Phải trở lại với công việc sau khi hết thời gian thai sản, mong muốn cho con nhỏ được uống sữa mẹ thường xuyên, các mẹ thường vắt sữa và bảo quản để cho các bé dùng dần. Tuy nhiên, việc vắt sữa và bảo quản sữa mẹ như thế nào để đảm bảo được chất lượng sữa, an toàn và hợp vệ sinh là điều các mẹ băn khoăn lo lắng.
Chia sẻ với các mẹ, Siêu Thị Y Tế xin mách các mẹ một số kinh nghiệm trong cách bảo quản sữa mẹ cho trẻ nhỏ.
Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của các bé, trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất như chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin mà không có loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Theo các bác sĩ, trong sữa mẹ có casein một loại đạm đặc biệt giúp các bé ngăn chặn được một số bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng. Sữa mẹ có đủ chất sắt cho bé dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra còn có DHA giúp phát triển não bộ và mắt, có Lipase tốt cho tiêu hóa, có lactose tốt cho não bộ và thần kinh… Chính vì thế nên duy trì cho trẻ uống sữa mẹ đều trong khoảng 1 năm kể từ khi sinh.
Thường thì thời gian nghỉ của thai phụ là 6 tháng, hết thời gian đó, các mẹ lại phải quay lại với công việc. Việc cho các bé bú hằng ngày sẽ gặp khó khăn vì thế các mẹ phải vắt sữa và bảo quản để cho các bé dùng dần trong ngày. Sau khi vắt sữa, các mẹ phải bảo quản sữa đúng cách, đảm bảo giữ được dinh dưỡng trong sữa và an toàn tránh gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Khi các mẹ vắt sữa xong, các mẹ nên lưu trữ sữa vào dụng cụ chuyên dụng. Có thể cho vào ống thủy tinh, bình nhựa chất liệu tốt, hoặc cho vào túi dự trữ, sau đó bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu các mẹ để sữa trong ngăn mát thì hạn sử dụng của sữa là 1 ngày, tối đa là 2 ngày. Còn để trong ngăn đá thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, nhưng nếu không quá cần thiết thì không nên để sữa lâu đến vậy.
Khi bảo quản sữa tại ngăn mát, các mẹ phải lưu tâm không nên để quá nhiều đồ ăn và mở cửa tủ lạnh nhiều lần. Bởi nếu để quá nhiều những thực phẩm khác rất dễ gây nhiễm khuẩn cho sữa.
Các mẹ nên lưu trữ sữa thành từng bình, từng túi đúng lượng bé bú mỗi lần. Như thế rã đông sẽ an toàn hơn và tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào bình sữa. Khi rã đông sữa, nhiều bà mẹ thường hay chủ quan, nhưng việc làm này rất quan trọng, nếu làm sai sẽ mất dinh dưỡng của sữa. Rã đông bằng tự nhiên là tốt nhất, không rã bằng lò vi sóng.
Sau khi lấy sữa mẹ từ ngăn đá ra thì nên để xuống ngăn mát một ngày để cho sữa trở về dạng lỏng, sữa rã đông không có mùi, giữ được dinh dưỡng.
Chuẩn bị sữa cho trẻ uống, các mẹ bỏ bịch sữa vào một ly nước ấm một lúc để sữa nóng lên, chất béo quanh bịch cũng tan đều với sữa. Trước khi uống lắc đều bình để dinh dưỡng đáy bình hòa đều.
Một số lưu ý khác trong cách bảo quản sữa sữa mẹ
- Lượng sữa vắt bao nhiêu lần là đủ?
Nếu trẻ nhà bạn dưới 6 tháng tuổi bạn nên vắt sữa với số lượng nhỏ , mỗi lần ước khoảng 100-150ml là đủ cho bé dùng. Với những bé lớn hơn, số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé, nhưng không nên quá lạm dụng, mẹ cho bé bú trực tiếp là tốt nhất.
- Dụng cụ chuyên dụng để dự trữ sữa
Bình thủy tinh được xem là chất liệu trữ sữa mẹ tốt nhất, bởi các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt. Thứ hai các mẹ có thể sử dụng bình nhựa cứng, chất lượng tốt, khi mua lưu ý lựa chọn loại bình dành riêng cho trữ sữa.
Thường thì có rất nhiều mẹ sử dụng túi đựng sữa, nếu sử dụng túi cần phải lưu tâm đến một số vấn đề.
- Thứ nhất, sữa mẹ có khả năng dính vào hai bên mép túi và làm giảm khối lượng sữa, các bé khi ăn có thể không đảm bảo được lượng sữa yêu cầu.
- Thứ hai sử dụng túi có nguy cơ bị thủng, rách túi, rỏ rỉ sữa. Vì thế khi cha mẹ có thể lựa chọn mua hai loại túi, một loại dùng trữ sữa ngăn mát tủ lạnh, mua loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá.
Để ý, nếu trong bình hay túi có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rõ rỉ, không nên cho các bé sử dụng sữa này vì không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Một số thông tin về cách bảo quản sữa mẹ, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ trong việc bảo quản sữa cho các bé nhà mình.
- Cách dùng máy hút sữa mẹ để hút sữa cho bé
Lưu ý thêm cho các mẹ, trong thời gian cho con bú, mô ngực trở lên mềm hơn, ngực tăng kích thước và các dây trở quá tải khiến ngực dễ bị chảy sệ. Việc thả rông bầu ngực để khỏi vướng víu, khó chịu là điều không nên làm. Vì đó chính là nguyên nhân khiến các mẹ không giữ được bầu ngực săn chắc và thon gọn như lúc trước sinh.