Bệnh hôi chân và cách chữa trị đơn giản tại nhà

1255

Hôi chân là câu chuyện khó nói và không của riêng ai. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu nguyên nhân của bệnh hôi chân và cách chữa trị ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh hôi chân và cách chữa trị

Hôi chân do tăng tiết mồ hôi 

Mồ hôi đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo độ pH bề mặt của da, kháng khuẩn, tác động dưỡng ẩm và cân bằng nội môi. Chúng ta vẫn thường hay lầm tưởng mồ hôi thực chất có mùi nhưng sự thật không phải vậy. Bản chất của mồ hôi là không mùi, nhưng môi trường ẩm của mồ hôi gây phát triển hệ vi khuẩn trên da và gây mùi. Trong đó mặt trước của bàn chân là vị trí tiết mồ hôi nhiều nhất.

Tăng tiết mồ hôi có thể xuất phát từ các nguyên nhân từ bên trong cơ thể như: sốt, chứng đổ mồ hôi trộm, hồi hộp, bệnh lý về chuyển hóa. Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi đến từ bên ngoài là do mang giày vớ chật hoặc dùng sản phẩm giầy dép bít kín hơi. Các loại giày bịt kín khi dùng mà không kèm với vớ (tất) thì sẽ tạo điều kiện cho mồ hôi, chất bẩn, chất dầu tích tụ từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Bệnh lý do vi nấm

Vi nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bàn chân có mùi. Bên cạnh tăng tiết mồ hôi, nhiễm nấm tại bàn chân còn có các triệu chứng khác như: đỏ da, đóng nhiều vảy trắng, xuất tiết dịch ở kẽ ngón chân, có thể ngứa hoặc không kèm ngứa.

Bị nhiễm trùng da bàn chân

Nhiễm trùng da do vi khuẩn gây bệnh lý bong sừng dạng lỗ làm bàn chân bốc mùi khó chịu. Các vi khuẩn gây nên bệnh lý này có đặc điểm chung là ưa thích môi trường ẩm ướt và độ pH da trung tính. Vi khuẩn gây phá hủy tế bào sừng bằng cách phóng thích ra các enzyme phân giải protein, sau đó xâm nhập vào lớp sừng da và gây bệnh lý. Mùi hôi gây ra bởi các gốc lưu huỳnh được sinh sản bởi vi khuẩn hoặc do sản phẩm chuyển hóa từ mồ hôi.

Vết thương bàn chân từ bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, hoại tử mô cũng gây nên mùi hôi thối khó chịu tại các vết thương bàn chân. Khi mắc những bệnh lý này vết thương vùng bàn chân sẽ lâu lành và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh gây mùi.

Cách chữa bệnh hôi chân đơn giản, hiệu quả

Baking soda

Baking soda giúp trung hòa độ pH mồ hôi chân, nhờ đó giúp giảm lượng vi khuẩn. Bạn có thể bỏ một ít bột baking soda vào tất trước khi đeo, hoặc ngâm chân với nước ấm hòa baking soda mỗi tối.

baking soda

Baking soda. (Ảnh: Internet)

Dầu oải hương

Loại dầu thơm này giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi trong mồ hôi chân. Hòa một vài giọt dầu oải hương vào nước ấm rồi ngâm chân hai lần mỗi ngày.

Phèn chua

Phèn chua chứa thành phần làm se và kháng khuẩn giúp ngăn sự phát triển của vi khuẩn ở bàn chân. Hòa một thìa bột phèn chua vào nước ấm và ngâm chân khoảng 15 phút, sau đó để chân khô và rắc bột phèn chua lên đó.

Muối epsom

Muối epsom cũng có tác dụng khử mùi hiệu quả. Bạn có thể ngâm chân nước ấm pha muối epsom trước khi đi ngủ.

Trà đen

Trà đen chứa các thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và se khít lỗ chân lông giúp giảm mồ hôi chân. Pha 2 túi lọc trà với 3 cốc nước, sau đó thêm vào nửa xô nước lạnh rồi ngâm chân trong 20 phút.

Hàn the (borax)

Bạn có thể xịt hàn the vào giày hoặc rắc hàn the dạng bột vào trong giày cho đến khi chất này tan hết. Hàn the sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi chân.

Dầu ô-liu

Thoa dầu ô-liu lên bàn chân, sau đó đeo tất vào. Hãy áp dụng phương pháp này mỗi khi đi ngủ.

Lá xô thơm

Axit tannic có trong lá xô thơm hút hoàn toàn mùi hôi trong giày và còn để lại mùi hương dễ chịu. Bạn cũng có thể ngâm chân trong nước trà xô thơm hoặc uống trà xô thơm trước khi đi ngủ.

Gừng

Hãy nghiền nhuyễn gừng củ rồi hòa với một cốc nước nóng, sau đó để trong 15 phút. Mát-xa bàn chân với hỗn hợp trên mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Giấm

Thêm giấm vào nước nóng và ngâm chân trong vòng 5 – 10 phút, sau đó rửa chân với xà phòng và xả sạch.

Bên cạnh các mẹo trên, bạn cũng cần vệ sinh chân và giày dép thường xuyên nhé. Siêu Thị Y Tế hi vọng những cách trên sẽ giúp bạn loại bỏ bệnh hôi chân hiệu quả và nhanh chóng nhé!

Đọc thêm: 5 vấn đề về da thường gặp và cách xử lý hiệu quả



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.