Bị ù tai trái là bệnh gì?

1239

Ù tai trái, một căn bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa trị thế nào? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Ù tai trái bệnh gì. (Ảnh: Internet)

Ù tai trái bệnh gì. (Ảnh: Internet)

Ù tai trái là bệnh gì?

Ù tai trái là căn bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều người. Theo thống kê, có tới vài triệu người Mỹ mắc chứng bệnh này. Ù tai là căn bệnh xuất hiện khi có tiếng ồn hoặc tiếng kêu bên trong tai. Triệu chứng bệnh lý này có thể kể đến như giảm thính lực, chấn thương, viêm tai giữa, rối loạn hệ thống hệ tuần hoàn.

Nguyên nhân ù tai trái?

Có nhiều lý do khiến bạn bị ù tai trái, chẳng hạn như: 

Tiếp xúc tiếng ồn quá lớn

Những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc trong môi trường âm thanh lớn thường sẽ có nguy cơ bị ù tai. Những người có thói quen nghe nhạc âm lượng lớn cũng có thể mắc bệnh này. 

Gặp vấn đề sức khỏe

Nếu bạn mắc bệnh ù tai, bạn có thể đang mắc một số vấn đề sức khỏe như Meniere (áp lực dịch tai trong bất thường), khối u không ung thư (u dây thần kinh thính giác), cao huyết áp, tiểu đường, dị ứng… 

Đầu bị chấn động

Ù tai xuất hiện khi đầu bị chấn động. Dấu hiệu thường là đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên dùng đồ bảo hộ chuyên dùng khi xây dựng hoặc tham gia các bộ môn thể thao. 

Khớp hàm có vấn đề

Rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra ở điểm kết nối hộp sọ và xương hàm, gây âm thanh lạ bên trong tai. 

Sự phát triển của xương

Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng chứng rối loạn di truyền đã tạo điều kiện cho xương bên trong tai phát triển không bình thường, gây ù tai, thậm chí mất thính giác. Giai đoạn sau 30 tuổi thường mắc phải căn bệnh này. 

Căng thẳng quá mức

Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ù tai cho bạn. Không chỉ stress mà caffeine cũng là nguyên nhân gây ù tai cho bạn. 

Căng thẳng quá mức gây ù tai. (Ảnh: Internet)

Căng thẳng quá mức gây ù tai. (Ảnh: Internet)

Vệ sinh tai không đúng cách

Nếu bạn không vệ sinh tai thường xuyên, ráy tai đọng lại quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bạn. Việc tốt nhất bạn nên vệ sinh tai thường xuyên bằng nước muối, giấm, baking soda. 

Tốt nhất, bạn có thể liên hệ bác sĩ, nhân viên y tế để lấy ráy tai. 

Cách ngăn ngừa ù tai

Làm sạch tai đúng cách

Thông thường, bạn sẽ dùng bông tăm để làm sạch ráy tai, tuy nhiên, cách này lại có thể làm ráy tai vào sâu bên trong. Thậm chí, việc này có thể gây ù tai. 

Thực chất tai có khả năng tự làm sạch, ráy tai là thành phần đóng vai trò ngăn bụi và các thành phần khác xâm nhập vào tai. Do đó, việc có ráy tai là chuyện bình thường. 

Bạn có thể dùng khăn mềm để lau sạch vùng ráy tai tràn ra ngoài. Hoặc nhờ đến bác sĩ để làm vệ sinh tai. 

Giữ tai khô ráo thoáng mát

Tai có độ ẩm cao có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào ống tai hơn. Tình trạng này gây nhiễm trùng tai, viêm tai giữa và ù tai. Nếu mỗi lần bơi lội, hãy lau khô tai hoặc sử dụng nút bịt tai. Mỗi lần đi tắm, bạn nên sử dụng khăn khô lau sạch tai. 

Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn xung quanh

Nếu phải làm việc liên tục trong môi trường có tiếng ồn, hãy sử dụng đồ bảo hộ tai, để không bị ù. 

Không nên lạm dụng tai nghe để nghe nhạc quá nhiều. Bạn có thể bị mất thính giác nếu nghe nhạc với âm thanh lớn suốt thời gian dài. 

Hãy áp dụng quy tắc 60/60: không nghe nhạc âm lượng quá 60% và nghe nhạc quá 60 phút mỗi ngày. 

Không nên nghe quá 2 nguồn âm thanh quá lớn

Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn

Bạn nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng đồ uống có cồn, caffein.

Hạn chế sử dụng aspirin, thuốc kháng viêm…

Không hút thuốc lá

Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra tai

Cách chữa ù tai hiệu quả

Có nhiều phương pháp giúp bạn chữa ù tai hiệu quả, phải kể đến như: 

Cách chữa ù tai trái. (Ảnh: Internet)

Cách chữa ù tai trái. (Ảnh: Internet)

  • Hướng sự tập trung vào những điều khác. 
  • Thực hành thiền, yoga, …
  • Làm việc trong môi trường yên tĩnh, có tiếng nhạc nhẹ nhàng. 
  • Đeo nút bịt tai hoặc đồ bảo hộ. 

Nếu tai bị thương tổn vĩnh viễn, bạn có thể sử dụng máy trợ thính hoặc thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn. 

Trên đây là bài viết chi tiết về nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa bệnh ù tai trái. Nếu đang trải qua cơn ù tai, hãy áp dụng thử những phương pháp này.

Có thể bạn quan tâm: Máy trợ thính



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất