Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì để mau khỏi?

1600

Rối loạn tiêu hóa thường gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và chán ăn. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để mau chóng hồi phục? Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì mau khỏi bệnh?

Cháo

Thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa rất tốt để ăn khi bị rối loạn tiêu hóa đi kèm với chứng đau bụng. Gạo trắng là một loại carbohydrate tinh chế, cũng ít chất xơ vậy nên ăn cháo gạo trắng rất dễ tiêu hóa và cũng có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và chướng bụng. Tuy nhiên hãy tránh ăn nấu cháo gạo lứt thì vì dạ dày có thể khó tiêu hóa gạo lứt hơn.

Các loại rau củ

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Rau chứa nhiều chất xơ, tuy nhiên sau khi nấu chín, chất xơ sẽ bị nhiệt phân hủy một chút, giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn. Rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể bao gồm cả rối loạn tiêu hóa. Bạn nên hấp hoặc luộc các loại xanh, bí ngô hoặc cà rốt,… thay vì xào với nhiều dầu mỡ.

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Rau chứa nhiều vitamin giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Rau chứa nhiều vitamin giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn

Sữa chua

Rối loạn tiêu hóa ăn gì? Sữa chua là một loại thực phẩm đơn giản và dễ tiêu hóa, cung cấp cho ruột vi khuẩn tốt để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, đi ngoài mất kiểm soát. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ sữa chua có thể ức chế tiêu chảy, bệnh viêm ruột, cải thiện nhu động ruột và giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bạn có thể ăn một hủ nhỏ sữa chua sau bữa trưa hoặc bữa tối để giúp tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Chuối

Ăn chuối giúp phục hồi chức năng ruột bình thường, đặc biệt nếu bạn bị tiêu chảy vì rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, chuối cũng giúp bạn bù chất điện giải như kali có thể bị mất do mất nước vì tiêu chảy kéo dài. Bạn có thể ăn một quả chuối mỗi ngày để mau chóng khỏi bệnh rối loạn tiêu hóa.

Ăn chuối giúp bù chất điện giải như kali bị mất do mất nước vì tiêu chảy

Ăn chuối giúp bù chất điện giải như kali bị mất do mất nước vì tiêu chảy

Quả bơ

Đau bụng rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Bơ là thực phẩm bạn nên tiêu thụ nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày. Bơ có thể làm dịu dạ dày bị viêm và thành tá tràng, kích thích hoạt động của đường tiêu hóa và từ đó giúp điều trị ợ nóng một cách tự nhiên. Hàm lượng Vitamin A dồi dào trong bơ cũng hỗ trợ hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc đường ruột, giảm tiêu chảy nhanh chóng.

Táo

Táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có đặc tính chống oxy hóa giúp giảm tổn thương oxy hóa và viêm ở cơ quan tiêu hóa. Pectin có trong táo có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ đào thải phân nên sẽ giảm táo bón. 

Táo chứa nhiều pectin giúp giảm táo bón khi bị rối loạn tiêu hóa

Táo chứa nhiều pectin giúp giảm táo bón khi bị rối loạn tiêu hóa

Dứa

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Dứa có chứa chất xơ lành tính giúp thúc đẩy hấp thụ protein của cơ thể. Vậy nên người đang bị rối loạn tiêu hóa kèm theo cảm giác khó chịu như chướng bụng, ợ hơi sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn khi ăn dứa.

Yến mạch

Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ lành tính vừa đủ, dồi dào vitamin và khoáng chất nên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể, kể cả hệ tiêu hóa. Bạn có thể nấu cháo yến mạch ăn vào buổi sáng để giảm các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, khó tiêu vì rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ăn yến mạch giúp chướng bụng và khó tiêu

Đau bụng rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ăn yến mạch giúp chướng bụng và khó tiêu

Gừng

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để mau khỏi? Gừng được xem là một phương thuốc truyền thống dùng để chữa đau bụng và buồn nôn hiệu quả. Gừng cũng là một chất chống viêm mạnh mẽ, tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy gừng còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bạn có thể ăn vài lát gừng sống hoặc pha gừng với nước ấm để uống.

Khoai lang

Khoai lang chứa chất xơ hỗ trợ nhu động ruột. Ăn khoai lang cũng sẽ kích thích sự tổng hợp các tế bào trong ruột, thúc đẩy hoạt động của các enzyme tiêu hóa trong ruột kết, giúp giảm táo bón. Bạn có thể dùng khoai lang luộc, khoai lang nướng với dầu ô liu, muối và tiêu.

Hạt chia

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì tốt? Hạt chia chứa một loại chất xơ tương tự một dạng gelatin tự nhiên của dạ dày để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi của đường ruột. Tiêu thụ hạt chia sẽ giúp bạn giảm nhanh chứng táo bón thường gặp do rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì tốt? Tiêu thụ hạt chia sẽ giúp bạn giảm nhanh chứng táo bón

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì tốt? Tiêu thụ hạt chia sẽ giúp bạn giảm nhanh chứng táo bón

Đu đủ

Đu đủ rất giàu enzyme phân giải protein, chymopapain và papain có đặc tính kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy quá trình phân hủy thức ăn. Hơn nữa, đu đủ còn là nguồn cung cấp vitamin A, B và C dồi dào giúp thải độc, giảm đầy hơi, táo bón và ợ chua đáng kể.

Cá hồi 

Cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào giúp giảm viêm ở dạ dày và thành ruột, góp phần cải thiện tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tiêu thụ cá hồi có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm ruột và rối loạn tiêu hóa.

Thịt trắng 

Hệ tiêu hóa thường khó xử lý thịt đỏ hơn so với thịt trắng vì thịt đỏ có xu hướng chứa nhiều chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa. Vậy nên bạn hãy ăn các loại thịt trắng như thịt gà và cá để tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời không gây khó chịu và trầm trọng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Ăn các loại thịt trắng như thịt gà sẽ tiêu hóa dễ hơn thịt đỏ

Ăn các loại thịt trắng như thịt gà sẽ tiêu hóa dễ hơn thịt đỏ

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe?

Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng

Bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Thực phẩm béo nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, pizza, bánh mì kẹp thịt,… khó tiêu hóa và có thể gây đau dạ dày và ợ nóng. Vậy nên khi bị rối loạn tiêu hóa, hãy tránh ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ để giảm bớt khó chịu cho dạ dày.

Ngoài ra, thức ăn và gia vị cay nóng sẽ khiến bạn ợ nóng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy nhiều hơn khi đang mắc các vấn đề về tiêu hóa. Hãy tránh ăn đồ ăn cay và không thêm các loại gia vị như ớt, tỏi, tiêu,…

Các món tái sống, bảo quản lâu ngày

Những thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín kỹ có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại, dễ làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Vậy rối loạn tiêu hoá kiêng gì? Người bệnh hãy tránh ăn tiết canh, đồ tái, các món gỏi sống… Bên cạnh đó, thực phẩm bảo quản lâu ngày, đồ ôi thiu,… cũng tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa, cần bị loại bỏ khỏi thực đơn của người đang bị rối loạn tiêu hóa và tất cả mọi người.

Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn ôi thiu

Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn ôi thiu

Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Tiêu thụ thực phẩm có đường có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa vì đường khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột. Vi khuẩn xấu có thể gây viêm và làm suy yếu khả năng miễn dịch, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy tránh tiêu thụ đường trong đồ uống hoặc nước trái cây đóng chai, bánh rán, bánh ngọt, kẹo,… nếu bạn đang bị khó tiêu.

Thực phẩm chứa nhiều axit

Trái cây họ cam quýt có nhiều vitamin C, rất cần thiết cho sức khỏe nhưng cũng chứa nhiều axit dễ gây trào ngược và kích ứng. Ngoài cam, quýt, chanh, bưởi,… bạn cũng cần tránh ăn một số thực phẩm chứa nhiều axit khác như thịt đỏ; ngũ cốc tinh chế như bánh nướng, thức ăn nhanh và bánh mì trắng; phô mai và các sản phẩm từ sữa; cà chua và sản phẩm từ cà chua như sốt;…

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn trái cây họ cam, quýt

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn trái cây họ cam, quýt

Rượu, bia, cà phê và đồ uống có ga

Rượu bia có tính axit khá cao và có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nhất là khi bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, tiêu thụ rượu bia cũng gây mất nước có thể dẫn đến táo bón, đầy hơi, gây hại cho dạ dày và đường tiêu hóa, làm thay đổi quá trình trao đổi chất ở gan.

Caffeine có trong cà phê và trà làm kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, dễ dẫn đến tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy, hãy tránh thực phẩm có chứa caffeine khi bạn bị rối loạn tiêu hóa nếu không muốn các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Các bong bóng khí trong đồ uống có ga có thể gây đầy hơi, kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, những đồ uống này còn chứa một lượng đường lớn làm cho bệnh rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Hãy tránh tiêu thụ soda, đồ uống có ga cho đến khi hệ tiêu hóa khỏe lại và bắt đầu hoạt động bình thường.

Bị rối loạn tiêu hóa nên tránh uống rượu, bia, cà phê và đồ uống có ga 

Bị rối loạn tiêu hóa nên tránh uống rượu, bia, cà phê và đồ uống có ga

Lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa

Sau khi đã biết rõ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì, người bệnh cũng cần thực hiện một số lưu ý sau đây để mau chóng hồi phục và ngăn ngừa tình trạng tái phát trong tương lai:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên thay vì ít bữa nhưng nhiều đồ ăn hơn. Thay vì 3 bữa/ngày, bạn hãy ăn từ 4 đến 5 bữa nhỏ và ăn chậm rãi. Dành thời gian nhai thức ăn đúng cách sẽ khiến bạn cảm thấy no, ngăn ngừa việc ăn quá nhiều gây đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và khó tiêu. 
  • Không bỏ bữa, ăn quá nhiều trong một bữa rồi nhịn ăn ở các bữa tiếp theo trong ngày. 
  • Không nằm ngay sau khi ăn.
  • Đường tiêu hóa được điều khiển bởi một hệ thống phức tạp gồm khoảng 100 triệu dây thần kinh bắt đầu trong não và kết thúc ở ruột. Vì vậy, cảm xúc tiêu cực cũng gây ra các phản ứng hóa học trong cơ thể, có thể dẫn đến đau bụng và khó chịu. Hãy thử thiền, đọc sách, nghe nhạc, hít thở sâu và đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể và tinh thần được thư giãn.
  • Cân nặng tăng thêm đặc biệt là mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi và ợ hơi trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên hãy cố gắng duy trì cân nặng và số đo vòng eo phù hợp bằng cách ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn.
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không tập ngay sau khi ăn. Hoạt động thể chất hàng ngày có thể giúp hệ thống tiêu hóa của cơ thể loại bỏ chất thải tốt hơn. Hãy thử đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… sau khi ăn 30 phút.
  • Nâng đầu giường lên 10 – 15cm để giảm triệu chứng trào ngược axit khi ngủ.
Người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết được rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để mau chóng hồi phục. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và đón đọc bài viết!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất