Triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em và phụ nữ – Góc Tư Vấn

2365

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh thường thay đổi khi ngủ. Các bậc cha mẹ có thể cảm nhận được nhịp thở của bé thường khi ngủ trẻ nhà bạn có thể thở gấp trong một lúc, sau đó lại chậm lại, thậm chí trẻ có thể tạm ngưng thở khoảng 15 phút trước khi về tình trạng thở bình thường.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh và cách điều trị ra sao?

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh và cách điều trị ra sao?

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh là gì?

Khi trẻ sơ sinh bị ngưng thở khi ngủ cha mẹ đừng quá lo lắng, bởi vì theo bác sĩ khi thấy bé thỉnh thoảng ngưng thở khi ngủ. Bởi đây là chu kỳ thở của bé từ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi. Nhưng các với các bé lớn hơn 6 tuổi mà vẫn thở theo các này, các bạn cần khám cho trẻ. Việc thở của trẻ sơ sinh theo chu kỳ trên chiếm khoảng 5% thời gian em bé ngủ, còn với những em bé sinh non là khoảng 10%.

Béo phì là một yếu tố phổ biến tiềm ẩn gây ngưng thở khi ngủ ở người lớn. Nhưng ở trẻ em, tình trạng phổ biến nhất dẫn đến ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn là amidan và phì đại adenoids mở rộng. Tuy nhiên, béo phì cũng đóng một vai trò ở trẻ em. Các yếu tố cơ bản khác có thể là dị tật sọ não và rối loạn thần kinh cơ.

Các yếu tố rủi ro

Bên cạnh béo phì, các yếu tố nguy cơ khác gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Bất thường trong hộp sọ hoặc khuôn mặt
  • Bại não
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh thần kinh cơ
  • Lịch sử cân nặng khi sinh thấp
  • Tiền sử gia đình bị ngưng thở khi ngủ

Biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Thói quen thở bất thường của bé không đáng lo ngại, cũng không có gì là bất thường nêu bàn tay và bàn chân của trẻ hơi xanh. Những nếu trán, lưỡi, móng tay, móng chân, môi hoặc của thân thể bé chuyển sang màu xanh, thì đó là dấu hiệu của bé bị thiếu oxy.

Trong khi ngủ, các dấu hiệu và triệu chứng của ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Ngáy
  • Tạm dừng thở
  • Giấc ngủ không bình yên
  • Khịt mũi, ho hoặc nghẹt thở
  • Miệng thở
  • Đái dầm
  • Giật mình trong lúc ngủ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn không phải lúc nào cũng ngáy.

Vào ban ngày, dấu hiệu trẻ bị ngưng thở khi ngủ có thể:

  • Học kém
  • Khó chú ý, tập trung
  • Có vấn đề về hành vi
  • Tăng cân kém
  • Bị hiếu động

Điều trị ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ ở trẻ em

Nhiều cách điều trị có thể được thực hiện để kiểm soát ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ của con bạn. Điều trị có thể gồm:

  • Giảm cân: Nếu con bạn bị béo phì, hãy bàn bạc với bác sĩ về một chương trình kiểm soát cân nặng hữu hiệu, an toàn.
  • Tư thế ngủ: Ngưng thở khi ngủ thường trở nặng khi nằm ngửa. Hãy để con bạn nằm nghiêng một bên. Đặt gối phía sau lưng để giữ con bạn không lăn ra nằm ngửa. Sử dụng gối để giúp con bạn ngủ đầu cao có thể hữu ích.
  • Điều trị dị ứng mũi: Các dị ứng có thể gây sưng và ứ dịch trong mũi, có thể làm trở nặng ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ. Dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc. Hãy bàn bạc với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn ngáy do dị ứng.

Nếu những điều trị này không hiệu quả, phẫu thuật hoặc thiết bị ngủ có thể được đề nghị sử dụng.

Máy trợ thở CPAP phương pháp điều trị Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Áp suất đường thở dương liên tục qua mũi (CPAP) là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc chữa trị bệnh ngưng thở khi ngủ.

Thiết bị CPAP là máy ép đẩy không khí vào một mặt nạ phủ gọn trên mũi trong lúc ngủ. Áp suất đẩy không khí qua mũi và họng để ngăn họng xẹp lại trong lúc ngủ. Mục đích là giúp con bạn ngáy ít hoặc không ngáy khi mang CPAP.

Loại phẫu thuật nào có thể được tiến hành để điều trị ngưng thở lúc ngủ?

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm máy thở cpap 

Nhiều trẻ được điều trị bằng cách cắt bỏ amidan và VA.

Các triệu chứng ngưng thở nghẽn tắc khi ngủ được cải thiện sau phẫu thuật. Một số trẻ cần được khảo sát giấc ngủ lại sau khi phẫu thuật 2 – 3 tháng. Mở khí quản được thực hiện ở trẻ bị ngưng thở lúc ngủ nặng, đe dọa tính mạng. Trong thủ thuật này, khí quản được mở một lỗ nhỏ và đặt ống thông vào lỗ này. Những loại phẫu thuật khác đã được thử trên họng hoặc lưỡi, nhưng chúng thường không thành công bằng thiết bị ngủ gọi là CPAP.

Cha mẹ làm gì khi trẻ ngưng thở khi ngủ?

Ngưng thở khi ngủ là triệu chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng và để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, cha/mẹ cần phải theo dõi tình trạng trẻ phát hiện nhanh chóng kịp thời để điều trị sớm cho trẻ.

Theo đó, nếu cha/mẹ nhận thấy con mình có các biểu hiện như: ngáy ( cũng có thể không ngáy )-ngáy to hoặc nhỏ – kèm theo khó thở, ngạt mũi, liên tục giật mình, mệt mỏi và ngủ nhiều vào ban ngày, khi đó người thân nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Chứng ngưng thở khi ngủ về đêm của phụ nữ

Sự rối loạn nhịp thở ban đêm còn được gọi là hiện tượng ngưng thơ khi ngủ, chứng bệnh này có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch đối với phụ nữ, còn với đàn ông thì không. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mắc chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30 % so với những phụ nữ bình thường.

dang-lo-ngai-chung-roi-loan-nhip-tho-ban-dem-o-phu-nu-min (1)

Ngưng thở và giảm thở dẫn đến giảm bão hòa oxy và tăng carbon dioxide trong máu, khi lượng chất này tăng lên ở một mức nhất định, cơ thể sẽ cố gằng tìm cách để thơ, gây ra hiện tương vi thức giấc và thở lại bình thường. Trong khi ngưng thở, hệ thần kinh giao cảm gia tăng, dẫn đến loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Đây là được xem như nguyên nhân làm tăng huyết áp, liên quan đến suy tim sung huyết, bệnh động mạch vành và rung nhĩ.

Triệu chứng và hiện tượng ngưng thở tắc nghẽn : Ngáy, thở gián đoạn khi ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, tăng huyết áp, nhức đầu vào buổi sáng.

Cách phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ

Phòng ngừa chứng bệnh ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ và hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, chị em phụ nữ cần

dang-lo-ngai-chung-roi-loan-nhip-tho-ban-dem-o-phu-nu-1-min (1)

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hạn chế dùng chất kích thích : bia rượu, thuốc lá
  • Tăng cường rèn luyện thân thể, vận động thể chất: đi bộ , đạp xe, bơi lội
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn đủ chất, tăng cường lượng thực phẩm chứa nhiều vitamin E, A, các loại vitamin B, axit béo không no, các nguyên tố vi lượng như kẽm
  • Luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucoza máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và ngăn chặn các biến chứng tim mạch.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy trợ thở đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may tro tho resvent auto bpap ibreeze 25sta avt1 new1587111015.nv

Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA
Giá bán tham khảo: 27.800.000đ + Quà Tặng

may tro tho resmart gii bipap y25t avt21587629323.nv

Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T
Giá bán tham khảo: 26.900.000đ

may tro tho auto bipap g2s b25t avt51587630406.nv

Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T
Giá bán tham khảo: 25.600.000đ

3 min1569318557.nv

Máy trợ thở Resvent Auto CPAP iBreeze
Giá bán tham khảo: 15.600.000đ

Bên trên là một số thông tin về triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh cũng như phụ nữ, Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.