Vai trò của máy trợ thở cá nhân khi ngủ đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

2194

Máy hỗ trợ thở dường như là thiết bị không thể thiếu đối với người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Vậy vai trò của sản phẩm này là gì? Có bao nhiêu phương pháp điều trị bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính mà bạn đã biết? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế khám phá vấn đề này ngay sau đây nhé!

Nhận diện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?

Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có bản chất là viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Viêm phế quản mạn tính (phế quản bị viêm và hẹp) ngăn cản không khí ra khỏi phổi bình thường khi người bệnh thở ra. Người bệnh phải cố sức để thở ra, gây ra cảm giác khó thở.

Khí phế thủng (tổn thương cấu trúc phổi) xảy ra ở phế nang. Thành phế nang trở nên kém co giãn, và vì vậy sẽ khó khăn hơn để đẩy khí thoát khỏi phổi. Các triệu chứng, như thở dốc, ho và mệt mỏi (cảm thấy thực sự mệt mỏi) ngày càng xấu dần và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Ở Việt Nam, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường. Hít khói thuốc lá và phơi nhiễm với khói bụi, ô nhiễm không khí sẽ kích thích đường hô hấp, gây viêm và ho. Nếu bạn hút thuốc lá và mắc COPD, bước đầu tiên nên làm để giúp ngăn tình trạng trở nên tồi tệ hơn là ngừng hút thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả những người hút thuốc đều mắc COPD, một số bệnh nhân mắc COPD chưa bao giờ hút thuốc.

Người bệnh COPD thường xuyên cảm thấy khó thở, thở khò khè, đặc biệt dễ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, người bệnh cần sử dụng máy trợ thở thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hô hấp. (Ảnh: Internet)

Người bệnh COPD thường xuyên cảm thấy khó thở, thở khò khè, đặc biệt dễ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, người bệnh cần sử dụng máy trợ thở thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hô hấp. (Ảnh: Internet)

Vì sao người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần sử dụng máy trợ thở?

Y học hiện phát triển hai phương pháp hỗ trợ thở, gồm: hỗ trợ thở xâm lấn và không xâm lấn. Tùy điều kiện và trường hợp khác nhau, các y bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp khác nhau nhằm giúp bệnh nhân có thể thở hiệu quả, bình thường.

Hỗ trợ thở xâm lấn là hình thức thông khí nhân tạo qua nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản. Phương pháp này được hiểu nôm na là can thiệp đặt ống dẫn khí và khí quản bệnh nhân, kết hợp sử dụng máy trợ thở để cải thiện hiệu quả hô hấp tức thì. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu hô hấp tại bệnh viện.

Vai trò của máy trợ thở cá nhân khi ngủ đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Người bệnh COPD sử dụng máy trợ thở khi ngủ. (Ảnh chụp thực tế tại bệnh viện Chợ Rẫy)

Phương pháp thứ hai là hỗ trợ thở không xâm lấn. Đây là cũng là phương pháp cấp cứu hô hấp thông dụng. Tuy nhiên, với một số trường hợp bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, phương pháp này có thể được áp dụng nhằm tạo cảm giác thoải mái hơn cho bệnh nhân khi sinh hoạt.

Phương pháp này sử dụng các máy trợ thở áp lực dương CPAP hoặc BiPAP để tạo luồng nẹp khí, khơi thông khí quản bệnh nhân, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

Máy trợ thở phương pháp điều trị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

Sử dụng ống hít, xịt thuốc chuyên dụng

Dưới đây là một vài lời khuyên để sử dụng thuốc xịt, hít cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính một cách chính xác và hiệu quả:

  • Nếu cần phải xịt, hít nhiều nhịp mỗi lần, bạn nên nghỉ giữa mỗi nhịp.
  • Đừng hít thở quá nhanh giữa hai nhịp xịt.
  • Ngồi thẳng hay đứng thẳng khi sử dụng bình xịt, hít.
  • Lắc bình trước khi xịt hoặc hít.
  • Bắt đầu hít vào ngay sau khi nhấn nút xịt thuốc.
  • Hít vào và nín thở trong 10 giây, sau đó mới thở ra.
  • Làm sạch bình xịt mỗi tháng. Làm sạch ống ngậm sau mỗi lần sử dụng. Bạn hãy để cho ống tự ráo nước, không nên lấy vải lau khô.
Vai trò của máy trợ thở cá nhân khi ngủ đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Ống hít/bình xịt sẽ làm giãn các mô trong đường thở một cách nhanh chóng, giúp bạn thở dễ dàng hơn. (Ảnh: Internet)

Uống corticosteroid để giảm viêm

Corticosteroid giúp làm giảm sưng và giúp mở rộng đường thở, tạo điều kiện cho nhiều không khí vào và ra khỏi phổi. Nếu bạn chưa đưa chúng vào kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc corticosteroid trong một tuần hoặc hơn, sau khi bùng phát để giúp kiểm soát tình trạng viêm.

Sử dụng bình oxy để cung cấp thêm oxy cho cơ thể

Nếu bạn được chỉ định thở oxy tại nhà, tốt nhất nên tuân theo kế hoạch do bác sĩ chỉ định và cố gắng thư giãn để kiểm soát hơi thở trong khi thở bằng bình oxy. Việc sử dụng liệu pháp oxy tại nhà có thể được thực hiện với máy tạo oxy nhỏ gọn, tiện lợi và độ an toàn cao hơn so với bình oxy khí nén truyền thống.

 

 

Vai trò của máy trợ thở cá nhân khi ngủ đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể sử dụng máy tạo oxy ngay tại nhà.

Đọc thêm: Cách phân biệt máy CPAP và BiPAP

Chuyển sang việc can thiệp bằng cơ học

Biện pháp này được sử dụng trong trường hợp thuốc xịt, thuốc chống viêm và liệu pháp thở bằng oxy không thể giúp bạn kiểm soát hơi thở cũng như làm giảm triệu chứng của bệnh. Lúc này, có lẽ bạn cần phải có một thiết bị hỗ trợ giúp mình thở dễ hơn. Quá trình can thiệp bằng máy này được gọi là can thiệp cơ học.

Thiết bị thường được bác sĩ khuyên dùng là máy trợ thở (CPAP hoặc BiPAP) chuyên dụng. Các sản phẩm này giúp người bệnh duy trì nhịp độ thở thường xuyên, đều đặn, hạn chế tối đa tình trạng ngưng thở khi ngủ, vốn có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.

Nếu bạn thấy việc điều trị tại nhà không mang lại kết quả khả thi như bản thân mong muốn, không thể giúp mình cảm thấy khỏe hơn thì tốt nhất bạn nên tìm sự giúp đỡ từ bệnh viện. Hãy gọi xe cứu thương hoặc nhờ người thân gọi giúp bạn. Khi bạn đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ giúp bạn thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Vai trò của máy trợ thở cá nhân khi ngủ đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Sử dụng máy trợ thở cá nhân khi ngủ giúp bảo vệ tính mạng người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải bù nước cho cơ thể, cũng như sử dụng các kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Điều quan trọng là hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng khiến mình luôn trong tình trạng khó chịu.

May mắn thay, hầu hết mọi người đều được phục hồi hơi thở sau khi thực hiện các bước đối phó với những triệu chứng mà họ mắc phải. Trong quá trình đối phó với bệnh, hãy cố gắng luôn giữ bình tĩnh để giảm thiểu các triệu chứng. Nhưng nếu việc này khó và nằm ngoài sức chịu đựng của bạn, hãy nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để ngăn chặn mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy trợ thở đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may tro tho resvent auto bpap ibreeze 25sta avt1 new1587111015.nv

Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA
Giá bán tham khảo: 27.800.000đ + Quà Tặng

may tro tho resmart gii bipap y25t avt21587629323.nv

Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T
Giá bán tham khảo: 26.900.000đ

may tro tho auto bipap g2s b25t avt51587630406.nv

Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T
Giá bán tham khảo: 25.600.000đ

3 min1569318557.nv

Máy trợ thở Resvent Auto CPAP iBreeze
Giá bán tham khảo: 15.600.000đ

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được vai trò quan trọng của máy trợ thở cá nhân khi ngủ đối với bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Hãy theo dõi Siêu Thị Y Tế để được chia sẻ thông tin về điều trị bệnh COPD cũng như máy trợ thở loại nào tốt nhé!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.