Tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở giới trẻ ngày càng gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi diễn ra nhiều như vậy? Tìm hiểu ngay các thông tin sau để có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhé!
Đi tìm nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Thoát vị đĩa đệm là gì? Biến chứng ra sao?
Cột sống con người có 33 đốt sống, giữ vai trò như trụ cột nâng đỡ cơ thể. Giữa các đốt sống là đĩa đệm làm nhiệm vụ hấp thụ xung động để bảo vệ cột sống. Các vấn đề có thể xảy ra ở đĩa đệm: đĩa đệm bị thoái hóa, lồi đĩa đệm, xẹp đĩa đệm và đáng lo nhất là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát khỏi màng bao xơ bên ngoài, hình thành nên khối thoát vị chèn ép dây thần kinh. Người bệnh gặp triệu chứng đau, vị trí đau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Thông thường, cơn đau khởi phát từ vùng cổ, vai gáy hoặc vùng thắt lưng, mức độ đau tăng dần khi vận động. Ngoài ra, tê bàn tay hoặc bàn chân, luôn bồn chồn và động đậy chân trong khi ngủ cũng là triệu chứng kèm theo của thoát vị đĩa đệm.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại biến chứng khó lường như: yếu cơ hoặc mất lực ở hai tay và hai chân, hội chứng đau khập khiễng cách hồi (người bệnh đi một đoạn đường thì không thể đi tiếp, cần phải nghỉ ngơi một lúc). Bệnh nhân có thể rối loạn cảm giác (cảm giác nóng lạnh hoặc mất cảm giác trên da), rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ), tàn phế (mất hoàn toàn khả năng vận động).
Nguyên nhân ít biết về thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Ở những người lớn tuổi, đĩa đệm dần có dấu hiệu thoái hóa, mất nước và bào mòn, dẫn đến tình trạng thoát vị, phổ biến ở độ tuổi từ 35 đến 55. Tuy nhiên, thoái hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, ai cũng phải trải qua. Điều đáng nói là vì sao ngày càng có nhiều người trẻ dưới 35 tuổi gặp phải căn bệnh này? Theo các chuyên gia, nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi chủ yếu xuất phát từ lối sống, lặp lại thói quen xấu và sai tư thế lao động.
Cột sống bình thường có đường cong sinh lý, có độ đàn hồi giúp chuyển động linh hoạt. Nhân viên văn phòng lại thường có thói quen ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế. Điều này khiến cột sống mất đi đường cong vốn có, các đốt sống bị thẳng hàng và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Tương tự, những người có công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều như thợ may, lễ tân, tài xế, sinh viên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm còn xuất hiện ở nhóm người lao động phổ thông, làm công việc nặng nhọc, nâng vác vật vượt sức hoặc quá đột ngột, lực nâng chỉ dùng cử động của lưng và hông.
Ngoài ra những thói quen đơn giản nhưng lại là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như: gối đầu quá cao khi ngủ, ngồi gù lưng, ngồi trượt xuống ghế trong thời gian dài, ngồi xổm, ngồi chéo chân, đeo túi nặng lệch vai… Đặc biệt với lối sống dung nạp quá nhiều chất đường bột, ăn tối muộn, thức khuya và ít tập thể dục khiến cơ thể trở nên thừa cân, gia tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm cũng bị tổn thương.
Đọc thêm 8 bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả từ dược liệu dân gian.
Điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách
Như vậy, vì điều trị muộn hoặc tiếp cận sai phương pháp mà nhiều bệnh nhân phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Wade khuyên nếu cơn đau tại cột sống kéo dài hơn 2 tuần nên đi thăm khám sớm. Các phương pháp như: sử dụng cao dán, dùng rượu xoa, đắp lá, đắp thuốc, bấm huyệt, uống thuốc, tiêm thuốc… chỉ giúp giảm triệu chứng đau khi nghỉ ngơi, nhưng dễ tái phát khi vận động. Chưa kể một số phương pháp không được kiểm duyệt có thể để lại hậu quả đáng tiếc.
Nhiều năm gần đây, có không ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã tìm đến phương pháp trị liệu thần kinh cột sống và thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn dựa vào nguyên lý gắn kết giữa hệ thần kinh và cột sống được các bác sĩ tại phòng khám ACC áp dụng.
Với thao tác nắn chỉnh cột sống bằng tay, bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ đưa đốt sống, đĩa đệm và vùng cơ về đúng vị trí ban đầu, trả lại sự chuyển động bình thường cho cột sống. Trong nhiều trường hợp, trị liệu thần kinh cột sống còn kết hợp với vật lý trị liệu để tăng khả năng hồi phục.
Các chuyên gia nhấn mạnh, để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, người trẻ nên giữ lưng thẳng khi ngồi học hoặc làm việc. Nếu phải ngồi lâu, cứ sau 30-45 phút hãy đứng dậy đi lại, dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống, khuân vác vật nặng cần gập gối và thẳng lưng, thường xuyên tập thể dục để tăng độ dẻo dai cho cột sống.
Đồng thời, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần cung cấp đầy đủ canxi, uống nhiều nước. Một số trường hợp có thể bổ sung hoạt chất glucosamine, chondroitin từ thực phẩm chức năng để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Mời bạn tham khảo mẫu đai lưng cột sống đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Đai lưng cột sống Aergo CPO-7202 |
Đai lưng cột sống Dr.Kare K-BB-684 |
Đai lưng cột sống CPO-6211 |