Mướp đắng là một trong những loại quả rất tốt cho sức khỏe và nhiều người lựa chọn ăn mướp đắng trị tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường cũng như cách dùng mướp đắng sao cho an toàn với người tiểu đường.
Chất dinh dưỡng có trong mướp đắng
Mướp đắng có vị đắng, gắt và không có vị ngọt. Cả vỏ xanh và ruột trắng đều có thể ăn được, bạn có thể ăn mướp đắng sống nhưng nhiều người thích mướp đắng được nấu chín hơn để làm giảm bớt vị đắng.
Mướp đắng có hàm lượng calo thấp. 100 gam mướp đắng cung cấp khoảng: 19 calo năng lượng, 3,5 gam carbohydrate, 2,4 gam chất xơ, 150 mg chất béo, 930 mg protein, 87 gram hàm lượng nước.
Mướp đắng rất giàu vitamin A và vitamin C, kali, folate, kẽm và sắt. Các chất chống oxy hóa như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic cũng có trong mướp đắng, giúp chúng ta tránh khỏi nhiều bệnh tật.
Tác dụng của mướp đắng trị tiểu đường
Mướp đắng chữa tiểu đường
Mướp đắng giàu chất xơ, ít đường có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu của bạn. Một số nghiên cứu cho rằng mướp đắng khiến nhiều glucose đi vào tế bào hơn, sau đó giúp cơ thể người bệnh xử lý và lưu trữ glucose trong gan, cơ và mỡ. Mướp đắng cũng có thể ngăn cơ thể chuyển đổi các chất dinh dưỡng dự trữ thành glucose và sau đó giải phóng nó vào máu.
Mướp đắng trị tiểu đường nhờ chứa một hợp chất giống như insulin được gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin. Hợp chất này đã được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có thể có lợi trong việc giảm lượng đường trong máu tổng thể và A1C ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường còn nhờ vào nguồn vitamin C dồi dào. Vitamin C là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, đồng thời có đặc tính chống oxy hóa để dập tắt các gốc tự do gây hại. Cũng có một số bằng chứng cho thấy vitamin C có thể hữu ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mướp đắng trị tiểu đường cũng cung cấp vitamin A – một loại vitamin tan trong chất béo quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch.
Mướp đắng ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh nhân bị tiểu đường rất gặp biến chứng về bệnh tim mạch. Có một nghiên cứu được thực hiện trên chuột theo chế độ ăn nhiều cholesterol, sau đó tiêu thụ chiết xuất mướp đắng đã cho kết quả làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần.
Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc biến chứng xấu hơn nếu bị thừa cân, béo phì. Mướp đắng có lượng calo rất thấp, thích hợp để người tiểu đường thừa cân ăn mỗi ngày. Trong 94g mướp đắng có khoảng 2g chất xơ có công dụng giúp người ăn no lâu hơn, hạn chế thèm ăn, từ đó có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng
Cách làm nước uống trị tiểu đường từ mướp đắng
Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt) cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ, sau đó cho vào túi vải sạch đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1).
Bã cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 500ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2).
Bã lại cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 300ml nước) đun sôi để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3).
Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.
Các món ăn chữa tiểu đường từ mướp đắng
Mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả bằng cách chế biến các món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng như: mướp đắng dồn thịt heo nạc, mướp đắng xào trứng, mướp đắng kẹp dăm bông, canh mướp đắng, mướp đắng luộc.
>> Xem ngay cách nấu món canh khổ qua cho người tiểu đường tại các món canh tốt cho người tiểu đường thơm ngon
Lưu ý khi dùng mướp đắng trị tiểu đường
Mướp đắng trị tiểu đường hiệu quả nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ gây nôn mửa, tiêu chảy. Vì thế, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn mướp đắng vừa đủ, không quá lạm dụng.
Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc trị tiểu đường, hãy theo dõi kỹ lưỡng chỉ số đường huyết để tránh trường hợp mướp đắng tương tác với thuốc, vô tình làm hạ đường huyết quá nhiều.
Tuy mướp đắng trị tiểu đường tốt, nhưng nhiều người không quen ăn loại quả này. Bạn có thể dùng một số mẹo sau để giảm vị đắng của mướp đắng: gọt bớt vỏ bề mặt; bỏ ruột và hạt; ngâm mướp đắng trong sữa chua 1 tiếng trước khi chế biến; nấu mướp đắng chung với khoai tây, hành tây để làm loãng mùi vị.
Khi dùng mướp đắng trị tiểu đường bằng cách ép lấy nước uống, bạn không nên thêm đường hoặc muối. Đường sẽ làm tăng đường huyết còn muối sẽ dễ làm huyết áp tăng cao.
Không nên ăn nhiều hạt mướp đắng vì dễ gặp tác dụng phụ bao gồm đau đầu, sốt, đau dạ dày.
>> Xem thêm: Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Những ai không nên dùng mướp đắng trị tiểu đường
Mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả nhưng có một số người không nên sử dụng mướp đắng để tránh gây ra những tác dụng phụ không tốt. Cụ thể:
- Phụ nữ mang thai không nên dùng mướp đắng trị tiểu đường vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, chảy máu, co thắt.
- Những người dùng insulin cũng không nên dùng mướp đắng vì dễ làm lượng đường trong máu xuống quá thấp.
Lời khuyên: Bệnh đái tháo đường là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm, để lại những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Vì thế ngay bây giờ bạn hãy chủ động kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn cách dùng mướp đắng trị tiểu đường hiệu quả. Mong rằng thông tin từ Siêu Thị Y Tế sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!
Tham khảo thêm
- Các bài thuốc nam trị tiểu đường đơn giản tại nhà
- Cách dùng lá bằng lăng chữa tiểu đường