Bệnh Huyết Áp Thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

1583

Bệnh huyết áp thấp có chỉ số dưới 90/60mmHg. Nó không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, nhưng bạn có thể cần điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn một số thông tin về tình trạng huyết áp thấp bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Huyết Áp Thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Huyết Áp Thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Huyết áp thấp gồm có huyết áp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế.

Huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu là 90mmHg và huyết áp tâm trương là 60mmHg.

Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp

Huyết áp của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày, nó tăng dần trong ngày. Những gì bạn đang làm và cảm giác của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra huyết áp thấp, có thể là do lối sống hoặc có thể do di truyền từ bố mẹ.

Một số người bị huyết áp thấp khi lớn tuổi. Nó cũng có thể được gây ra bởi: có thai, một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, một số loại thuốc,…

Có thai cũng nằm trong những nguyên nhân khiến huyết áp thấp

Có thai cũng nằm trong những nguyên nhân khiến huyết áp thấp

Các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp

Kiểm tra huyết áp của bạn nếu bạn thường xuyên mắc các triệu chứng như: choáng váng hoặc chóng mặt, cảm thấy không ổn, mờ mắt, cảm thấy yếu trong người, sự hoang mang, ngất xỉu,… 

Điều này có nghĩa là huyết áp của bạn quá thấp. Nếu bạn gặp các triệu chứng khi đứng lên hoặc đột ngột thay đổi tư thế, bạn có thể bị hạ huyết áp tư thế.

Điều trị bệnh huyết áp thấp tùy thuộc vào nguyên nhân

Phụ thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh, mức độ bệnh sẽ có cách điều trị bệnh hợp lý. Dưới đây là một số thông tin về cách chữa bệnh.

Chữa huyết áp thấp không dùng thuốc

Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi lối sống, sinh hoạt và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Ngủ đủ giấc: Người bệnh phải ngủ đủ giấc, từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Điều này người thân của bệnh nhân cần lưu ý, tránh kìm hãm giấc ngủ của người bệnh.

Thức dậy đúng cách: Với người bệnh, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, sau đó từ từ ngồi dậy và rời khỏi giường. Khi đứng dậy cần vịn vào ghế, đứng một lúc.

Tích cực hoạt động thể chất: Bệnh nhân huyết áp thấp nên chăm chỉ thể dục, tập một số môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi… Lưu ý, không được chơi các môn thể thao vận động quá mạnh, mất nhiều sức.

Về ăn uống: Cần duy trì chế độ ăn uống 3-4 bữa mỗi ngày, chia nhỏ các bữa ăn. Bệnh nhân huyết áp thấp nên ăn mặn hơn so với người bình thường để gây giữ nước trong cơ thể.

Tích cực ăn các thức ăn chứa nhiều sắt như gan động vật, thịt nạc, nấm hương khô, cần tây, ăn nhiều hoa quả như lựu, táo…. Uống một số loại đồ uống để tăng huyết áp như cà phê, trà đặc, nước cần tây, nước nho….

Cùng với đó phải hạn chế ăn thức ăn gây xơ vữa động mạch như mỡ, trứng… vì nếu bị thêm cả chứng xơ vữa động mạch thì bệnh huyết áp thấp góp phần làm giảm lượng máu lên não, nguy hiểm hơn gây nhũn não.

Chữa huyết áp thấp sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc Đông, Tây Y có tác dụng chữa tụt huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh phải cân nhắc khi lựa chọn thuốc. Cần phải khám, chẩn đoán rõ ràng, uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ chuyên môn.

———————————————————————————————————————————

XEM THÊM:

———————————————————————————————————————————

Cách tự giảm các triệu chứng bệnh huyết áp thấp

Những điều nên làm

  • Đứng dậy từ từ, từ ngồi sang đứng.
  • Cẩn thận khi ra khỏi giường, từ từ chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi hoặc đứng.
  • Nâng đầu giường lên khoảng 15 cm (6 inch) bằng gạch hoặc sách nặng. Bạn cũng có thể kê cao gối đầu nằm.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, nằm hoặc ngồi yên một lúc sau khi ăn cũng có thể hữu ích.
  • Tăng lượng nước bạn uống.
Nếu bạn có huyết áp thấp, hãy lưu ý di chuyển từ từ khi ra khỏi giường

Nếu bạn có huyết áp thấp, hãy lưu ý di chuyển từ từ khi ra khỏi giường

Những điều không nên làm

  • Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Không cúi xuống hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Không uống đồ uống có caffein vào ban đêm.
  • Không uống quá nhiều rượu.
Bạn không nên uống quá nhiều rượu bia nếu bị huyết áp thấp

Bạn không nên uống quá nhiều rượu bia nếu bị huyết áp thấp

Cách kiểm tra huyết áp của bạn

Bạn có thể kiểm tra huyết áp của mình bằng cách đến phòng khám, bệnh viện hoặc tự sử dụng máy đo huyết áp tại nhà. Huyết áp thấp là số đo dưới 90/60mmHg. Sau khi thực hiện kiểm tra chỉ số huyết áp của bạn, kết quả của bạn được tạo thành từ 2 số. Số đầu tiên trên cùng là mức cao nhất mà huyết áp của bạn đạt được khi tim đập (tâm thu). Con số thứ 2 là mức thấp nhất mà huyết áp của bạn đạt được khi tim bạn thư giãn giữa các nhịp đập (tâm trương).

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus vital bosung 30032022 a51648611708.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital
Giá bán tham khảo: 1.290.000đ

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar +
Giá bán tham khảo: 890.000đ

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB)
Giá bán tham khảo: 760.000đ

Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn đọc những thông tin quan trọng cần biết về tình trạng huyết áp thấp bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn và gia đình!

Nguồn bài viết: www.nhs.uk



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất