Tăng huyết áp khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

742

Tăng huyết áp khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến các biến chứng như: sinh non, đột quỵ, … Trong bài viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả. Cùng tìm hiểu bạn nhé.

Tăng huyết áp khi mang thai là gì?

Tăng huyết áp khi mang thai xuất hiện từ tuần thứ 20 và trở lại bình thường vào 6 tuần sau sinh. Các mẹ dễ dàng nhận biết khi thấy chỉ số huyết áp thay đổi và có 2 mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) đến nặng (≥160/100 mmHg).

Tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ được chia thành các thể lâm sàng: tăng huyết áp mạn tính, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, …. Tuỳ vào tình trạng của thai phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp trong thai kỳ

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp thai kỳ? Cụ thể, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống với các món ăn quá mặn.
  • Không hoạt động thể dục, thể thao hay vận động nhẹ trong quá trình mang thai.
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến huyết áp của mẹ bầu.
Chế độ ăn uống với các món ăn quá mặn gây tăng huyết áp trong thai kỳ

Chế độ ăn uống với các món ăn quá mặn gây tăng huyết áp trong thai kỳ

  • Mang thai ở độ tuổi lớn, trên 35 tuổi.
  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường, các bệnh là nguyên nhân gây nên huyết áp cao.
  • Mang song thai, tam thai.

Nhận biết những dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp khi mang thai

Theo chia sẻ của các bác sĩ, dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp khi mang thai ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có nhiều trường hợp mẹ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào.

Nhận biết các dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp khi mang thai

Nhận biết các dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp khi mang thai

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất mà mẹ có thể đối chiếu, nếu có cần thăm khám bác sĩ ngay:

  • Tay, chân bị sưng phù.
  • Cân nặng tăng một cách đột ngột.
  • Thị lực bị ảnh hưởng: nhìn mờ, mất thị lực trong vài giây, …
  • Buồn nôn.
  • Đau đầu, đau ngực, khó thở, …

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với mẹ và thai nhi

Tuy nguy hiểm nhưng nhiều mẹ bầu vẫn chưa nhận thức được những ảnh hưởng của tăng huyết áp thai kỳ. Cụ thể, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng cho cả 2 mẹ con như sau:

  • Đối với thai nhi: Tăng huyết áp trong thai kỳ khiến thai nhi chậm phát triển, thiếu nước ối, bong nhau, … hay nguy hiểm hơn có thể là sinh non. Nguyên nhân là vì huyết áp cao sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai. Khi đó, thai sẽ không nhận đủ các dưỡng chất và oxy để phát triển.
Ảnh hưởng của tăng huyết khiến thai nhi chậm phát triển

Ảnh hưởng của tăng huyết khiến thai nhi chậm phát triển

  • Đối với sản phụ: Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ như: tiền sản giật, sản giật, phù phổi, suy đa cơ quan và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt, huyết áp cao còn tăng nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ, …

Điều trị tăng huyết áp khi mang thai như thế nào?

Như vậy chúng ta đã biết được nguyên nhân và các dấu hiệu của tăng huyết áp khi mang thai. Vậy cách điều trị tình trạng này như thế nào để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Phía bên dưới là một số chia sẻ đến từ các bác sĩ:

Điều trị không sử dụng thuốc

Một ưu điểm vượt trội của phương pháp điều trị không sử dụng thuốc đó là an toàn. Mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là có thể cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Các hoạt động bao gồm việc duy trì cân nặng hợp lý, giảm tiêu thụ muối, tập thể dục nhẹ nhàng một cách đều đặn.

Điều trị có sử dụng thuốc

Trong trường hợp phải sử dụng bằng thuốc, mẹ cần được thăm khám kỹ để bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn. Cụ thể, ta sẽ có 2 trường hợp cần lưu ý dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu:

Tăng huyết áp nặng: Chỉ số HATT ≥ 170 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg.

Cách điều trị

  • Tránh dùng những loại thuốc gây ức chế men chuyển, thụ thể angiotensin và ức chế trực tiếp renin.
  • Các loại thuốc được sử dụng: labetalol, methyldopa, nifedipin, …
  • Trường hợp tiền sản giật có phù phổi: Thuốc nitroglycerin (glyceryl trinitrate) truyền tĩnh mạch. 

Tăng huyết áp nhẹ – trung bình: HATT ≥ 150/95 mmHg hoặc HATTr > 140/90 mmHg.

Cách điều trị

  • Các loại thuốc được sử dụng: Methyldopa, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế canxi, … Không sử dụng Atenolol bởi loại thuốc này có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi: chậm nhịp tim, hạ đường huyết, …
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc lợi tiểu, ngoại trừ trường hợp thiểu niệu.
  • Có thể cân nhắc sử dụng furosemide liều thấp.
  • Sử dụng magnesium sulfate đường tĩnh mạch nhằm phòng ngừa sản giật và co giật. Tuyệt đối không kết hợp cùng với thuốc ức chế canxi tránh gây biến chứng không mong muốn.
Điều trị tăng huyết áp khi mang thai

Điều trị tăng huyết áp khi mang thai

Dù điều trị bằng thuốc hay không cần phải đảm bảo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ cần theo sát sức khỏe để đảm bảo an toàn cho cả hai.

Biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp trong thai kỳ

Bên cạnh những biện pháp điều trị, các bác sĩ chia sẻ mẹ bầu hoàn toàn có phát hiện các triệu chứng để kịp thời điều trị. Một số lưu ý nhằm phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai như sau:

  • Tránh mang thai và sinh nở ở độ tuổi quá cao.
  • Các mẹ có chỉ số BMI >30 nên giảm cân trước khi mang thai.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm như rau xanh, trái cây, … 
  • Mỗi ngày, mẹ nên dành 30 phút để tập luyện thể dục thể thao theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nằm ì trên giường trong thời gian dài.

Theo dõi chỉ số huyết áp khi mang thai vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Để phòng ngừa những biến chứng do tăng huyết áp thai kỳ thai kỳ, mẹ cần duy trì lối sống lành mạnh, đảm bảo tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Để thuận tiện trong việc kiểm tra sức khỏe, bạn có thể chọn mua sản phẩm máy đo huyết áp tại Siêu Thị Y Tế để theo dõi tại nhà.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.