Kiểm soát biến chứng xơ vữa động mạch từ cao huyết áp

855

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến, thường tiến triển âm thầm và không gây ra những biến chứng ngay lập tức nên nhiều người đã cho rằng nó vô hại. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy có biến chứng xơ vữa động mạch từ cao huyết áp, quá trình gây tắc nghẽn động mạch dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

Tăng huyết áp và xơ vữa động mạch có mối quan hệ như thế nào?

Tim co bóp và đẩy máu qua các động mạch trong cơ thể. Tăng huyết áp sẽ làm động mạch căng lên và kéo dài hơn so với bình thường khi tim thực hiện co bóp.

Tăng huyết áp và xơ vữa động mạch có mối quan hệ như thế nào?

Tăng huyết áp và xơ vữa động mạch có mối quan hệ như thế nào?

Tình trạng căng động mạch kéo dài là nguyên nhân chính gây tổn thương các tế bào nội mạc thành mạch và dẫn tới xơ vữa động mạch.

Khi lớp nội mạc bị tổn thương nó sẽ thu hút cholesterol xấu bám vào thành mạch và tích tụ ngày một nhiều hơn, cuối cùng hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch lâu dần sẽ khiến động mạch trở nên xơ cứng. Vào giai đoạn muộn, dưới áp lực do tăng huyết áp, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông.

Mảng xơ vữa cũng có thể bong ra và trôi theo dòng máu, chúng thu hút những tiểu cầu và hình thành cục máu đông gây nghẽn mạch khiến mô và các cơ quan bên dưới bị tổn thương nghiêm trọng.

Tăng huyết áp đi kèm xơ vữa động mạch sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của xơ vữa động mạch như:

  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Rối loạn chức năng cương dương
  • Bệnh thận

Yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát sẽ gây biến chứng xơ vữa động mạch. Quá trình dẫn tới xơ vữa động mạch sẽ nhanh hơn khi bạn có tăng huyết áp và kết hợp với các yếu tố nguy cơ như:

  • Hút thuốc lá
  • Mỡ máu cao
  • Bệnh tiểu đường
Yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Kiểm soát biến chứng xơ vữa động mạch từ cao huyết áp

Muốn kiểm soát tốt biến chứng xơ vữa động mạch, người bệnh trước tiên cần kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính của mình như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường.

Đặc biệt phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp của mình và thường xuyên tái khám để theo dõi các chỉ số như huyết áp, mỡ máu và đường huyết.

Đồng thời, cần có giải pháp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng sức bền thành mạch, từ đó cải thiện các triệu chứng như đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay, suy giảm trí nhớ…

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và tập luyện cũng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và phòng ngừa biến chứng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

  • Hạn chế chất béo: như mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao. Tăng cường các loại dầu thực vật như dầu oliu.
Kiểm soát biến chứng xơ vữa động mạch từ cao huyết áp

Kiểm soát biến chứng xơ vữa động mạch từ cao huyết áp

  • Ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn chậm nhai kỹ và ăn kết hợp với rau xanh, trái cây
  • Chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt như rau xanh, hoa quả, nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến…
  • Chọn nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng: thịt nạc, sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp, đậu, trứng, thịt gia cầm…

Chế độ tập luyện

Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30-60 phút để tập thể dục, nên chọn các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, cầu long, bóng bàn, bơi lội…

>> Lưu ý bạn nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi sự thay đổi của huyết áp.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.