Hạ huyết áp tư thế và mẹo xử lý khi bị hạ huyết áp

2048

Hạ huyết áp tư thế là một trong những tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tình trạng bệnh này. Vậy hạ huyết áp tư thế là gì? Cách phòng ngừa và xử lý tình trạng này ra sao, Siêu Thị Y Tế xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Hạ huyết áp tư thế là gì?

Hạ huyết áp tư thế là một dạng huyết áp thấp xảy ra khi đứng sau khi ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể gây chóng mặt hoặc choáng váng và có thể ngất xỉu. Bạn bị hạ huyết áp thế đứng nếu huyết áp giảm hơn 20 mmHg ở huyết áp tâm thu hoặc 10 mmHg ở huyết áp tâm trương trong vòng 3 phút sau khi đứng dậy.

Khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm, các mạch máu của chúng ta phản ứng với trọng lực bằng cách thu hẹp lại để ngăn huyết áp giảm xuống. Điều này đảm bảo cung cấp máu oxy ổn định cho não. Hạ huyết áp thế đứng xảy ra khi các mạch máu không co lại (thắt chặt) khi đứng lên. 

Hạ huyết áp tư thế đứng ảnh hưởng đến khoảng 20% ​​người trên 65 tuổi, đặc biệt là những người đã nằm viện dài hạn. Hạ huyết áp tư thế cũng phổ biến ở những người mới sinh con.

Hạ huyết áp tư thế là một dạng huyết áp thấp xảy ra khi đứng sau khi ngồi hoặc nằm

Hạ huyết áp tư thế là một dạng huyết áp thấp xảy ra khi đứng sau khi ngồi hoặc nằm

Nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp tư thế

Các nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp tư thế thường gặp nhất:

  • Cơ thể mất nước gây hạ huyết áp tư thế: Sốt, nôn mửa, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng và tập thể dục vất vả với nhiều mồ hôi đều có thể dẫn đến mất nước. Mất nước làm giảm thể tích máu, gây ra các triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng như suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.
  • Bệnh lý tim mạch: Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim cực thấp (nhịp tim chậm), các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim. Những tình trạng này ngăn cơ thể nhanh chóng bơm thêm máu khi đứng lên.
  • Bệnh lý nội tiết: Tình trạng tuyến giáp, suy thượng thận (bệnh Addison) và hạ đường huyết có thể gây hạ huyết áp tư thế.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Một số rối loạn hệ thần kinh như bệnh Parkinson, teo đa hệ thống, chứng mất trí nhớ thể Lewy, suy giảm chức năng tự chủ đơn thuần và bệnh amyloidosis, có thể làm gián đoạn khả năng kiểm soát huyết áp của cơ thể.
  • Hạ huyết áp tư thế sau ăn: Một số người bị hạ huyết áp sau khi ăn. Tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Một số bệnh tim có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng

Một số bệnh tim có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng

  • Người lớn tuổi: Hạ huyết áp thế đứng thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Các tế bào đặc biệt (baroreceptors) gần động mạch tim và cổ kiểm soát huyết áp có thể chậm lại khi già đi. Trái tim lão hóa cũng có thể khó tăng tốc hơn để bù đắp cho sự sụt giảm huyết áp.
  • Thuốc men: Các loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao hoặc bệnh tim như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và nitrat, thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson, một số thuốc chống trầm cảm, một số thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ cũng có thể gây hạ huyết áp tư thế
  • Nghỉ ngơi tại giường thời gian dài: Nằm trên giường trong một thời gian dài vì bệnh tật hoặc chấn thương có thể gây ra suy nhược  dẫn đến hạ huyết áp tư thế.
  • Rượu: Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.
Thường xuyên uống rượu sẽ gây ra hạ huyết áp tư thế

Thường xuyên uống rượu sẽ gây ra hạ huyết áp tư thế

Chẩn đoán hạ huyết áp tư thế bằng cách nào?

Thông qua các triệu chứng

Hạ huyết áp tư thế xảy ra thường xuyên và với các triệu chứng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng vì huyết áp thường ở mức thấp nhất khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Các triệu chứng hạ huyết áp tư thế bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng.
  • Mờ mắt.
  • Đau ngực, đau vai hoặc đau cổ.
  • Khó tập trung.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược.
  • Nhức đầu.
  • Tim đập nhanh.
  • Buồn nôn hoặc cảm thấy nóng và đổ mồ hôi.
  • Khó thở.

Chỉ số khi đo máy đo huyết áp

Bạn có thể chẩn đoán hạ huyết áp tư thế tại nhà bằng cách đo huyết áp khi nằm nghỉ

Bạn có thể chẩn đoán hạ huyết áp tư thế tại nhà bằng cách đo huyết áp khi nằm nghỉ

Ngoài ra bạn có thể kiểm tra tại nhà bằng cách đo huyết áp khi nằm nghỉ. Sau đó lặp lại cách đo này khi bạn đứng lên khoảng 3 đến 5 phút. Nếu chỉ số khi đo máy đo huyết áp cho biết huyết áp tâm thu giảm 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm 10mmHg thì có thể chẩn đoán hạ huyết áp tư thế.

>> Mua ngay máy đo huyết áp để có thể chủ động kiểm tra huyết áp bất cứ khi nào tại nhà

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus vital bosung 30032022 a51648611708.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital
Giá bán tham khảo: 1.290.000đ

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar +
Giá bán tham khảo: 890.000đ

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB)
Giá bán tham khảo: 760.000đ

Mẹo xử lý khi bị chóng mặt vào buổi sáng thức dậy

  • Nên nằm xuống và gối đầu cao (chếch khoảng 10cm)
  • Trước khi đứng dậy khoảng 30 phút, hãy uống 2 ly nước lạnh, tương đương 400ml
  • Chuyển dần tư thế từ nằm sang ngồi, sau đó mới đứng dậy
  • Thực hiện bài tập cơ bắp chân hoặc bàn chân: nâng các ngón chân, xoa bóp cơ bắp vùng đùi trong 30 giây hoặc đứng dậm chân tại chỗ

Biến chứng do hạ huyết áp tư thế gây ra

Những người bị hạ huyết áp tư thế có thể có nguy cơ cao gặp các biến chứng:

  • Gãy xương hoặc chấn thương do ngã vì chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Sốc hoặc suy nội tạng nếu huyết áp quá thấp.
  • Đột quỵ hoặc bệnh tim do huyết áp dao động.
  • Gây ra các bệnh và biến chứng tim mạch như đau ngực, suy tim hoặc các vấn đề về nhịp tim.
Đột quỵ là một biến chứng nghiêm trọng của hạ huyết áp tư thế

Đột quỵ là một biến chứng nghiêm trọng của hạ huyết áp tư thế

Phòng ngừa hạ huyết áp tư thế

Bên cạnh việc luôn tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong việc phòng ngừa và điều trị hạ huyết áp tư thế, hãy thử thực hiện những lời khuyên sau đây để ngăn ngừa hạ huyết áp tư thế đứng:

  • Kê cao đầu bằng gối khi nằm trên giường để giảm khả năng hạ huyết áp tư thế khi thức dậy.
  • Đứng dậy từ từ, từ tư thế ngồi hoặc nằm để các mạch máu có thời gian điều chỉnh.
  • Mang vớ hỗ trợ để giảm sự dồn máu ở chân, giúp tăng huyết áp khắp cơ thể.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước trong suốt cả ngày để tránh mất nước. Hạn chế uống rượu, vì rượu có thể gây mất nước và giãn mạch máu.
  • Cân nhắc uống caffeine với liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, giúp tăng huyết áp. Một tách cà phê hoặc trà trong mỗi bữa ăn có xu hướng làm giảm mức độ nghiêm trọng của hạ huyết áp tư thế. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đồ uống chứa caffein có thể gây mất nước, vì vậy hãy uống caffeine một cách điều độ.
  • Tập thể dục vừa sức, tránh tập thể dục mạnh, tránh tắm nước nóng, xông hơi và bất kỳ môi trường nóng nào vì nhiệt làm cho các mạch máu mở rộng gây hạ huyết áp tư thế.
  • Tránh đứng yên mà không di chuyển trong thời gian dài.
  • Gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Tập thể dục vừa sức để duy trì sức khỏe thật tốt

Tập thể dục vừa sức để duy trì sức khỏe thật tốt

Trên đây là những thông tin cần biết về hạ huyết áp tư thế. Mong rằng bài viết từ Siêu Thị Y Tế sẽ có ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.