Top thực phẩm giúp chống viêm sau khi tiêm vaccine Covid-19

882

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: Không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, chất bổ sung riêng lẻ nào có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của nCoV. Tuy nhiên, sau tiêm vaccine Covid-19, có một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, củng cố tường thành chống lại mầm bệnh.

Những thực phẩm nào giúp chống viêm sau khi tiêm vaccine Covid-19?

  • Theo bác sĩ Hưng, sau tiêm vaccine Covid-19, mọi người nên tăng cường nhóm các loại thực phẩm chống viêm, tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít qua chế biến.
  • Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn chống viêm như cà chua, dầu ô liu… có thể giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19. Đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả, như bông cải xanh, súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau ngót…
Bông cải xanh - thực phẩm giúp chống viêm sau khi tiêm vaccine Covid-19

Bông cải xanh – thực phẩm giúp chống viêm sau khi tiêm vaccine Covid-19

  • Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó… luôn đứng đầu về giá trị dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên có một trong các loại hạt nói trên trong khẩu phần, theo đó, một khẩu phần ăn (30g) hạt hạnh nhân sẽ cung cấp cho cơ thể 30-50% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày. Hạt óc chó có công dụng cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát tiểu đường, là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu. Loại hạt này cũng có chức năng kháng viêm và kiểm soát cân nặng hiệu quả. 
  • Các loại cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, D, magie, kẽm. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Bác sĩ khuyên nên ăn tăng cường ăn cá sau khi tiêm vaccine covid 19, ít nhất 2-3 lần một tuần.
  • Sau tiêm vaccine Covid-19, khá nhiều người sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn… Vì vậy, ngoài các thực phẩm chống viêm, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, chế biến các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hấp thu (cháo, soup, phở, bún, sữa…); đồng thời, có thể sử dụng một số thực phẩm, đồ uống chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà
  • Bên cạnh đó, sau tiêm, cơ thể thường có các dấu hiệu đau sốt. Việc bổ sung nước càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
  • Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào, giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.
  • Tùy vào tuổi, giới, cân nặng của mỗi đối tượng mà nên có số lượng nước uống trong ngày khác nhau, trung bình nên uống khoảng 2 lít/24h, khi có sốt sẽ được uống tăng hơn. Khoảng 20-50% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống.
  • Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung, như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Dùng nước cam để bổ sung Vitamin C sau khi tiêm Vắc xin Covid-19

Dùng nước cam để bổ sung Vitamin C sau khi tiêm Vắc xin Covid-19

  • Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vaccine Covid-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.
  • Không ăn thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều mỡ, như gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây tác hại cho sức khỏe.

Bác sĩ Hưng cũng lưu ý, không có thực phẩm nào hoàn hảo, vì vậy nên ăn đa dạng thực phẩm. Nên ăn đủ, ăn đúng số lượng theo khuyến nghị, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít để ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất