Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa khỏi được không?

241

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ tư trên thế giới. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng khó thở, tiến triển nặng dần theo thời gian, gây nhiều biến chứng như tim mạch, tiểu đường, loãng xương,… Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa khỏi được không? Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu ngay trong bài viết sau bạn nhé!

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa khỏi được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa khỏi được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý về phổi lâu dài, đặc trưng bởi tình trạng khiến khó thở. COPD là một bệnh tiến triển, nghĩa là bệnh sẽ nặng dần theo thời gian. Người bệnh COPD có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, loãng xương, viêm khớp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, ung thư phổi, trầm cảm cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. COPD được chia thành 2 loại:

+ Khí phổi thủng: Là tình trạng các túi khí nhỏ (gọi là phế nang) bên trong phổi bị tổn thương. Phế nang chuyển oxy từ phổi vào máu nên khi chúng bị tổn thương sẽ để lại những khoảng không khí lớn hơn trong phổi, làm cản trở quá trình đưa oxy vào máu khiến bạn cảm thấy khó thở. 

+ Viêm phế quản mãn tính: Nếu bạn khó thở, ho có chất nhầy kéo dài ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp thì có thể đang bị viêm phế quản mãn tính. Tình trạng này xảy ra do sự kích thích của ống phế quản. Các sợi lông mao lót các ống này và giúp đẩy chất nhầy ra ngoài. Khi bạn bị viêm phế quản mãn tính, bạn sẽ mất đi lông mao khiến việc loại bỏ chất nhầy trở nên khó khăn hơn, gây ho nhiều và tạo ra nhiều chất nhầy hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý về phổi lâu dài, tiến triển nặng dần theo thời gian

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý về phổi lâu dài, tiến triển nặng dần theo thời gian

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tiếp xúc lâu dài với những tác nhân gây kích ứng phổi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong đó, hút thuốc gây ra khoảng 90% ca bệnh COPD. Khói thuốc lá gây kích ứng và sưng tấy, thu hẹp đường thở, gây tổn thương lông mao khiến chúng không thể loại bỏ chất nhầy. Các tác nhân khác có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm: khói cần sa, khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí, khói hóa chất, bụi.

Hút thuốc gây ra khoảng 90% ca bệnh COPD

Hút thuốc gây ra khoảng 90% ca bệnh COPD

10 cách để bỏ thuốc lá thành công – không khó như bạn nghĩ

Triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ban đầu bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn. Lúc này, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu phổ biến sau:

+ Ho ra nhiều chất nhầy.

+ Ho dai dẳng, không dứt.

+ Khó thở (khó thở sâu và cảm giác như không thể nhận đủ không khí).

+ Khó thở trầm trọng hơn khi leo cầu thang, đi bộ, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày.

+ Thở khò khè hoặc có tiếng rít khi thở.

+ Tức ngực.

+ Cảm lạnh hoặc cúm thường xuyên.

Khi bệnh tiến triển hơn nữa, bạn có thể bị giảm cân không chủ ý; cảm thấy mệt mỏi khi trò chuyện lâu; mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân bị sưng; móng tay màu xanh; thường thấy kiệt sức.

Khó thở là triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Khó thở là triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa khỏi được không? Mức độ hoàn toàn khỏi bệnh như nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn thực hành một số cách giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, cải thiện các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ.

Trong mỗi trường hợp, việc điều trị có thể được chỉ định như sau:

+ Dùng thuốc giãn phế quản để mở đường hô hấp. Thuốc này thường được sử dụng dưới dạng ống xịt.

+ Thuốc corticosteroid để giảm viêm và sưng mô phổi.

+ Thuốc long đờm giúp làm loãng đờm để bạn ho dễ hơn, tống chất nhầy ra ngoài dễ hơn.

+ Liệu pháp oxy được kê đơn cho người mắc bệnh phổi mãn tính có nồng độ oxy trong máu thấp. Cơ thể có thể chịu đựng được lượng oxy thấp trong thời gian ngắn, nhưng lượng oxy thấp trong thời gian dài có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng trong các cơ quan của cơ thể. Sử dụng máy tạo oxy tại nhà giúp đưa lượng oxy trong máu của người bệnh trở lại bình thường, làm giảm tình trạng khó thở, cải thiện tình trạng bệnh và kéo dài sự sống.

+ Điều trị nhiễm trùng ngực chẳng hạn như thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có, tiêm phòng viêm phổi và cúm để giảm nguy cơ nhiễm trùng trong tương lai.

+ Phẫu thuật giảm thể tích phổi tuy không phổ biến nhưng đây là lựa chọn khả thi cho một số người bệnh. Các phần bị ảnh hưởng của mô phổi bị bệnh được phẫu thuật cắt bỏ, cho phép các mô khỏe mạnh mở rộng và co lại tốt hơn.

Liệu pháp oxy được kê đơn cho người mắc bệnh phổi mãn tính có nồng độ oxy trong máu thấp

Liệu pháp oxy được kê đơn cho người mắc bệnh phổi mãn tính có nồng độ oxy trong máu thấp

may tro tho resvent auto bpap ibreeze 25sta avt1 new1587111015.nv

Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA
Giá bán tham khảo: 27.800.000đ + Quà Tặng

may tro tho auto cpap owgels ogh 520a av2

Máy trợ thở Owgels Auto CPAP OGH-520A
Giá bán tham khảo: 12.900.000đ

Cách chăm sóc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà

Như đã nêu, bệnh COPD không thể chữa khỏi nhưng bạn có thể thực hành một số thay đổi nhỏ trong lối sống để cải thiện triệu chứng bệnh của mình, bao gồm:

+ Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc.

+ Tránh môi trường khói hoặc bụi. Thường xuyên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tránh để nấm mốc và bụi bẩn tích tụ có thể gây kích ứng.

+ Thường xuyên hoạt động thể chất, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

+ Tập luyện hít thở sâu, thư giãn nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

+ Giữ cho cơ thể luôn đủ nước, điều này cũng giúp giữ cho chất nhầy trong phổi dễ chảy ra ngoài hơn, bạn cũng dễ ho hơn.

+ Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng máy xông khí dung với nước muối sinh lý để làm sạch cả mũi và họng, loại bỏ vi khuẩn giúp bạn mau chóng hồi phục. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc dạng lỏng điều trị COPD để bạn dùng với máy xông khí dung, hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.

Người bệnh COPD nên tập luyện hít thở sâu, thư giãn nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe

Người bệnh COPD nên tập luyện hít thở sâu, thư giãn nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa khỏi được không?”, mong rằng thông tin sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi!

Xem thêm:



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!