nên đo đường huyết mao mạch mỗi ngày hoặc ít nhất 2 lần/tuần

Bệnh nhân đái tháo đường nên đo đường huyết mao mạch mỗi ngày hoặc ít nhất 2 lần/tuần

Việc tự ý sử dụng đồng hồ, vòng tay đo đường huyết không được FDA phê duyệt sẽ khiến người bệnh gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. Siêu Thị Y Tế hy vọng thông tin chia sẻ nêu trên sẽ có ích cho bạn và gia đình của mình, đặc biệt là đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc tư vấn về các máy đo đường huyết chính hãng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Nguồn: tuoitre.vn

Xem thêm:



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!