Dấu hiệu huyết áp thấp, nguyên nhân và cách điều trị tại nhà an toàn

1124

Huyết áp thấp có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng tương tự như huyết áp cao, nhưng thường bị bỏ qua do triệu chứng không rõ ràng. Tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến biến chứng như ngất xỉu hoặc ngã. Bài viết của Siêu Thị Y Tế sẽ cung cấp thông tin hữu ích về các dấu hiệu huyết áp thấp và cách giúp cải thiện huyết áp thấp và nâng cao chất lượng sống.

Bệnh huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp có thể không nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu không được kiểm soát kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa và nguyên nhân làm giảm huyết áp.

Giải thích định nghĩa

Chỉ số huyết áp thường bao gồm hai chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong máy đo huyết áp điện tử, huyết áp tâm thu được hiển thị ở số trên, còn huyết áp tâm trương là số dưới. 

Ở người khỏe mạnh, huyết áp thường dao động quanh mức 120/80 mmHg (120 mmHg là huyết áp tâm thu, 80 mmHg là huyết áp tâm trương). 

Huyết áp được coi là thấp khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, đó là dấu hiệu của huyết áp thấp.

 
Dấu hiệu huyết áp thấp

Dấu hiệu huyết áp thấp

Một người khỏe mạnh thường không có triệu chứng khi huyết áp thấp và không cần điều trị vì đó không phải là bệnh. 

Tuy nhiên, nếu huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60 mmHg hoặc đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp, thì cần theo dõi và điều trị. Đặc biệt, đối với người già hoặc những người mắc bệnh mãn tính, huyết áp thấp cần được quan tâm và điều trị kỹ lưỡng, vì tình trạng này có thể gây nguy hiểm do không cung cấp đủ máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, các mạch máu giãn nở nhanh chóng do sự thay đổi nội tiết, dẫn đến giảm huyết áp. Huyết áp thấp thường gặp trong 24 tuần đầu của thai kỳ và thường trở lại mức bình thường sau khi sinh.
  • Bệnh tim mạch: Các tình trạng như đau tim, suy tim, bệnh van tim và nhịp tim chậm có thể gây ra huyết áp thấp.
  • Các bệnh liên quan đến nội tiết và tiểu đường: Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuyến cận giáp hoặc tuyến thượng thận có thể làm giảm huyết áp. Hạ đường huyết và bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp.
  • Mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, thể tích máu giảm, dẫn đến huyết áp thấp. Mất nước có thể do sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu hoặc tập thể dục quá sức.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin B-12, folate và sắt có thể gây ra thiếu máu, làm giảm sản xuất tế bào hồng cầu và dẫn đến huyết áp thấp.
 
Phụ nữ mang thai hoặc rối loạn nội tiết làm huyết áp giảm

Phụ nữ mang thai hoặc rối loạn nội tiết làm huyết áp giảm

Các dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bị huyết áp thấp:

Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt

Dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến nhất là cảm giác hoa mắt chóng mặt. Triệu chứng này thường xảy ra khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, như đứng dậy từ vị trí ngồi lâu, ngồi dậy khi đang nằm, hoặc đứng quá lâu. 

Bạn có thể cảm thấy mọi vật xung quanh xoay tròn và khó kiểm soát. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên lưu ý và tìm kiếm sự tư vấn y tế.

Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

Đau đầu là triệu chứng phổ biến khi huyết áp thấp, thường trở nên nghiêm trọng hơn sau khi não bị căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng. Cơn đau đầu có thể nặng hơn ở vùng đỉnh đầu và có thể kèm theo cảm giác tê nhức.

 
Đau đầu là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Đau đầu là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Ngất

Khi huyết áp giảm nghiêm trọng, bạn có thể bị ngất (mất ý thức đột ngột) đây cũng là một trong những dấu hiệu huyết áp thấp. Nếu không phòng tránh, ngất có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng như gãy xương. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi bạn đang di chuyển, như đi bộ hoặc lái xe.

Giảm tập trung

Huyết áp thấp có thể làm giảm khả năng tập trung do lượng máu cung cấp cho não không đủ, dẫn đến việc các tế bào não không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn.

Mờ mắt

Trong trường hợp huyết áp thấp nghiêm trọng, bạn có thể gặp tình trạng mờ mắt hoặc giảm thị lực. Nếu mờ mắt đột ngột xảy ra khi bạn đang di chuyển, hãy tìm chỗ ngồi và nghỉ ngơi cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.

Buồn nôn

Huyết áp thấp có thể gây cảm giác buồn nôn. Một biện pháp hiệu quả là nhấm nháp một ít nước chanh để giảm cảm giác buồn nôn.

Buồn nôn có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp

Buồn nôn có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp

Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt

Huyết áp thấp có thể làm cho da bạn cảm thấy lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt vì cơ thể không duy trì việc cung cấp máu và oxy đến da. Để cải thiện, hãy uống một ít thức uống nóng để tạo nhiệt cho cơ thể.

Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh và nông

Một dấu hiệu huyết áp thấp có thể kể đến tiếp theo là nhịp tim, nhịp thở nhanh và nông. Khi huyết áp quá thấp, cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng, dẫn đến việc tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, gây nhịp tim và nhịp thở nhanh, khó thở.

Mệt mỏi

Mệt mỏi thường xuất hiện vào buổi sáng, cảm giác chân tay tê buồn rã rời là dấu hiệu của huyết áp thấp. Nếu nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn, tình hình có thể cải thiện, nhưng có thể xuất hiện lại vào buổi chiều hoặc tối. Mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ co thắt quá mức. Ăn trái cây tươi có thể giúp tăng cường năng lượng.

Dấu hiệu mệt mỏi cũng được xem là dấu hiệu của huyết áp thấp

Dấu hiệu mệt mỏi cũng được xem là dấu hiệu của huyết áp thấp

Trầm cảm

Khi mắc bệnh trầm cảm, dấu hiệu của huyết áp thấp có thể càng biểu hiện rõ hơn như tâm trạng uể oải, buồn bã, và dễ dẫn đến trầm cảm.

Cảm giác khát

Một dấu hiệu huyết áp thấp nữa cảm giác khát nước. Khi huyết áp giảm, cơ thể có thể gửi tín hiệu cho bạn uống nhiều nước hơn, giúp tăng huyết áp.

Huyết áp thấp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Huyết áp thấp có thể làm áp lực trong các mạch máu không đủ mạnh để đưa máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng như não, tim và các cơ quan khác. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như nhồi máu não và nhồi máu cơ tim, cả hai đều là những tình trạng đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tim mạch vành và huyết áp rất thấp có nguy cơ cao gặp phải các biến cố tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim. Đồng thời, huyết áp thấp nghiêm trọng có thể liên quan đến cơn đau thắt ngực ở những người mắc bệnh động mạch vành mạn tính.

 
Huyết áp thấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ và tim

Huyết áp thấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ và tim

Ngoài việc gây tổn thương cho tim và não, huyết áp thấp đột ngột còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như suy giảm chức năng thận, chấn thương do ngã, đặc biệt ở những người gặp tình trạng tụt huyết áp khi đứng dậy. Tình trạng này cũng có thể gây ra rung nhĩ và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốc, đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Giải pháp phòng ngừa huyết áp thấp

Sau khi đã nhận biết được các dấu hiệu huyết áp thấp cần có các biện pháp phòng ngừa, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số giải pháp phòng ngừa huyết áp thấp:

Chế độ dinh dưỡng

Đối với người bị huyết áp thấp, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình trạng này. Để giúp tăng huyết áp, người bệnh nên tiêu thụ khoảng 10-15 gram muối mỗi ngày. Bữa ăn cần phải đủ chất dinh dưỡng và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đặc biệt là bữa sáng rất quan trọng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn và hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mì.

Bổ xung thực phẩm giàu vitamin C

Bổ xung thực phẩm giàu vitamin C

Chế độ ăn hàng ngày nên bao gồm các thực phẩm giàu protein, vitamin C và các vitamin thuộc nhóm B, vì chúng rất có lợi cho việc kiểm soát huyết áp. Một số thực phẩm và đồ uống có thể giúp tăng huyết áp bao gồm cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo và gừng.

Người bị huyết áp thấp nên tránh các thực phẩm có tính lợi tiểu như rau cải, râu ngô, dưa hấu và bí ngô. Uống nhiều nước là rất quan trọng để tăng thể tích máu và giảm nguy cơ huyết áp thấp, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Cũng nên tránh sử dụng đồ uống có cồn, vì chúng có thể làm tình trạng huyết áp thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ sinh hoạt

Để quản lý huyết áp thấp hiệu quả, việc sinh hoạt điều độ và ngủ đủ giấc (7-8 giờ/ngày) là rất quan trọng. Người bị huyết áp thấp nên cẩn thận khi thay đổi tư thế, đặc biệt là khi ngồi dậy, cần thực hiện từ từ để tránh cảm giác hoa mắt và chóng mặt. Khi nằm ngủ, gối đầu nên thấp và nâng cao chân để giúp cải thiện lưu thông máu.

 
Thay đổi chế độ sinh hoạt và ngủ đủ giấc

Thay đổi chế độ sinh hoạt và ngủ đủ giấc

Tắm nước nóng có thể giúp tăng cường lưu thông máu, nhưng nên tránh tắm quá lâu. Giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ là cần thiết, vì lo lắng, sợ hãi hoặc buồn nản có thể làm huyết áp giảm thêm. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chơi cầu lông hoặc bóng bàn trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày cũng có lợi. Tuy nhiên, nên tránh các môn thể thao có thể gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy hoặc điền kinh, và hạn chế hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ cao.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đã được thăm khám và kê đơn thuốc, người bệnh nên luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp để có thể sử dụng kịp thời khi cần, đặc biệt là khi có biểu hiện dấu hiệu huyết áp thấp. 

 
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Điều này giúp đảm bảo việc quản lý huyết áp hiệu quả và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến huyết áp thấp.

Tình trạng tụt huyết áp khi nào cần đến gặp bác sĩ

Tình trạng tụt huyết áp cần được gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu hoặc tình huống sau đây:

  • Tụt huyết áp đột ngột: Nếu huyết áp giảm đột ngột và không thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống, cần thăm khám để xác định nguyên nhân.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: Khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu, đau ngực, khó thở, hoặc cơn đau đầu dữ dội, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.
  • Cảm giác chóng mặt thường xuyên: Nếu tình trạng chóng mặt, hoa mắt xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, cần được kiểm tra.
  • Tình trạng không cải thiện: Nếu triệu chứng tụt huyết áp không cải thiện mặc dù đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều chỉnh lối sống, bác sĩ cần đánh giá và điều chỉnh phương pháp điều trị.
  • Tụt huyết áp sau khi dùng thuốc: Nếu huyết áp thấp xảy ra sau khi sử dụng thuốc mới hoặc thay đổi liều thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc.
  • Có các bệnh lý kèm theo: Nếu bạn có các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, bệnh thận, hoặc rối loạn nội tiết, việc theo dõi huyết áp là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.
  • Huyết áp thấp kéo dài: Nếu huyết áp thấp kéo dài và không thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế để điều trị hiệu quả.

Huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vì vậy, mỗi người cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cập nhật kiến thức về bệnh để phát hiện sớm huyết áp thấp, từ đó tránh những hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng bài viết của Siêu Thị Y Tế đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để quản lý và điều trị huyết áp thấp một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi trang https://sieuthiyte.com.vn/ để cập nhật những kiến thức y khoa bổ ích nhé.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.