Tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc 5K, bạn nên bổ sung những thói quen tốt sau đây để tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn, chống lại nguy cơ nhiễm Covid-19.
Hệ miễn dịch là gì?
Nhắc đến hệ miễn dịch, tức là đang nói đến hệ thống bao gồm các tế bào đặc biệt, protein, các mô và các cơ quan khác nhau, góp phần ngăn ngừa các mầm bệnh vi sinh vật cho bạn.
Miễn dịch còn được hiểu là quá trình sinh học của cơ thể, hoạt động bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ hay tế bào bất thường, phục hồi các tế bào đã tổn thương và ngăn ngừa ung thư.
Những thói quen tốt tăng cường hệ miễn dịch
Ngủ đủ giấc
Thực tế, giấc ngủ và hệ miễn dịch của cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Những người gặp vấn đề về giấc ngủ dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn. Một nghiên cứu khoa học chứng minh người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn người ngủ nhiều hơn 6 tiếng.
Người lớn cần ngủ 7 tiếng trở lên, còn khung giờ 8 -14 giờ phù hợp với thanh thiếu niên, trẻ em và trẻ sơ sinh. Các mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn chẳng hạn như ngủ trong phòng tối, sử dụng mặt nạ ngủ, đi ngủ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên.
Bổ sung chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ, góp phần gia tăng chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Một số thực phẩm có thể ngăn ngừa bệnh tim, Alzheimer và một số bệnh ung thư như trái cây, rau, quả hạch, các loại hạt và họ đậu…Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin C cũng góp phần giảm nguy cơ mắc cảm lạnh cho bạn.
Thêm chất béo lành mạnh
Các chất béo lành mạnh góp phần giảm viêm cho cơ thể, phản ứng với tình trạng miễn dịch cơ thể, chẳng hạn như dầu oliu, cá hồi và hạt chia. Dầu oliu cũng có tính kháng viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cho bạn.
Bổ sung thực phẩm lên men và bổ sung vi sinh vật
Sở dĩ thực phẩm lên men được nêu tên trong danh sách thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch bởi lẽ chúng chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm lên men hữu ích như sữa chua, dưa cải muối, kim chi, đậu tương lên men.
Hạn chế sử dụng đường
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giảm đường góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, tim mạch. Đặc biệt nếu bạn đã mắc các bệnh trên, hãy hạn chế sử dụng đường vào chế biến món ăn hằng ngày. Hãy cố gắng giảm lượng đường dưới 5% calo/ngày, tương đương 2 muỗng canh/người.
Tập thể dục
Ai cũng biết lợi ích của việc tập thể dục nhưng làm sao kiên trì thực hiện điều này, quả là thử thách không hề nhỏ. Một buổi tập vừa phải có thể tăng cường hiệu quả của vắc xin cho người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Bạn có thể dành thời buổi tối sau khi đi làm về để tập luyện. Chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, bơi lội.
Uống đủ nước
Uống đủ nước góp phần bảo vệ bạn khỏi virus và vi trùng, ảnh hưởng hệ miễn dịch. Nếu bạn bị mất nước trong thời gian dài, bạn sẽ bị mất tập trung, đau đầu, nước tiểu màu vàng đậm,… Mặc dù trà và các loại nước trái cây hữu ích với sức khỏe, tuy nhiên, chúng chứa nhiều đường nên bạn cần hạn chế.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng, stress kéo dài khiến bạn mất cân bằng hệ miễn dịch, ức chế cơ quan này. Do đó, bạn nên học cách kiểm soát chúng bằng cách thiền, tập thể dục, viết nhật ký, yoga.
Trên đây là những thói quen góp phần tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này phần nào giúp bạn khỏe mạnh, an lạc hơn mỗi ngày.